Đề thi học sinh giỏi Sinh 11 năm 2024 (có đáp án)
Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi môn Sinh 11 có đán án, chọn lọc năm 2024 mới nhất giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi HSG Sinh 11.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi khảo sát Học sinh giỏi
Năm học 2024
Bài thi môn: Sinh học 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Câu 1 (2,0 điểm). SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, SINH SẢN, CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT:
Những hiểu biết về gibberellic acid (GA) cho phép các nhà khoa học giải thích khả năng thực vật thích nghi với điều kiện khô hạn. Hai dòng cà chua Solanum lycopersicum đột biến (M1 và M2) có đặc điểm thích nghi khác nhau với điều kiện khô hạn. Hình 1.1 thể hiện cơ chế điều hòa sinh trưởng của GA dưới sự phối hợp của protein D, G, S trong biểu hiện của gen sinh trưởng thông qua yếu tố phiên mã X ở dòng kiểu dại (WT) và hai dòng đột biến M1, M2. Hình 1.2 lần lượt thể hiện lượng protein D nội bào, chiều cao của các cây non cùng độ tuổi và tỉ lệ cây non sống sót khi được trồng ở điều kiện khô hạn của các dòng đột biến so với dòng kiểu dại.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nêu vai trò sinh học của protein D, G, S và yếu tố phiên mã X trong cơ chế điều hòa sinh trưởng ở cây cà chua S. lycopersicum.
b) Từ kết quả nghiên cứu ở Hình 1.1 và Hình 1.2, hãy cho biết cây cà chua trong điều kiện khô hạn nhiều khả năng làm tăng hay giảm mức hoạt tính của enzyme tổng hợp GA nội sinh? Hãy đưa ra ít nhất 2 cơ chế thích hợp để giải thích cho ảnh hưởng này.
c) Paclobutrazole (PCBZ) là hợp chất có khả năng ức chế mạnh sự tổng hợp GA nội sinh. Xử lý các hạt cà chua ở dòng M1, M2 với PCBZ rồi tạo điều kiện cho các chúng nảy mầm và so sánh sự sinh trưởng với các cây non thuộc mỗi dòng đột biến nhưng hạt không xử lý trước với PCBZ. Dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.
Câu 2 (2,0 điểm). TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT:
Gan tổng hợp và tiết acid mật vào ống mật chủ lúc tiêu hóa. Một lượng acid mật ở huyết tương tham gia điều hòa tổng hợp mới acid mật ở tế bào gan qua thụ thể đặc hiệu của nó là Farsenoid X Receptor (FXR).
Một số nghiên cứu gần đây phát hiện FXR cũng được biểu hiện ở biểu mô thận. Để nghiên cứu tác động sinh lí của FXR ở biểu mô thận, các nhà khoa học tiến hành hai thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Mẫu mô thận lấy từ các đoạn nephron khác nhau (Hình 2.1) của chuột khỏe mạnh được sử dụng để phân tích mức độ biểu hiện FXR. Kết quả thí nghiệm được mô tả ở Hình 2.2.
Thí nghiệm 2: Các cá thể chuột khỏe mạnh được chia làm nhóm đối chứng (không được tiêm chất gì) và nhóm thí nghiệm (được tiêm một lượng acid mật vào máu). Sau một thời gian, các mẫu mô thận lấy từ các đoạn nephron khác nhau ở chuột mỗi nhóm được sử dụng để phân tích sự thay đổi về hàm lượng mRNA, protein của gen quy định kênh aquaporin. Một phần kết quả thí nghiệm được mô tả ở Hình 2.3.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nhận định mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
[1] Mức độ biểu hiện FXR trên màng tế bào tỉ lệ thuận với khả năng tái hấp thu nước ở tế bào biểu mô.
[2] Chuột ở nhóm thí nghiệm có tốc độ tạo nước tiểu thấp hơn so với chuột ở nhóm đối chứng.
[3] Chuột ở nhóm thí nghiệm có mức độ biểu hiện gen tổng hợp protein vận chuyển NaCl của tế bào biểu mô ở vị trí (4) thấp hơn so với chuột ở nhóm đối chứng.
[4] Cơ chế làm tăng tái hấp thu nước của thụ thể FXR và thụ thể ADH trên tế bào biểu mô ở vị trí (6) là giống nhau.
b) So với chuột có kiểu gen FXR+/FXR+, chuột có kiểu gen FXR–/FXR– có thể tích huyết tương thay đổi như thế nào? Giải thích.
c) Có mối tương quan giữa chức năng gan và thận qua hoạt động của thụ thể FXR. Các chuột thí nghiệm được phẫu thuật cột thắt ống mặt chủ. So với chuột được phẫu thuật giả, chuột thí nghiệm có nồng độ thẩm thấu tủy thận thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 3 (2,0 điểm). HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT:
1. Lươn nước ngọt thường lấy O2 qua mang nhưng khi ra khỏi môi trường nước nó có thể sống được một thời gian dài bằng cách hô hấp qua da. Đồ thị hình bên cho thấy mức độ bão hòa O2 trong máu và sự cung cấp O2 nhờ các cơ quan khác nhau khi lươn bị đưa ra khỏi nước. Trong các đường đồ thị (A, B, C, D), đường nào tương ứng với hàm lượng O2 cung cấp qua mang; hàm lượng O2 cung cấp qua da; tổng số máu bão hòa O2? Giải thích.
