[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

Tuyển chọn [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 5 của các trường Tiểu học. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm được sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

NGƯỜI TÙ BINH DA ĐEN

Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đống lửa nhóm lên xôn xao dưới những thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bang khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới:

- Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không? Có sợ không?

Người lính da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi:

- Anh có con chưa?

- Có rồi, hai con gái.

- Chúng lớn chứ? Có bằng con gái tôi đây không?

Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu:

- Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn.

- Tên chúng nó là gì?

Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi:

- Sao tóc anh đã hoa râm thế còn đi lính cho Pháp?

Người tù binh ngồi ngay ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma- Rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai anh em. Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn vào rừng…Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.

(Theo Nguyễn Đình Thi)

Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: (0,5 đ) Bài “Người tù binh da đen” của tác giả nào?

A. Tô Hoài

B. Đoàn Giỏi

C. Nguyễn Đình Thi

D. Phạm Hổ

Câu 2: (0,5 đ) Người tù binh da đen là người nước nào?

A. Mĩ

B. Ma-Rốc

C. Pháp

D. Nam Phi

Câu 3: (0,5 đ) Người tù binh gia đen có mấy người con?

A. 1 người con

B. 2 người con

C. 3 người con

D. Chưa có con

Câu 4: (0,5 đ) Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì?

A. Gia đình

B. Cuộc sống trong những ngày đi lính cho Pháp.

C. Lí do đi lính cho Pháp

D. Tâm trạng khi bị bắt, con cái, lí do đi lính cho Pháp.

Câu 5: (0,5 đ) Vì sao người tù binh da đen lại đi lính cho Pháp?

A. Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam.

B. Bị Pháp bắt đi lính.

C. Kiếm tiền nuôi gia đình.

D. Tự nguyện tham gia đi lính cho Pháp.

[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

Câu 6: (0,5 đ) Vì sao sau khi nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, người tù binh da đen lại thay đổi thái độ?

A. Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ Việt Nam.

B. Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình.

C. Sợ các chiến sĩ Việt Nam.

D. Nhớ người than ở quê nhà.

Câu 7.(0,5 đ) Từ đồng nghĩa với từ “rụt rè” là:

A. rề rà

B. rối ren

C. nhu nhược

D. nhút nhát

Câu 8: (0,5 đ) Từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” là:

A. xung đột

B. hòa bình

C. mâu thuẫn

D. bình thản

Câu 9: (1 đ) Được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, em sẽ làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc?

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 10: (1 đ) Trong hai câu dưới đây, từ “mắt” trong câu nào mang nghĩa gốc, trong câu nào mang nghĩa chuyển?

a/ Quả na mở mắt  ............................................................................................. 

b/ Đôi mắt của bé mở to  .................................................................................. 

Câu 11: (1 đ) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)

Một chuyên gia máy xúc

Chiếc máy xúc của tôi hối hả "điểm tâm" những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác..., tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)

Đề bài: Hãy viết một bài văn tả cảnh biển. 

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Khoanh đúng

C

B

B

D

B

A

D

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5


Câu 9: GV ghi 1 điểm khi học sinh có câu trả lời hợp lý. Một trong những đáp án có thể là:

- Em sẽ chăm ngoan, phấn đấu học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi.

- Em sẽ tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

- Em sẽ ra sức học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương tươi đẹp.

Câu 10: (1 điểm) Trong hai câu dưới đây:

a/ Quả na mở mắt (Từ “mắt” mang nghĩa chuyển)

b/ Đôi mắt của bé mở to: (Từ “mắt” mang nghĩa gốc)

Câu 11: (1 điểm) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Đã bao năm/, anh / hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.

  TN               CN                                        VN

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn: 8 điểm

1. Mở bài (1 điểm)

2. Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm): Tả chi tiết đối tượng lựa chọn bằng thao tác phù hợp.

