Đề thi học sinh giỏi Hóa 11 năm 2024 (có đáp án)
Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi môn Hóa 11 có đán án, chọn lọc năm 2024 mới nhất giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi HSG Hóa 11.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Đề thi học sinh giỏi Hóa 11 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
078000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi khảo sát Học sinh giỏi
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Cho biết nguyên tử khối: H=1; C=12; N=14; O=16; Cl=35,5; Na=23; K=39; Mg=24; Ba=137; P=31; S=32; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Br=80, Mn=55 ; F=19; I=127; Al=27
Thể tích khí ở đkc (25oC, 1 bar) được tính theo công thức: V = n ´ 24,79
PHẦN 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 50. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Cho phản ứng: HC≡CH + H2O
Sản phẩm của phản ứng trên là
A. CH2=CH-OH.
B. CH2=CH2.
C. CH3-CH=O.
D. CH3-O-CH3.
Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách
A. cho muối ammonium chloride đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng.
B. cho muối ammonium chloride loãng tác dụng với acid HCl loãng và đun nóng.
C. cho N2 tác dụng với H2 (450℃, bột iron).
D. nhiệt phân muối (NH4)2CO3.
Câu 3. Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1 M và NaOH 0,1 M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375 M và HCl 0,0125 M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7.
B. 2.
C. 1.
D. 6.
Câu 4. Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH−CH2OH, C6H5OH (phenol), C6H6 (benzene). Số chất trong dãy phản ứng được với nước bromine là
A. 7.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 5. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là
A. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
B. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
Câu 6. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH− → H2O?
A. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
B. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
C. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.
D. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
Câu 7. Trong phòng thí nghiệm, khi X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?
A. NH4Cl + NaOH NH3(g) + NaCl + H2O
B. 2Fe + 6H2SO4(đặc) Fe2(SO4)3 + 3SO2(g) + 6H2O
C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2(g) + H2O
D. 3Cu + 8HNO3(loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO(g) + 4H2O
Câu 8. Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng?
A. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu.
B. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu.
Câu 9. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là
A. Ag, NO2, O2.
B. Ag2O, NO2, O2.
C. Ag, NO, O2.
D. Ag2O, NO, O2.
Câu 10. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
A. C2H5OH.
B. H2O.
C. NaCl.
D. CH3COOH.
Câu 11. Một mẫu khí gas X chứa hỗn hợp propane và butane. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam mẫu khí gas X tỏa ra nhiệt lượng 594 kJ. Biết rằng, khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Tỉ lệ số mol của propane và butane trong X là
A. 1 : 2.
B. 1 : 1.
C. 2 : 3.
D. 3 : 2.
Câu 12. Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hydrogen hoá là
A. 80%.
B. 60%.
C. 50%.
D. 70%.
Câu 13. Cho các chất sau đây:
(I) CH3-CH(OH)-CH3;
(II) CH3-CH2-OH;
(III) CH3-CH2-CH2-OH;
(IV) CH3-CH2-CH2-O-CH3;
(V) CH3-CH2-CH2-CH2-OH;
(VI) CH3-O.
Các chất đồng đẳng của nhau là
A. (I), (II), (III), (IV).
B. (I), III và (IV).
C. (II), (III), (V) và (VI).
D. (I), (II) và (VI).
Câu 14. Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới tương ứng chất nào sau đây:
A. CH3COCH3.
B. HCHO.
C. CH3OH.
D. HCOOH.
Câu 15. Cho các ứng dụng sau:
(1) Sản xuất sulfuric acid;
(2) Tẩy trắng bột giấy;
(3) Diệt nấm mốc, thuốc đông y;
(4) Diệt trùng nước sinh hoạt.
Số ứng dụng của khí sulfur dioxide trong đời sống, sản suất là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 16. Cho dung dịch sulfuric acid đặc tác dụng với từng chất rắn sau: NaCl, NaBr, NaI, NaHCO3 ở nhiệt độ thường. Số phản ứng trong đó sulfuric acid đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17. Cho các phát biểu sau :
(1) Chất thường được dùng làm bột nở là NH4HCO3.
(2) Khí NH3 nhẹ hơn không khí.
(3) Có thể phân biệt muối ammonium với các muối khác bằng cách cho nó tác dùng với dung dịch kiềm.
(4) Khi nhiệt phân muối ammonium luôn có khí ammonia thoát ra.
(5) Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa.
(6) Cho vài giọt dung dịch phenolphthalein vào dung dịch NH3, phenolphthalein chuyển sang màu hồng.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Câu 18. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: NaOH (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. (4), (1), (2), (3)
B. (3), (2), (4), (1).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (2), (3), (4), (1).
Câu 19. Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa carbon;
(2) Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết ion;
(3) Hợp chất hữu cơ thường khó nóng chảy và khó bay hơi;
(4) Hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước;
(5) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định;
(6) Các hợp chất hữu cơ thường khó cháy và khó bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Câu 20. Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2(g) ⇌ N2O4(g). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2. Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?
A. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng.
B. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
C. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm.
D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 21. Hãy sắp xếp các cách tiến thành tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo đúng thứ tự của phương pháp chiết lỏng – rắn?