2. Bảng số liệu sau mô tả ảnh hưởng của nhịp hô hấp và thể tích khí lưu thông đến thể tích thông khí phế nang của một người trong 2 trạng thái hô hấp khác nhau (A và B). Biết trong đường dẫn khí chứa 1 thể tích khí không tham gia trao đổi và khoảng không trong những đường dẫn khí này gọi là khoảng chết giải phẫu. Hãy trình bày cách xác định và cho biết kết quả của các ô số liệu (1), (2), (3), (4) còn thiếu trong bảng.
Trạng thái |
Nhịp hô hấp (nhịp/ phút) |
Thể tích khí lưu thông (ml/ lần thở) |
Thể tích thông khí phút (ml/ phút) |
Thể tích thông khí phế nang (ml/ phút) |
Khoảng chết giải phẫu (ml) |
A |
20 |
300 |
(1) |
3000 |
(2) |
B |
(3) |
500 |
6000 |
(4) |
Câu 4 (2,0 điểm). SINH LÝ MÁU, TUẦN HOÀN:
Hình 4.1 thể hiện cấu trúc giải phẫu buồng tim, hệ thống dẫn truyền tim và mạch máu ở người với các vị trí mô tả được đánh kí hiệu từ (1) đến (11). Hình 4.2 mô tả hình ảnh ghi điện tim đồ ở một người khỏe mạnh bình thường với các thời điểm được đánh dấu là (a), (b). Hình 4.3 biểu diễn sự thay đổi về thể tích máu ở cấu trúc T trong một chu kỳ tim với các pha được kí hiệu từ (1) đến (5), sóng w là một đoạn của pha (3). Hình 4.4 là các kết quả ghi điện tim đồ trong 5 giây ở ba người bị bất thường tim khác nhau (loại 1, loại 2, loại 3). Biết rằng: Trên điện tim đồ, sóng P là sóng khử cực ở tâm nhĩ, phức bộ QRS là sóng khử cực ở tâm thất và sóng T là sóng tái phân cực ở tâm thất.
a) So với người khỏe mạnh bình thường, người có lỗ thông giữa 8 và 9 ở hình 4.1 có kích thước của 8 cuối tâm trương và áp lực tối đa ở 9 lúc tâm thu có khác biệt như thế nào? Giải thích.
b) Cấu trúc T ở hình 4.3 có thể là cấu trúc nào trong số các cấu trúc 4, 5, 6, 8 và 9 ở hình 4.1? Thời điểm đánh dấu (a) hay (b) ở hình 4.2 có huyết áp ở động mạch chủ là thấp hơn? Giải thích.
c) Tại sao thể tích máu ở cấu trúc T trong thời gian diễn ra sóng w lại không thay đổi đáng kể?
d) Khi nói về các bất thường tim ở hình 4.4, mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
(1) Sự khử cực tâm thất ở bất thường loại 1 do ổ phát nhịp tại cấu trúc 2, 3, 7 hoặc 10 ở hình 4.1.
(2) Sự mất nhịp ở bất thường loại 2 có thể do rối loạn dẫn truyền tạm thời qua cấu trúc 2 ở hình 4.1.
(3) Sự khử cực tâm thất ở bất thường loại 3 do ổ phát nhịp tại cấu trúc 11 ở hình 4.1
(4) Thể tích máu do tâm thất bơm vào động mạch trong mỗi lần tâm thất co bóp ở bất thường loại 1 là lớn nhất so với các bất thường còn lại.
Câu 5 (2,0 điểm). BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI:
Hình 5 mô tả mô hình đơn giản của tiểu cầu thận điển hình với một số cấu trúc được đánh số 1, 2, 3, 4 và 5.
a) Hãy điền tên và cho biết cấu trúc nào (từ 1 đến 5, ở hình 5) có vai trò ngăn cản phần lớn phân tử có kích thước lớn như prôtêin trong huyết tương được lọc vào nang Bowman?
b) Ở người bị tăng huyết áp, tình trạng áp suất lọc ở ngưỡng cao thường xuyên dẫn đến suy thận tiến triển. Hai loại thuốc (A và B) làm thay đổi áp suất lọc ở cầu thận: thuốc A ức chế prôtêin đồng vận chuyển ion Na+ và glucôzơ ở tế bào ống lượn gần; thuốc B kích thích bộ máy cận tiểu cầu thận giải phóng renin. Hãy cho biết mỗi thuốc A và B có thể làm chậm tiến triển suy thận ở bệnh nhân hay không? Tại sao?
c) Biết rằng: áp suất thủy tĩnh ở mao mạch cầu thận là 60 mmHg, áp suất keo huyết tương là 29 mmHg, áp suất thủy tĩnh ở nang Bowman là 15 mmHg, hệ số lọc của một cầu thận là 7,5 nL/phút/mmHg và lưu lượng huyết tương đến cầu thận này là 720 nL/phút. Nếu nồng độ albumin trong máu ở cấu trúc 1 là 50 ng/nL thì nồng độ albumin trong máu ở cấu trúc 5 là bao nhiêu (theo ng/nL)? Nêu cách tính.