- Kĩ năng (1,5 điểm): Vận dụng linh hoạt các từ ngữ, các câu sắp xếp hợp lí

- Cảm xúc (1 điểm): Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thực

3. Kết bài (1 điểm)

4. Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm)

5. Sáng tạo (1 điểm)

[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm được sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

Kì Diệu Rừng Xanh

Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.

Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.

Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.

Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Những con vật được nhắc đến trong bài là? (0,5 điểm)

A. Vượn bạc má, chồn sóc, mang.

B. Khỉ, chồn sóc, hoẵng. 

C. Vượn bạc má, khỉ, hươu.

D. Rùa, bò rừng, voi.

Câu 2: Những cây nấm rừng đã khiến tác giã có những liên tưởng gì? (0,5 điểm)

A. Tác giả tưởng như mình đang đọc truyện cổ tích của vương quốc tí hon. 

B. Tác giả cảm thấy như đang đi vào một thành phố hiện đại, văn minh. 

C. Tác giả liên tưởng đến những chuyến đi du lịch ở những thành phố cổ.

D. Tác giả tưởng như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.

Câu 3: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? (0,5 điểm)

A. Làm cho cảnh vật trở nên lộng lẫy, lung linh như đi du lịch ở hang động.    

B. Làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.

C. Làm cho cảnh rừng thêm vui nhộn như đi dạo trong công viên của thành phố. 

D. Làm cho cảnh vật trở nên xanh tươi, đầy hoa như bước vào mùa xuân.

Câu 4: Sự có mặt của muôn thú mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? (1 điểm)

A. Làm cho cảnh rừng trở nên hoang sơ, rậm rạp và có nhiều chim, cò.

B. Làm cho cảnh rừng vui nhộn, đầy ong, bướm và hoa lung linh.

C. Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.

D. Làm cho cảnh rừng trở nên nhiều màu sắc đẹp như đang bước vào mùa thu.

Câu 5: Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi: (0,5 điểm)

A. Vì rừng khộp đang bước vào mùa đông, câu lá rụng trơ trụi, vàng úa.

B. Vì có sự phối hợp của nhiều màu sắc vàng trong một không gian rộng lớn.

C. Vì rừng khộp có nhiều muôn thú và cây lá xanh tốt.

D. Vì tác giả đi vào rừng khộp giữa một buổi trưa trời nắng gắt nên đã cảm nhận cảnh rừng như sắc nắng mùa thu vàng rợi.

Câu 6: Hãy nêu cảm nghĩ của em về rừng khi đọc bài văn? (1 điểm)

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là: (0,5 điểm)

A. Chăm chỉ

B. Dũng cảm

C. Anh hùng

D. Lười biếng

Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)

Lên thác xuống ghềnh

Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “đi” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “đi” mang nghĩa chuyển. (1 điểm)

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Ngày mai, tôi đi học.

Câu 10. Đặt 2 câu để phân biệt từ đồng âm: Nước (1 điểm)

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)

Dòng kinh quê hương

Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc… Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.

2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)

Chọn một trong hai đề sau: 

1. Em hãy Tả một cơn mưa.

2. Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê em. (Dòng sông; cánh đồng; ....)

-----------------------------Hết-----------------------------

[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

7

Khoanh đúng

A

D

B

C

B

A

Điểm

0,5

0,5

0,5

1

0,5

0,5


Câu 6: Hãy nêu cảm nghĩ của em về rừng khi đọc bài văn? (1 điểm)

Yêu mến cảnh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẽ đẹp tự nhiên của rừng.

Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)

Lên thác xuống ghềnh

Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “đi” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “đi” mang nghĩa chuyển. (1 điểm)

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Ngày mai, tôi đi học.

Câu 10: Đặt 2 câu để phân biệt từ đồng âm: Nước (1 điểm)

- Đất nước Việt Nam tươi đẹp.

- Nước sông trong xanh.

