500 Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án mới nhất | Trắc nghiệm Công nghệ 11 có đáp án

Trọn bộ 500 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 mới nhất năm 2022 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11.




Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Câu 1. Khổ giấy A0 có kích thước:

A. 1189 x 841

B. 841 x 594

C. 594 x 420

D. 420 x 297

Đáp án: A

Giải thích:

+ Đáp án A: 1189 x 841 là kích thước khổ giấy A0 nên A đúng

+ Đáp án B: 841 x 594 là kích thước khổ giấy A1 nên B sai

+ Đáp án C: 594 x 420 là kích thước khổ giấy A2 nên C sai

+ Đáp án D:  420 x 297 là kích thước khổ giấy A3 nên D sai

Câu 2. Trên mỗi bản vẽ đều có:

A. Khung bản vẽ

B. Khung tên

C. Khung bản vẽ và khung tên

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích: Trên mỗi bản vẽ đều có khung bản vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải, phía dưới bản vẽ.

Câu 3. Có mấy loại tỉ lệ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích: Có 3 loại tỉ lệ là: phóng to, thu nhỏ và nguyên hình.

Câu 4. X: 1 là kí hiệu của loại tỉ lệ nào?

A. Thu nhỏ

B. Phóng to

C. Nguyên hình

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Giải thích: Tỉ lệ nguyên hình có kí hiệu là 1 : 1, tỉ lệ thu nhỏ có kí hiệu là 1 : X.

Câu 5. Có mấy loại nét vẽ chính?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Giải thích: Các nét vẽ chính là:

+ Nét liền đậm

+ Nét liền mảnh

+ Nét đứt mảnh

+ Nét gạch chấm mảnh

+ Nét lượn sóng

Câu 6. Khổ giấy A1 có kích thước:

A. 1189 x 841

B. 841 x 594

C. 594 x 420

D. 420 x 297

Đáp án: B

Giải thích:

+ Đáp án A: 1189 x 841 là kích thước khổ giấy A0 nên A sai

+ Đáp án B: 841 x 594 là kích thước khổ giấy A1 nên B đúng

+ Đáp án C: 594 x 420 là kích thước khổ giấy A2 nên C sai

+ Đáp án D:  420 x 297 là kích thước khổ giấy A3 nên D sai

Câu 7. Ứng dụng của nét liền đậm là:

A. Vẽ đường bao thấy, cạnh thấy

B. Vẽ đường kích thước

C. Vẽ đường gióng

D. Vẽ đường gạch gạch trên mặt cắt

Đáp án: A

Giải thích: Đường kích thước, đường gióng, đường gạch gạch trên mặt cắt được thể hiện bằng nét liền mảnh.

Câu 8. Ứng dụng của nét đứt mảnh là:

A. Vẽ đường bao khuất, cạnh khuất

B. Vẽ đường bao thấy, cạnh thấy

C. Vẽ đường gióng

D. Vẽ đường tâm

Đáp án: A

Giải thích:

+ Đáp án A: đường bao khuất, cạnh khuất là ứng dụng của nét đứt mảnh nên A đúng.

+ Đáp án B: đường bao thấy, cạnh thấy là ứng dụng của nét liền đậm nên B sai.

+ Đáp án C: đường gióng là ứng dụng của nét liền mảnh nên C sai.

+ Đáp án D: đường tâm là ứng dụng của nét gạch chấm mảnh nên D sai.

Câu 9. Khổ giấy A3 có kích thước:

A. 1189 x 841

B. 841 x 594

C. 594 x 420

D. 420 x 297

Đáp án: D

Giải thích:

+ Đáp án A: 1189 x 841 là kích thước khổ giấy A0 nên A sai

+ Đáp án B: 841 x 594 là kích thước khổ giấy A1 nên B sai

+ Đáp án C: 594 x 420 là kích thước khổ giấy A2 nên C sai

+ Đáp án D:  420 x 297 là kích thước khổ giấy A3 nên D đúng

Câu 10. Tiêu chuẩn về ghi kích thước gồm mấy nội dung?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích: Ghi kích thước gồm các nội dung:

+ Đường kích thước

+ Đường gióng

+ Chữ số kích thước

+ Kí hiệu Ø, R

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 2: Hình chiếu vuông góc

Câu 1. Chương trình công nghệ 11 có mấy phương pháp chiếu góc?

A. 1                                                             

B. 2                             

C. 3                                                              

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Chương trình công nghệ 11 có phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

Câu 2. Đối với phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt trong góc tạo bởi mấy mặt phẳng?

A. 4                                                             

B. 3                             

C. 1                                                              

D. 2

Đáp án: B

Giải thích: Đối với phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt trong góc tạo bởi ba mặt phẳng vuông góc với nhau từng đôi một trong không gian.

Câu 3. Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, hình chiếu cạnh có vị trí như thế nào so với hình chiếu đứng:

A. Đặt phía trên                                           

B. Đặt phía dưới          

C. Đặt bên phải           

D. Đặt bên trái

Đáp án: C

Giải thích: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.

Câu 4. Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được nhìn chiếu cạnh ta nhìn từ đâu?

A. Từ trên xuống         

B. Từ trước vào           

C. Từ trái sang            

D. Từ phải sang

Đáp án: C

Giải thích: Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất:

+ Để thu được nhìn chiếu cạnh ta nhìn từ trái sang

+ Để thu được hình chiếu đứng ta nhìn từ trước vào

+ Để thu được hình chiếu bằng ta nhìn từ trên xuống

Câu 5. Phương pháp chiếu góc thứ nhất không có hướng chiếu nào sau đây?