Câu 6 (2,0 điểm). SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, SINH SẢN, CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT:
Hoocmôn cortizol ở vỏ tuyến trên thận có vai trò điều hòa hoạt động chuyển hóa và giới hạn đáp ứng bảo vệ cơ thể quá mức của hệ miễn dịch. Hình 6 biểu thị mối liên quan giữa nồng độ hoocmôn cortizol, ACTH (hoocmôn kích thích vỏ tuyến trên thận) và CRH (hoocmôn giải phóng hướng vỏ tuyến trên thận) đo vào lúc 8 giờ sáng của 5 mẫu máu (kí hiệu từ A đến E). Biết rằng nồng độ trong máu bình thường của cortizol từ 10 đến 20 μg/dL, ACTH từ 10 đến 50 pg/mL và CRH từ 0,8 đến 2,4 pmol/L.
a) Hãy cho biết mỗi người từ 1 đến 5 sau đây có thể có kết quả xét nghiệm tương ứng với mẫu nào từ A đến E hay không? Nếu có, đó là mẫu nào; nếu không, hãy ghi rõ là “Không” và giải thích?
(1) Người nhịn đói trong nhiều ngày vừa qua.
(2) Người đang dùng cortizol ngoại sinh trong nhiều tháng qua.
(3) Vỏ tuyến trên thận của người này rất dày và người này thường xuyên bị hạ đường huyết.
(4) Người bị giảm nhạy cảm của thụ thể với cortizol ở tuyến yên.
(5) Người bị giảm nhạy cảm của thụ thể với CRH ở tuyến yên.
b) Nếu đo nồng độ ACTH trong máu của người khỏe mạnh bình thường ở thời điểm 20 giờ (8 giờ tối), hãy cho biết nồng độ ACTH trong máu lúc này là cao hơn, thấp hơn hay không có sự khác biệt so với nồng độ ACTH trong máu lúc 8 giờ sáng? Giải thích.
c) Một người bệnh Y có vỏ tuyến trên thận làm tăng mức biểu hiện của enzim 11β-hiđrôxylaza với cơ chất là 11-đêôxicortizol. Hãy cho biết nguy cơ mắc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, đái tháo đường tuýp 1 ở người bệnh Y là cao hơn, thấp hơn hay tương đương với người khỏe mạnh bình thường? Tại sao?
Câu 7 (2,0 điểm). BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH:
1. Dấu hiệu của hiện tượng vết thương bị nhiễm trùng là nóng đỏ, sưng lên và hình thành mủ. Em hãy giải thích cơ chế của hiện tượng này ?
2. Đồ thị sau phản ánh sự thay đổi hàm lượng RNA và hai loại kháng thể IgG và IgM của bệnh nhân nhiễm Sars-CoV2 trong quá trình bị nhiễm và phục hồi:
a. Để phát hiện sớm người bị nhiễm virus, người ta có hai phương pháp là RT- PCR và xét nghiệm kháng thể. Tại sao phương pháp xét nghiệm RT-PCR lại cho kết quả ở giai đoạn bị lây nhiễm sớm và cũng chính xác hơn phương pháp xét nghiệm kháng thể?
b. Người ta có thể sử dụng huyết tương của người đã điều trị khỏi Sars – CoV2 để hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh. Thực chất của phương pháp điều trị này là sử dụng thành phần nào trong cơ thể người đã được điều trị khỏi bệnh? Phương pháp này khác gì so với phương pháp sử dụng vaccine?
Câu 8 (2,0 điểm). NỘI TIẾT:
Hormone Cortizol của miền vỏ tuyến trên thận kích thích phân giải protein và lipit. Bảng dưới đây cho biết mức nồng độ các hormone Cortizol, ACTH (hoocmôn kích thích vỏ tuyến trên thận) và CRH (hormone giải phóng hướng vỏ tuyến trên thận) ở 6 mẫu máu xét nghiệm (kí hiệu B1 – B6).
a. Hãy cho biết bốn mẫu nào trong sáu mẫu (B1 – B6) tương ứng với bốn bệnh nhân được chẩn đoán: (1) Ưu năng tuyến yên, (2) Giảm nhạy cảm của thụ thể với ACTH ở vỏ tuyến trên thận, (3) Bị stress kéo dài, (4) Tăng nhạy cảm của thụ thể với Cortizol ở vùng dưới đồi. Giải thích.
b. Ưu năng tuyến trên thận kéo dài (mạn tính) ảnh hưởng đến kích thước tuyến yên và khối lượng cơ thể như thế nào? Giải thích.