B. PHẦN VIẾT: 10 điểm.

1. Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn: 8 điểm

1. Mở bài (1 điểm)

2. Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm): Tả chi tiết đối tượng lựa chọn bằng thao tác phù hợp.

- Kĩ năng (1,5 điểm): Vận dụng linh hoạt các từ ngữ, các câu sắp xếp hợp lí

- Cảm xúc (1 điểm): Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thực

3. Kết bài (1 điểm)

4. Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm)

5. Sáng tạo (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm được sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

Một chuyên gia máy xúc

Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vung đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.

Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phát…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!”

A-lếch-xây nhìn tôi băng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:

- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

- Tính đến nay là năm thứ mười một. - Tôi đáp.

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ!

Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.

Theo HỒNG THUỶ.

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?

A. Ở công trường.

B. Ở nông trường.

C. Ở nhà máy.

D. Ở Xưởng

Câu 2: A-lếch-xây làm nghề gì?

A. Giám đốc công trường.

B. Chuyên gia máy xúc.

C. Chuyên gia giáo dục.

D. Chuyên gia máy ủi.

Câu 3: Hình dáng của A-lếch-xây như thế nào?

A.Thân hình cao lớn, mái tóc đen bóng.

B. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc vàng óng.

C. Thân hình cao lớn, mái tóc vàng óng.

D. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc đen bóng.

Câu 4: Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?

A. Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

B. Bộ quần áo xanh nông dân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

C. Bộ quần áo xanh giám đốc, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

D. Bộ quần áo xanh bộ đội, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

Câu 5: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

........................................................................................................................               ........................................................................................................................           

Câu 6: Tác giả viết câu chuyện này để làm gì?

........................................................................................................................               ........................................................................................................................           

Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình”?

A. Trạng thái bình thản.

B. Trạng thái không có chiến tranh.

C. Trạng thái hiền hoà.

D. Trạng thái thanh thản.

Câu 8: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hoà bình”?

A. Lặng yên.

B. Thái bình.

C. Yên tĩnh.

D. Chiến tranh

Câu 9: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

Cánh đồng – tượng đồng

Cánh đồng: ......................................................................................................... 

Tượng đồng: ..................................................................................................... 

Câu 10: Đặt câu với một cặp từ đồng âm Đậu?

 ........................................................................................................................ 

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)

Kì diệu rừng xanh

Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.

Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu.

2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)

Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

7

8

Khoanh đúng

A

B

C

A

B

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5


Câu 5:(1 điểm) Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra thật bình dị nhưng rất thân mật.

Câu 6: (1 điểm) Tác giả viết câu chuyện này để làm gì?

Tác giả viết câu chuyện này để đề cao tinh thần nhân ái của những người công nhân các nước.

Câu 9: (1 điểm) Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

Cánh đồng – tượng đồng

- Cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy, trồng trọt.

- Tượng đồng: Kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, dùng làm dây điện, và chế hợp kim.

Câu 10: (1 điểm) Đặt câu với một cặp từ đồng âm Đậu?

- Mẹ em rang đậu.

- Thuyền đậu san sát trên bến sông.

B. PHẦN VIẾT: 10 điểm.

1- Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2- Tập làm văn: 8 điểm

1. Mở bài (1 điểm)

2. Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm): Tả chi tiết đối tượng lựa chọn bằng thao tác phù hợp.

- Kĩ năng (1,5 điểm): Vận dụng linh hoạt các từ ngữ, các câu sắp xếp hợp lí

- Cảm xúc (1 điểm): Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thực

3. Kết bài (1 điểm)

4. Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm)

5. Sáng tạo (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm được sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

CHỢ NỔI CÀ MAU

Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi. 

Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm. 

Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh thao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà… 

Giữa chợ nổi Cà mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.