A. Nhìn từ phải sang                                     

B. Nhìn từ trái sang

C. Nhìn từ trước vào                                     

D. Nhìn từ trên xuống

Đáp án: A

Giải thích: Phương pháp chiếu góc thứ nhất có hướng chiếu: từ trước vào, từ trên xuống, từ trái sang.

Câu 6.  Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, hình chiếu đứng có vị trí như thế nào so với hình chiếu bằng:

A. Đặt phía trên   

B. Đặt phía dưới  

C. Đặt bên phải    

D. Đặt bên trái

Đáp án: A

Giải thích: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, hình chiếu đứng ở phía trên so với hình chiếu bằng, ở bên trái so với hình chiếu cạnh

Câu 7. Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu đứng ta nhìn từ đâu?

A. Từ trên xuống         

B. Từ trước vào           

C. Từ trái sang            

D. Từ phải sang

Đáp án: B

Giải thích: Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất:

+ Để thu được nhìn chiếu cạnh ta nhìn từ trái sang

+ Để thu được hình chiếu đứng ta nhìn từ trước vào

+ Để thu được hình chiếu bằng ta nhìn từ trên xuống

Câu 8. Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được nhìn chiếu bằng ta nhìn từ đâu?

A. Từ trái sang     

B. Từ trước vào    

C. Từ phải sang   

D. Từ trên xuống

Đáp án: D

Giải thích: Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất:

+ Để thu được nhìn chiếu cạnh ta nhìn từ trái sang

+ Để thu được hình chiếu đứng ta nhìn từ trước vào

+ Để thu được hình chiếu bằng ta nhìn từ trên xuống

Câu 9. Cho vật thể giá chữ L

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 2 có đáp án mới nhất (ảnh 1)

Vật thể giá chữ L có hình chiếu đứng là:

A. Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 2 có đáp án mới nhất (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 2 có đáp án mới nhất (ảnh 1)

C. Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 2 có đáp án mới nhất (ảnh 1)                                               

D. Đáp án khác

Đáp án: A

Giải thích: Đáp án A là hình chiếu thu được theo hướng chiếu từ trước vào.

Câu 10. Cho vật thể giá chữ L

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 2 có đáp án mới nhất (ảnh 1)

 Hình chiếu sau thu được do chiếu theo hướng chiếu nào?

A. Hướng X                

B. Hướng Y                

C. Hướng Z                 

D. Đáp án khác

Đáp án: A

Giải thích: Hình chiếu trên là hình chiếu đứng thu được do hướng chiếu từ trước vào.

....................................

....................................

....................................

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 4: Mặt cắt và hình cắt

Câu 1. Người ta sử dụng hình cắt, mặt cắt trong trường hợp nào?

A. Vật thể có lỗ

B. Vật thể có rãnh

C. Vật thể có phần rỗng như lỗ, rãnh

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Giải thích: Do vật có phần rỗng khi biểu diễn bằng hình chiếu làm cho bản vẽ không rõ ràng, sáng sủa. Do đó phải sử dụng mặt cắt và hình cắt để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong của vật thể.

Câu 2.  Đường bao ngoài của mặt cắt rời vẽ bằng nét:

A. Nét liền mảnh                                          

B. Nét đứt mảnh

C. Nét liền đậm                                            

D. Nét gạch chấm mảnh

Đáp án: C

Giải thích: Mặt cắt rời vẽ ngoài hình chiếu, đường bao ngoài vẽ bằng nét liền đậm.

Câu 3. Có mấy loại hình cắt?

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Đáp án: A

Giải thích: Có 3 loại hình cắt là: hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa, hình cắt cục bộ.

Câu 4. Hình cắt là:

A. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

B. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

C. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

D. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

Đáp án: A

Giải thích: Hình cắt là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

Câu 5. Mặt cắt là:

A. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

B. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

C. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

D. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể nằm trước mặt phẳng cắt.

Đáp án: A

Giải thích: Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

Câu 6. Đường bao ngoài của mặt cắt chập vẽ bằng nét:

A. Nét đứt mảnh                                           

B. Nét liền đậm

C. Nét liền mảnh                                          

D. Nét gạch chấm mảnh

Đáp án: C

Giải thích: mặt cắt chập được vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh.

Câu 7. Hình cắt nào sau đây không học trong chương trình Công nghệ 11?

A. Hình cắt toàn bộ

B. Hình cắt cục bộ

C. Hình cắt một nửa

D. Hình cắt rời

Đáp án: D

Giải thích: Có 3 loại hình cắt là: hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa, hình cắt cục bộ.

Câu 8. Có mấy loại mặt cắt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Có 2 loại mặt cắt: mặt cắt chập và mặt cắt rời.

Câu 9. Dùng nét vẽ nào để vẽ đường gạch gạch trên mặt cắt?

A. Nét liền đậm

B. Nét liền mảnh

C. Nét gạch chấm mảnh

D. Nét đứt

Đáp án: B

Giải thích: Theo tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật, đường gạch gạch trên mặt cắt vẽ bằng nét liền mảnh.

Câu 10. Đâu là tên của mặt cắt?

A. Mặt cắt chập

B. Mặt cắt toàn bộ

C. Mặt cắt một nửa

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích: Có 2 loại mặt cắt: mặt cắt chập và mặt cắt rời.

....................................

....................................

....................................