Câu 9 (2,0 điểm). DI TRUYỀN BIẾN DỊ CẤP ĐỘ PHÂN TỬ:
Trong phương pháp PCR, một lượng nhỏ DNA khuôn mẫu sợi kép được trộn với nồng độ mồi cao. Nucleotide và DNA polymerase cũng được thêm vào. Các sợi DNA khuôn được phân tách bằng cách xử lý nhiệt và khi nhiệt độ hạ xuống, các mồi liên kết với DNA sợi đơn, sau đó DNA polymerase sao chép DNA. Điều này làm tăng lượng DNA được tạo ra từ mồi. Chu kỳ các bước này (tức là xử lý nhiệt, nhiệt độ thấp hơn, cho phép sao chép DNA xảy ra) được lặp đi lặp lại nhiều lần. Bởi vì chu kỳ được lặp đi lặp lại nhiều lần, phương pháp này được gọi là phản ứng dây chuyền. Nó được gọi là phản ứng chuỗi polymerase vì DNA polymerase là enzyme cần thiết để tăng lượng DNA với mỗi chu kỳ. Trong một thí nghiệm PCR, DNA khuôn được đặt trong một ống nghiệm, và các mồi, nucleotide và DNA polymerase đã được thêm vào. Sau đó, ống nghiệm được đặt trong máy PCR để làm tăng và giảm nhiệt độ. Trong một chu kỳ, nhiệt độ được tăng lên (ví dụ: đến 95 °C) trong một thời gian ngắn và sau đó hạ xuống (ví dụ: đến 60 °C) để cho phép các mồi liên kết. Mẫu sau đó được ủ ở nhiệt độ cao hơn một chút trong vài phút để cho phép tiến hành sao chép DNA. Trong một thí nghiệm PCR điển hình, ống nghiệm có thể được đặt trong máy PCR trong 25-30 chu kỳ. Tổng thời gian cho một thí nghiệm PCR là một vài giờ.
a) Tại sao DNA helicase không cần thiết trong thí nghiệm PCR?
b) Trình tự của mỗi mồi quan trọng như thế nào trong phản ứng PCR? Hai mồi có nhận ra cùng một sợi hoặc các sợi DNA đối diện không?
c) DNA polymerase được sử dụng trong các thí nghiệm PCR được phân lập từ vi khuẩn ưa nhiệt. Tại sao loại polymerase này được sử dụng?
d) Nếu một ống ban đầu chứa 10 bản sao DNA sợi kép, có bao nhiêu bản sao DNA sợi kép (trong khu vực hai bên là mồi) sẽ thu được sau 27 chu kỳ?
Câu 10 (2,0 điểm). ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN:
10.1. Một loài vi khuẩn chuyển hóa nhiều loại nguồn C khác nhau thành etanol khi nuôi trong môi trường kị khí không chứa etanol. Khi bổ sung etanol vào môi trường, vi khuẩn tắt quá trình sinh sản etanol và tạo lactate. Nhiều chủng đột biến của vi khuẩn này được phân lập khác nhau về khả năng tổng hợp etanol. Nhóm I không tổng hợp được etanol, mang đột biến ở 2 locus A và B. Nhóm II tổng hợp etanol cơ định luôn tổng hợp dù môi trường có hay không có etanol, mang đột biến ở C và D. Các chủng lưỡng bội về operon etanol có các kiểu gen và kiểu hình như sau:
- Cảm ứng bình thường: A+B-C+D+/ A-B+C+D+; A+B+C+D-/ A+B+C+D+
- Cơ định biểu hiện: A+B+C+D+/ A+B+C-D+
Hãy cho biết A, B, C,D có chức năng gì liên quan đến operon này?
10.2. Hoạt tính của một enzyme X trong tế bào E.Coli kiểu dại được nghiên cứu khi tế bào sinh trưởng trong môi trường có hoặc không có mặt hợp chất A. Các nghiên cứu tương tự cũng được tiến hành với hai đột biến: đột biến 1 và đột biến 2 đã được phân lập. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt trong biểu đồ hình 10.1. Hơn nữa, các thí nghiệm đã được thực hiện để phân tích mức độ phiên mã của gen mã hóa gen enzyme X bằng phương pháp thẩm tách Bắc (Northern hybridizations) kết quả thể hiện trong hình dưới.
a) Hãy cho biết hợp chất A có tác dụng như thế nào lên hoạt động của enzyme X? Giải thích.
b) Đột biến 1 và đột biến 2 là đột biến gì? Giải thích.
-------- HẾT ------
Hướng dẫn chấm
Câu 1 (2,0 điểm).
a |
Protein D liên kết với yếu tố X và ngăn cản sự hoạt hóa gen sinh trưởng. - Protein G là thụ thể của gibberellic acid (GA) và khởi động cho con đường truyền tin của GA. - Protein S liên kết với protein D khi protein G được hoạt hóa bởi GA, tạo điều kiện cho sự phá hủy của protein D. - Yếu tố X là yếu tố phiên mã làm hoạt hóa gen sinh trưởng. |
0,25
0,25 |
b |
Mất hoạt tính của GA có vẻ liên quan đến khả năng chống chịu của cây cà chua non với điều kiện khô hạn → giảm GA có thể có liên quan đến việc cây cà chua thích nghi với điều kiện này. - Cơ chế: (1) Giảm sự sinh trưởng của cây giúp cây tiết kiệm được nguyên liệu → giảm nhu cầu tổng hợp thêm chất hữu cơ → giảm cường độ quang hợp của cây → giảm việc mở khí khổng → cây giảm mất nước trong điều kiện khô hạn. (2) Giảm sự sinh trưởng của cây nên cây không tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ chất hữu cơ đơn giản → cây tích lũy nhiều chất hữu cơ đơn giản và mang năng lượng cho sự tích lũy các chất trong tế bào → tạo áp suất thẩm thấu cao → cây tăng khả năng giữ nước và chống chịu khô hạn. |
0,25
0,25 |
c |
Không khác biệt. Vai trò của GA dần như không tham gia vào cơ chế điều hòa sinh trưởng theo con đường của nó ở dòng M1 và M2. - Dòng M1: Protein D và S không kết hợp với protein G mặc dù có GA → Protein D luôn liên kết với yếu tố X làm các gen sinh trưởng không được biểu hiện. Cho dù GA có được tổng hợp hay không thì kết quả cũng không thay đổi. 0,125đ - Dòng M2: Protein D và S luôn liên kết với protein G và với nhau cho dù không có GA → Protein D luôn bị phá hủy bởi tác dụng của protein S và giải phóng yếu tố X → gen sinh trưởng liên tục được biểu hiện. Cho dù GA có được tổng hợp hay không thì kết quả cũng không thay đổi. |
0,25
0,25 |
d |
Protein S không được tạo ra do vai trò của siRNA làm phá hủy mRNA tổng hợp protein S → protein D không bị phá hủy → tăng lượng protein D và các gen sinh trưởng không được biểu hiện nên yếu tố X không hoạt hóa gen sinh trưởng → cây có tốc độ sinh trưởng thấp. |
0,5
|
Câu 2 (2,0 điểm).