Theo NGUYỄN NGỌC TƯ

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Chợ họp vào lúc nào trong ngày? (0,5 điểm)

A. Vào tất cả các buổi trong ngày. 

B. Vào lúc bình minh lên.

C. Vào buổi trưa. 

D. Vào buổi chiều.

Câu 2: Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu? (0,5 điểm)

A. Họp trên ghe, ở giữa sông. 

B. Họp trên ghe, ở giữa biển.

C. Họp trên bờ sông. 

D. Họp ở siêu thị trên bờ sông.

Câu 3: Người đi chợ mua bán những gì? (0,5 điểm)

A. Rau, quả, gà vịt, tôm cá. 

B. Hoa, rau, trái cây.

C. Tất cả các mặt hàng. 

D. Rau, trái cây.

Câu 4: Người ta buộc nhánh cây ở ghe để làm gì? (0,5 điểm)

A. Để giăng mùng trên mui ghe cho trẻ ngủ vùi, ngủ nướng.

B. Để treo hàng hóa cho chủ ghe khỏi phải tất bật bày biện.

C. Để treo hàng hóa, chào mời khách mua hàng.

D. Để trang trí ghe cho đẹp.

Câu 5: Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (1 điểm)

A. Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước.

B. Thấy một dãy ghe dập dờn xao động trên cả mặt sông.

C. Cái chân vịt gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.

D. Cái chân trời gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.

Câu 6: Đoạn 2 của bài văn tả cảnh gì? (1 điểm)

A. Tả cảnh chợ nổi Cà Mau buổi sáng mai.

B. Tả cảnh sông nước Cà Mau.

C. Tả những dãy thuyền ghe trên sông Gành Hào.

D. Tả cảnh chợ nổi Cà Mau buổi chiều tối.

Câu 7: Câu đầu đoạn 2,3 có tác dụng gì trong mỗi đoạn và trong cả bài? (1 điểm)

A. Chỉ có tác dụng liên kết các đoạn.

B. Chỉ có tác dụng mở đoạn.

C. Có tác dụng mở đoạn, nêu ý khái quát và liên kết các đoạn.

D. Có tác dụng kết đoạn.

Câu 8: Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: (1 điểm)

    ........................................................................................................................               

Câu 9: Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (1 điểm)

    ........................................................................................................................               

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. 

2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)

Đề bài: Từ những điều đã quan sát được, Em hãy tả lại ngôi trường em.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Khoanh đúng

B

A

D

C

A

A

C

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

1

1

1

Câu 8: Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: (1 điểm)

Đất nước, giang sơn, quốc gia, quê hương.

Câu 9: Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (1 điểm)

Chúng em ngồi xung quanh bàn để thảo luận, bàn bạc theo nhóm.

B. PHẦN VIẾT: 10 điểm.

1. Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn: 8 điểm

1. Mở bài (1 điểm)

2. Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm): Tả chi tiết đối tượng lựa chọn bằng thao tác phù hợp.

- Kĩ năng (1,5 điểm): Vận dụng linh hoạt các từ ngữ, các câu sắp xếp hợp lí

- Cảm xúc (1 điểm): Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thực

3. Kết bài (1 điểm)

4. Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm)

5. Sáng tạo (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm được sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

ĐÂY LÀ CÁNH CỬA HOÀ BÌNH

Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bombay. Đông đảo đại diện ngoại giao các nước và quần chúng Thủ đô Niu Đêli ra tiễn Bác. Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ tướng Ấn Độ Nêru và ông Vụ trưởng Vụ lễ tân của Ấn Độ. Bước đến toa dành riêng cho Bác, Bác không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa, nói một vài câu chuyện với Thủ tướng Nêru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu tàu sắp chuyển bánh, Thủ tướng Nêru thân mật và ân cần nói với Bác:

- Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó.

Tươi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ tướng Nêru:

- Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình.

Nghe Bác nói, Thủ tướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác:

- Thưa Chủ tịch, cửa hoà bình luôn luôn rộng mở.

Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hoà bình, luôn luôn đấu tranh cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc đã làm mọi người có mặt hôm ấy rất chú ý. 