(a) Làm bay hơi dung môi của dịch chiết để thu được chất cần tách.
(b) Lọc bỏ phần chất rắn không tan, thu được dịch chiết chứa chất cần tách.
(c) Hoà tan chất hữu cơ bằng cách ngâm hoặc đun hỗn hợp chất rắn với dung môi thích hợp.
A. (b), (c), (a).
B. (a), (c), (b).
C. (c), (a), (b).
D. (c), (b), (a).
Câu 22. Tiến hành thí nghiệm trộn từng cặp dung dịch sau: (a) NH3 và AlCl3; (b) (NH4)2SO4 và Ba(OH)2; (c) NH4Cl và AgNO3; (d) NH3 và HCl.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 23. Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2 g/mL) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đkc) tối thiểu cần dùng là
A. 743,70 lít.
B. 495,80 lít.
C. 371,85 lít.
D. 619,75 lít.
Câu 24. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây về muối sulfate là đúng?
(a) Nhiều muối sulfate tan tốt trong nước nhưng một số muối như CaSO4, BaSO4 rất ít tan trong nước.
(b) Magnesium sulfate được dùng làm chất hút mồ hôi tay cho các vận động viên, …
(c) Calcium sulfate là thành phần chính của các loại thạch cao.
(d) Barium sulfate là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước, Chất này được dùng làm thuốc cản quang trong kỹ thuật chụp X - quang.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1
Câu 25. Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:
CO2(g) + H2(g) ⇌ CO(g) + H2O(g); > 0.
Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:
(a) tăng nhiệt độ;
(b) thêm một lượng hơi nước;
(c) giảm áp suất chung của hệ;
(d) dùng chất xúc tác;
(e) thêm một lượng CO2.
Trong những tác động trên, các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. (a) và (e).
B. (a), (c) và (e).
C. (b), (c) và (d).
D. (d) và (e).
Câu 26. Cho sơ đồ phản ứng sau:
2X1 + 2H2 → 2X2 + X3 + H2;
2X2 + X4 → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2;
X4 + 2X5 → BaSO4 + K2SO4 + 2CO2 + 2H2.
Các chất X1, X4, X5 lần lượt là
A. NaOH, Ba(HCO3)2, KHSO4.
B. BaCl2, Ba(HCO3)2, H2SO4.
C. NaCl, Ba(HCO3)2, KHSO4.
D. NaCl, NaHCO3, H2SO4.
Câu 27. Cho các thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ từ từ dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(2) Sục từ từ đến dư NH3 vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Cho từ từ dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.
(5) Sục từ từ SO2 vào dung dịch BaCl2 dư.
(6) Cho từ từ dung dịch H3PO4 vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 28. Cho các kết luận sau:
(1) CO2 là chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính.
(2) Seduxen, morphine là lại gây nghiện cho con người.
(3) Dùng nước đá và nước đá khô để bảo quản thực phẩm (thịt, cá, …).
(4) Dung dịch loãng của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
(5) Dùng bột lưu huỳnh để hấp thụ thủy ngân khi bị rơi vãi.
(6) Dùng nước vôi dư để xử lí sơ bộ các chất thải có chứa các ion: Zn2+, Cu2+, Pb2+, Hg2+, … trong một câu thực hành.
Số kết luận đúng là
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 29. Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đkc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A. 12,78 gam.
B. 18,46 gam.
C. 14,62 gam.
D. 13,70 gam.
Câu 30. Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư, thu được 15,8 gam hỗn hợp Y gồm các oxide. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1 M và H2SO4 0,5 M, thu được dung dịch chứa 42,8 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 9,4.
B. 12,6.
C. 8,3.
D. 10,3.
Câu 31. Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X Y + CO2.
(2) Y + H2O → Z.
(3) T + Z → R + X + H2O.
(4) 2T + Z → Q + X + 2H2O.
Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. KHCO3, Ba(OH)2.
B. KOH, K2CO3.
C. Ba(OH)2, KHCO3.
D. K2CO3, KOH.
Câu 32. Cho các phát biểu sau:
(1) Nitrogen là một phi kim điển hình, rất hoạt động ở nhiệt độ thường.
(2) Đơn chất nitrogen vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(3) Phân tử nitrogen có năng lượng liên kết lớn.
(4) Nitrogen tạo được liên kết hydrogen với nước nên tan tốt trong nước.
(5) Phân tử ammonia và nitrogen đều phân cực.
(6) Đơn chất nitrogen tương đối dễ hóa lỏng do có nhiệt độ sôi thấp khoảng −196℃.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 33. Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất X có pH = 4. Để thải ra ngoài môi trường theo đúng qui định thì cần phải điều chỉnh pH nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,5 nên nhà máy thường sử dụng vôi sống để xử lí. Khối lượng vôi sống cần dùng cho 1m³ nước để nâng pH của nước thải từ 4 lên 7 là (Giả thiết chỉ xảy ra phản ứng giữa ion H+ và OH– cũng như bỏ qua sự thủy phân của các muối nếu có)
A. 5,60 gam.
B. 0,56 gam.
C. 2,80 gam.
D. 0,28 gam.
Câu 34. Cho phản ứng: H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g).