a |
Mối liên hệ: Acid mật – FXR – aquaporin [1] Sai. Vì vị trí (4) không thấm nước nhưng vẫn biểu hiện FXR. [2] Đúng. Vì FXR làm tăng tổng hợp aquaporin ở biểu mô ống thận → tăng tái hấp thu nước → giảm lượng nước tiểu [3] Sai. Vì lô thí nghiệm, FXR làm tăng hấp thu nước ở vị trí 3 → tăng nồng độ NaCl đỉnh quai Henle → tăng mức hấp thu NaCl ở vị trí 4 → tăng biểu hiện gen protein vận chuyển NaCl ở đây [4] Sai. ADH làm tái phân bố kênh aquaporin đang trong túi chứa nội bào lên màng đỉnh tế bào ống góp chứ ko tổng hợp mới kênh aquproin như FXR gây ra. |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
b |
FXR-/FXR- bị khiếm khuyết thụ thể này → số lượng kênh aquaporin thấp → giảm tái hấp thu nước → giảm thế tích huyết tương. |
0,25 |
c |
Thắt ống mật chủ → acid mật không được bài tiết ra ngoài → tăng acid mật trong máu → tăng hoạt động của FXR → tăng mã hóa kênh auaporin: - Vị trí 4: tăng hấp thu NaCl do nồng độ NaCl cao ở đỉnh quai Henle → tăng lượng NaCl ở tủy thận. - Vị trí 6: tăng hấp thu nước → tăng nồng độ ure → tăng vận chuyển urea vào tủy thận. |
0,25
0,25 0,25 |
Câu 3 (2,0 điểm).
3.1 |
Khi ra khỏi nước, hô hấp qua mang giảm, hô hấp qua da tăng lên, do đó: - O2 cung cấp qua mang- đường B: hàm lượng O2 giảm dần theo thời gian lươn ra khỏi nước. - O2 cung cấp qua da- đường C: hàm lượng O2 tăng dần theo thời gian lươn ra khỏi nước. - Tổng số máu bão hòa O2- đường A: giảm dần theo thời gian, tuy nhiên tại mỗi thời điểm luôn có giá trị lớn nhất. |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
3.2 |
(1): V thông khí phút = V khí lưu thông x nhịp = 20 x 300= 6000ml/phút (3): Nhịp hô hấp= V thông khí phút/ V khí lưu thông= 6000/500= 12 nhịp/ phút (2): Khoảng chết giải phẫu= (V thông phí phút- V thông khí PN)/nhịp= (6000-3000)/20= 150ml (4) V thông khí phế nang= (V khí lưu thông- Khoảng chết GP) x nhịp= (500-150) x 12= 4200 ml |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
Câu 4 (2,0 điểm).
a |
- Kích thước của 8 cuối tâm trương không đổi. Bởi vì: Lúc tâm thu, tâm thất trái bơm máu sang tâm thất phải nhưng trực tiếp đẩy nốt vào động mạch phổi → không tăng thể tích máu trong tâm thất phải vào cuối tâm trương. - Áp lực bơm máu tối đa lúc tâm thu của 9 giảm. Bởi vì: Lúc tâm thu, tâm thất trái sẽ bơm máu vào động mạch chủ và sang cả tâm thất phải (giảm sức cản lúc tâm thất trái bơm máu) → giảm áp lực bơm máu tối đa lúc tâm thu. |
0,25
0,25 |
b |
- Cấu trúc T là tâm nhĩ (6). Bởi vì: Thể tích ở cấu trúc T giảm vào đầu pha 3 và pha 4 (Hình 4.3) → máu ra khỏi cấu trúc T vào hai thời khoảng khác nhau (pha giãn chung, pha nhĩ co). - Huyết áp động mạch chủ ở (a) thấp hơn. Vì đây là giải đoạn trước khi tâm thất co, huyết áp ở động mạch chủ giảm thấp do máu chảy về ngoại biên. |
0,25
0,25 |
c |
- Ở thời điểm của sóng w, tâm thất ngừng giãn → mất chênh lệch áp suất giữa tâm nhĩ và tâm thất → máu từ tâm nhĩ không đổ vào tâm thất → thể tích máu ở cấu trúc T gần như không đổi. |
0,25
|
d |
- (1): Sai. Sự khử cực tâm thất là do ổ phát nhịp bình thường từ nút xoang nhĩ (cấu trúc 1, Hình 4.1) chứ không phải các ổ phát nhịp bất thường. - (2): Sai. Sự mất nhịp là do nút xoang nhĩ (cấu trúc 1, Hình 4.1) không phát nhịp chứ không phải do rối loạn dẫn truyền qua nút nhĩ thất (cấu trúc 2, Hình 4.1). - (3): Đúng. Bất thường loại 3: không có sóng P, chỉ có phức bộ QRS dãn rộng và sóng T → ổ phát nhịp của tâm thất và tốc độ dẫn truyền chậm làm kéo dài thời gian khử cực tâm thất → ổ phát nhịp ở vị trí trên mạng lưới Purkinje (cấu trúc 11, Hình 4.1). - (4): Đúng. Khoảng thời gian giữa các lần tâm thất co bóp (phức bộ QRS) là kéo dài nhất và trong thời gian này có các đợt tâm nhĩ co bóp (sóng P) → thể tích máu đổ vào tâm thất là nhiều nhất → thể tích máu được tâm thất bơm đi cũng nhiều nhất. |
0,25
0,25
0,25 |
Câu 5 (2,0 điểm).
5.a |
a) Cấu trúc lần lượt là 1: Tiểu động mạch đến 2: Lớp biểu mô 3: Màng đáy mao mạch 4: Nội mạc mao mạch 5: Tiểu động mạch đi Cấu trúc ngăn cản phân tử có kích thước lớn như protein huyết tương đi qua nang Bowman là lớp nội mạc mao mạch có kích thước lỗ trung bình chỉ cho các phân tử có kích thước nhỏ đi qua nên các protein huyết tương có kích thước lớn không thể đi qua |
0,25
0,25
|
5.b |
b) Thuốc A: Ức chế protein đồng chuyển ion Na+ và glucose → giảm tái hấp thu Na+ và glucose → giảm áp suất thẩm thấu máu → giảm thể tích máu → giảm áp suất lọc. Ngoài ra, giảm tái hấp thu Na+ → Tăng nồng độ Na+ ở cuối quai Henle → ức chế bộ máy cận quản cầu thận tiết renin → giảm tiết aldosteron từ vỏ tuyến thượng thận và giảm tổng hợp angiotensin II. - Aldosterone giảm → giảm tái hấp thu Na+ và H2O → Giảm thể tích máu → giảm áp suất lọc. - Giảm tổng hợp angiotensin II → dãn tiểu động mạch đi → (giảm áp suất thủy tĩnh máu) → giảm áp suất lọc. à Giảm tiến trình suy thận |
0,25
0,25
0,25 |
5.c |
c) Áp suất lọc là P lọc = Pttmáu – Pkeomáu – PttnangBowman = 60 – 29 – 15 = 16mmHg Do albumin không bị lọc qua nang Bowman nên lượng albumin ở cấu trúc 5 bằng lượng albumin ở cấu trúc 1. Nhưng nồng độ sẽ khác do bị mất nước. Hệ số lọc là 7,5nL/phút/mmHg Lưu lượng huyết tương bị lọc trong 1 phút là 16.7,5 = 120nL/phút Lượng albumin đến cầu thận ở cấu trúc 1 trong 1phút = lượng albumin ở cấu trúc 5 = 720x50 = 36000ng/phút Nồng độ albumin ở cấu trúc 5 là lượng albumin ở cấu trúc 5/lưu lượng huyết tương còn lại sau khi bị lọc = 36000/(720-120) = 60ng/nL |
0,25
0,25
0,25 |
Câu 6 (2,0 điểm).
a |
a) (1) Người nhịn đói trong nhiều ngày qua → giảm chuyển hóa do thiếu thức ăn → vùng dưới đồi tăng tiết CRH → tuyến yên tăng tiết ACTH → tuyến trên thận tăng tiết cortizol → tăng chuyển hóa cung cấp năng lượng. → nồng độ CRH, ACTH, Cortizol cao hơn bình thường → Không vì trên hình không có ô tương ứng với sự tăng nồng độ 3 hormone. (2) Dùng cortisol ngoại sinh nhiều trong nhiều tháng → tăng cortisol trong cơ thể → ức chế vùng dưới đồi tiết CRH → ức chế tuyến yên tiết ACTH → nồng độ CRH, ACTH giảm so với bình thường , cortizol cao do từ ngoại sinh→ E (3) Vỏ tuyến trên thận dày và thường xuyên bị hạ đường huyết → chứng tỏ cortisol trong cơ thể giảm → kích thích vùng dưới đồi tiết CRH → kích thích tuyến yên tiết ACTH → nồng độ CRH, ACTH cao hơn bình thường, cortisoll giảm → A (4) Giảm nhạy cảm thụ thể Cortisol ở tuyến yên → tăng tiết ACTH → tăng tiết cortisol ở tuyến thượng thận → ức chế vùng dưới đồi tiết CRH → nồng độ CRH giảm, ACTH và Cortisol tăng so với bình thường → B (5) Giảm nhạy cảm thụ thể CRH ở tuyến yên → giảm tiết ACTH → giảm tiết cortisol ở tuyến thượng thận → kích thích vùng dưới đồi tiết CRH → nồng độ CRH tăng, ACTH và Cortisol giảm so với bình thường → D |
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 |
b |
Nồng độ ACTH lúc này là thấp hơn vì: Sự tiết ACTH có tính chu kì vì thế mà ban đêm sự tiết ACTH thấp hơn ban ngày và chu kì này được lặp lại hằng ngày.