Ở nhiệt độ 430℃, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 430℃, nồng độ của HI là
A. 0,275 M.
B. 0,225 M.
C. 0,151 M.
D. 0,320 M.
Câu 35. Trong bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X gồm H2 và N2 (chất xúc tác thích hợp), áp suất trong bình là p atm, tỉ khối của X so với H2 là 5. Nung nóng bình để thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 rồi làm nguội bình về nhiệt độ ban đầu, thu được hỗn hợp khí Y, áp suất trong bình là 0,88p atm. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 19,5%.
B. 20,0%.
C. 26,0%.
D. 24,0%.
Câu 36. Cho 0,1 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 2,0 lít dung dịch X. Để trung hoà 1 lít dung dịch X cần dùng 400 mL dung dịch KOH 1 M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố sulfur trong oleum trên là
A. 38,28%.
B. 35,96%.
C. 37,21%.
D. 37,87%.
Câu 37. Các chất khí được thu vào bình theo đúng nguyên tắc bằng cách đẩy không khí (X, Y, Z) và đẩy nước (T) như sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Y là hydrogen.
B. Z là nitrogen dioxide.
C. T là ammonia.
D. X là chlorine.
Câu 38. Phèn chua có công thức KAl(SO4)2.12H2O, trong nước bị phân li hoàn toàn theo phương trình: KAl(SO4)2.12H2O → K+ + Al3+ + 2 + 12H2O.
Cho các phát biểu sau về phèn chua:
(1) Dung dịch phèn chua có môi trường acid.
(2) Trong thực tế phèn chua được dùng để làm trong nước do ion Al3+ tạo ra Al(OH)3 có khả năng hấp phụ.
(3) Dung dịch phèn chua làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(4) Có thể dùng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 để kết tủa hết ion Al3+ có trong loại phèn trên.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 39. Người ta sản xuất acid H2SO4 từ quặng pyrite theo sơ đồ phản ứng sau:
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4. Nếu dùng 300 tấn quặng pyrite có 20% tạp chất thì sản xuất được bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 98%? Biết rằng hao hụt trong sản xuất là 10%.
A. 245 tấn.
B. 72 tấn.
C. 360 tấn.
D. 490 tấn.
Câu 40. Cho các phát biểu sau
(1) Thảo dược được ngâm chiết trong rượu thuộc phương pháp chiết lỏng – lỏng.
(2) Làm đường từ mía thuộc phương pháp chưng cất.
(3) Nấu rượu uống thuộc phương pháp kết tinh.
(4) Phân tích thổ nhưỡng thuộc phương pháp chiết lỏng – rắn.
(5) Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản dùng phương pháp sắc kí cột.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 41. Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với acid HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Nhiệt phân Cu(NO3)2.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng).
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 7.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Câu 42. Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó nguyên tố oxygen chiếm 16% theo khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 2 M (dư), thu được dung dịch Y và còn lại 0,27m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 165,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 28.
B. 48.
C. 32.
D. 40.
Câu 43. Phương pháp sắc kí cột có đặc điểm:
(a) Pha tĩnh là bột silicagel hoặc bột aluminium oxygende,…
(b) Pha động là dung môi thích hợp được đổ ở phía dưới pha tĩnh.
(c) Chất bị hấp phụ kém trên bề mặt pha tĩnh và tan tốt trong dung môi sẽ đi ra khỏi cột trước.
(d) Chất ra khỏi cột trước là chất có khả năng bị hấp phụ trên pha tĩnh tốt hơn.
(e) Pha động cho vào sắc kí ở trạng thái lỏng hoặc khí.
Số đặc điểm đúng là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 44. Ammonium nitrate là một loại phân bón, tuy nhiên cũng là một loại chất nổ. Chất này gây ra vụ nổ kinh hoàng tại nhà kho chứa khoảng 2700 tấn ammonium nitrate ở cảng Beirut (Lebannon) vào tháng 8 năm 2020. Phản ứng nổ xảy ra như sau:
.
Tổng thể tích khí N2 và O2 tạo ra (ở đkc) khi có 2,7 tấn NH4NO3 phát nổ là
A. 1255 m3.
B. 2510 m3.
C. 1673,3 m3.
D. 836,7 m3.
Câu 45. Cho các phát biểu sau
(1) Các muối ammonium đều là chất điện li mạnh, trong nước muối ammonium điện li hoàn toàn tạo ra ion không màu, tạo môi trường base.
(2) Khi cho Fe vào dung dịch HNO3 dư tạo ra muối Fe(NO3)2.
(3) Sự chuyển dịch cân bằng là chuyển từ trạng thái cân bằng này thành trạng thái cân bằng khác.
(4) Nitrogen được dùng để làm căng vỏ bao bì thực phẩm do nitrogen nhẹ hơn không khí.
(5) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước, có thể dẫn khí NH3 đi qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.
(6) Các chất: NaHCO3, KHSO4, NaCl có thể đồng thời tồn tại trong một dung dịch.
Số phát biểu không đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi HSG Hóa 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm Đề thi học sinh giỏi lớp 11 năm 2024 các môn học khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)