|
0,25 |
c |
Người tăng mức biểu hiện → nguy cơ mắc bệnh tự miễn là thấp hơn so với người bình thường. - Tăng mức biểu hiện 11B-hydroxylase → tăng tạo cortisol → tăng giới hạn đáp ứng bảo vệ cơ thể quá mức của hệ miễn dịch → hạn chế tự miễn → hạn chế gây bệnh lupus ban đỏ và đái tháo đường tuýp 1 |
0,25
0,25 |
Câu 7 (2,0 điểm).
7.1 |
- Hiện tượng nóng đỏ và sưng lên là do :Các phân tử histamine được giải phóng bởi dưỡng bào tại các mô bị tổn thương làm các mạch máu lân cận dãn và tăng tính thấm đồng thời các phân tử báo hiệu được giải phóng từ tế bào đại thực bào làm tăng thêm dòng máu đến vị trí bị tổn thương, kết quả là tăng cung cấp máu tại chỗ gây nóng đỏ, các mao mạch phồng lên gây rỉ dịch vào mô xung quanh, làm sưng lên. - Hiện tượng tích mủ: do xác tế bào bạch cầu, đại thực bào, xác vi khuẩn và mãnh vỡ tế bào tích tụ lại. |
0,25
0,25 |
7.2.a |
- Ngay từ khi mới xâm nhập cơ thể, nồng độ RNA virus đã tăng nhanh. Vì vậy xét nghiệm sự có mặt virus bằng RT – PCR sẽ chuẩn xác vì đánh giá ngay được vật chất di truyền của virus. Tuy nhiên trong vài ngày đầu, nồng độ virus quá nhỏ, phương pháp này vẫn có thể cho kết quả âm tính mặc dù cơ thể có virus. - Test kháng thể kiểm tra sự có mặt của protein kháng virus trong mãu cơ thể chủ. IgM chỉ xuất hiện sau 7 ngày nhiễm và có nồng độ cao nhất ở 17 ngày (với người khỏi bệnh), còn IgG chỉ bắt đầu xuất hiện sau 14 ngày nhiễm. Do đó, nếu test này thực hiện trên bệnh nhân ở giai đoạn sớm sẽ cho kết quả âm tính dù bệnh nhân có virus. |
0,25
0,5 |
7.2.b |
- Kháng thể có trong huyết tương được sử dụng để điều trị cho người bệnh là IgG vì sau khi điều trị khỏi, nồng độ IgM giảm và mất hẳn nhưng nồng độ IgG vẫn cao và duy trì ổn định trong máu. - Sử dụng vaccine là phương pháp đưa kháng nguyên đặc trưng của virus vào cơ thể người chưa nhiễm bệnh (thường kháng nguyên này là các gai glicoprotein của virus), khi đó người được tiêm sẽ tạo ra phản ứng đề kháng, làm tăng nồng độ kháng thể kháng virus trong máu đồng thời kích hoạt trí nhớ miễn dịch. Khi virus thực sự xâm nhập, cơ thể nhanh chóng tạo kháng thể chống virus nên có thể tiêu diệt virus từ ngay giai đoạn đầu. - Sử dụng huyết tương của người đã khỏi bệnh là phương pháp tận dụng lượng kháng thể vốn có trong cơ thể người cho huyết tương để hỗ trợ điều trị cho người bệnh từ đó tăng khả năng chống chịu. Tuy nhiên phương pháp này không kích hoạt trí nhớ miễn dịch của người được tiêm. |
0,25
0,25
0,25 |
Câu 8 (2,0 điểm).
8.a |
- B6: Ưu năng tuyến yên. Ưu năng tuyến yên làm tăng tiết ACTH kích thích vỏ trên thận tăng tiết cortizol. Cortizol cao ức chế vùng dưới đồi giảm tiết CRH. - B1: Giảm nhạy cảm của thụ thể với ACTH ở vỏ tuyến trên thận. Giảm nhạy cảm với ACTH, làm giảm tiết cortizol. Cortizol thấp giảm ức chế vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên. Kết quả là CRH và ACTH cao. - B 4: Bị stress kéo dài. Stress kích thích liên tục vùng dưới đồi tăng tiết CRH, dẫn đến tăng tiết ACTH. ACTH cao kích thích tăng tiết cortizol. - B 2: Tăng nhạy cảm của thụ thể với cortizol ở vùng dưới đồi. Tăng nhạy cảm với cortizol làm tăng tín hiệu ức chế vùng dưới đồi giảm tiết CRH, dẫn đến giảm tiết ACTH. ACTH thấp giảm kích thích tiết cortizol. |
0,5
0,5
0,25
0,25 |
8.b |
- Ưu năng tuyến trên thận mạn tính làm tiết liên tục cortizol ở nồng độ cao, do đó, liên tục ức chế lên thùy trước tuyến yên, làm giảm kích thước tuyến yên. - Cortizol cao tăng phân giải prôtêin và lipit làm giảm khối lượng cơ thể. |
0,25
0,25 |
Câu 9 (2,0 điểm).
9.a |
Nhiệt được sử dụng để tách các sợi DNA, vì vậy không cần helicase. |
0,25 |
9.b |
Vai trò quan trọng của mồi: - Mồi quyết định vị trí đặc hiệu để thực hiện phản ứng PCR. - Hiệu quả thực hiện phản ứng PCR (PCR sẽ không xảy ra nếu không có mồi hoặc mồi không hoạt động). - Các vai trò khác (không bắt buộc/ đảm bảo nhiệt độ trong chu kỳ nhiệt phù hợp; hạn chế tình trạng PCR dimer primer). Mỗi mồi phải có một trình tự bổ sung cho một trong các mạch DNA. Có hai loại mồi, và mỗi loại liên kết với một trong hai sợi bổ sung. |
0,25 0,25 0,25
0,25 |
9.c |
Một DNA polymerase ưa nhiệt được sử dụng vì DNA polymerase được phân lập từ các loài không ưa nhiệt sẽ bị bất hoạt vĩnh viễn trong giai đoạn gia nhiệt của chu trình PCR. Hãy nhớ rằng DNA polymerase là một protein và hầu hết các protein bị biến tính bằng cách đun nóng. Tuy nhiên, protein từ các sinh vật ưa nhiệt đã tiến hóa để chịu được nhiệt, đó là lý do tại sao những sinh vật này sống sót ở nhiệt độ cao. |
0,5
|
9.d |
Với mỗi chu kỳ, lượng DNA được nhân đôi. Bởi vì ban đầu có 10 bản sao của DNA, sẽ có 10 × 227 bản sao sau 27 chu kỳ; 10 × 227 = 1.34 × 109 = 1.34 tỷ bản sao DNA. |
0,25 |
Câu 10 (2,0 điểm).
Nội dung |
Điểm |
10.1. -A và B là các gen cấu trúc vì: trong trường hợp cảm ứng bình thường khi có kiểu gen: A+B-C+D+/ A-B+C+D+ → Chứng tỏ A và B có vai trò như nhau và có thể bù trù cho nhau khi C và D bình thường → nó phải là gen cấu trúc. - C là operator vì: C+/C-: gen luôn biểu hiện, O là trình tự tác động cis (tác động liền kề)- 2 gen A và B bình thường nên C- làm chất ức chế không liên kết với O → gen biểu hiện cơ định) - D là gen điều hòa vì: + Khi đột biến ở D vi khuẩn sẽ tổng hợp etanol cơ định (luôn tổng hợp etanol dù môi trường có hay không có etanol) → D không thể là promotor + D+/D- cảm ứng bình thường do tác động chéo, 1 gen D bình thường có thể tạo ra protein điều hòa tác động lên cả 2 operon → D phải là gen điều hòa. |
0,25
0,25
0,25 |
10.2. a) - Hợp chất A có tác dụng giảm lượng enzyme X sinh ra do A ức chế phiên mã tạo enzyme X → giảm hoạt tính của enzyme X. Vì khi không có mặt A thì hoạt tính của enzyme X rất cao và tăng dần lượng hợp chất A thì hoạt tính của enzyme giảm dần. - Khi sử dụng phương pháp thẩm tách Bắc để phân tích lượng mARN tổng số thì thấy rằng khi không có mặt hợp chất A thì lượng mARN được tạo ra do phiên mã lớn, sau đó tăng lượng A thì lượng mARN tạo ra giảm chứng tỏ giảm phiên mã giảm dẫn tới giảm lượng mARN → giảm sinh tổng hợp protein enzyme X làm giảm hoạt tính enzyme. b) - Đột biến 1 xảy ra trong vùng mã hóa của enzyme X, không ảnh hưởng tới phiên mã - Do đột biến làm cho lượng mARN tạo ra giống với kiểu dại khi có mặt A nhưng hoạt tính enzyme X lại thấp hơn nhiều so với kiểu dại. → chứng tỏ đột biến đã ảnh hưởng tới các axit amin có thể là ở trung tâm hoạt động của protein hoặc ảnh hưởng tới quá trình dịch mã làm giảm lượng protein → giảm hoạt tính enzyme. - Đột biến 2 là đột biến tại trình tự điều hòa của gen mã hóa enzyme X làm cho gen không được điều hòa biểu hiện dẫn tới lượng ARN tạo ra luôn cao cả khi có mặt A và không có A nên lượng protein enzyme X tạo ra nhiều → hoạt tính của enzyme X luôn cao. |
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi HSG Sinh 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm Đề thi học sinh giỏi lớp 11 năm 2024 các môn học khác:
- Đề thi học sinh giỏi Toán 11
- Đề thi học sinh giỏi Văn 11
- Đề thi học sinh giỏi Tiếng Anh 11
- Đề thi học sinh giỏi Hóa học 11
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)