Sáng hôm sau nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác: đây là cánh cửa hoà bình.

(Theo 117 câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Bác Hồ được sắp xếp đi thăm thành phố Bombay bằng phương tiện gì? (0,5 điểm)

A. Trực thăng. 

B. Xe lửa

C. Xe ô tô. 

D. Xe buýt.

Câu 2: Nối ý ở cột A với ý thích hợp ở cột B. (1 điểm)

                          [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)

Câu 3: Cuộc gặp gỡ giữa Bác Hồ và Thủ tướng Nêru nhằm mang đến điều gì? (1 điểm)

    ........................................................................................................................               

Câu 4: Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng hoàn bình trên thế giới? (0,5 điểm)

A. Em sẽ yêu thương, giúp đỡ mọi người…

B. Người Việt Nam xa xưa.

C. Người Việt Nam là người đầu tiên đấu tranh vì phi nghĩa.

D. Người Việt Nam là người đầu tiên đấu tranh vì phi nghĩa.

Câu 5: (0,5 điểm)

Nghe Bác nói, Thủ tướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác: 

- Thưa Chủ tịch, “cửa” hoà bình luôn luôn rộng mở.

Trong câu trên, từ “cửa” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển:

A. Nghĩa chuyển 

B. Từ đồng âm

C. Nghĩa gốc. 

D. Từ đồng nghĩa

Câu 6: (0,5 điểm) 

Tươi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ tướng Nêru:

- Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình.

Đoạn trích trên có bao nhiêu tính từ? 

A. 3 Tính từ. 

B. 4 Tính từ.

C. 2 Tính từ. 

D. 5 Tính từ.

Câu 7: Em hãy tìm và viết lại một câu có trạng ngữ chỉ thời gian trong bài đọc. (1 điểm)

........................................................................................................................               

Câu 8: Em hãy viết hai từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”. (1 điểm)

...................................................................................................................... 

Câu 9: Em hãy đặt một câu với từ có tiếng “hữu” nghĩa là bạn. (1 điểm)

...................................................................................................................... 

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)

Lương Ngọc Quyến

       Lương Ngọc Quyến là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Nuôi ý chí khôi phục non sông, ông tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Ông bị giặc bắt đưa về nước. Chúng khoét bàn chân ông, luồn dây thép buộc chân vào xích sắt. Ngày 30 – 8 – 1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ. Lương Ngọc Quyến được giải thoát và tham gia chỉ huy nghĩa quân. Ông hi sinh, nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một cơn mưa. 

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2- Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu

1

4

5

6

Khoanh đúng

B

A

A

C

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5


Câu 2: (1 điểm)

- Bác Hồ - không vào ghế ngồi ngay, mà đứng nói chuyện với Thủ tướng. 

- Báo chí – chụp ảnh về Bác rất nhiều. 

Câu 3: Cuộc gặp gỡ giữa Bác Hồ và Thủ tướng Nêru nhằm mang đến điều gì? (1 điểm)

- Nhằm mang đến hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia…

Câu 7: Em hãy tìm và viết lại một câu có trạng ngữ chỉ thời gian trong bài đọc. (1 điểm)

- Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm

thành phố Bombay.

Câu 8: Em hãy viết hai từ đồng nghĩa với từ «hòa bình». (1 điểm)

- Thanh bình, Yên bình

Câu 9: Em hãy đặt một câu với từ có tiếng “hữu” nghĩa là bạn. (1 điểm)

- HS đặt được câu theo đúng yêu cầu.

B. PHẦN VIẾT: 10 điểm.

1. Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn: 8 điểm

1. Mở bài (1 điểm)

2. Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm): Tả chi tiết đối tượng lựa chọn bằng thao tác phù hợp.

- Kĩ năng (1,5 điểm): Vận dụng linh hoạt các từ ngữ, các câu sắp xếp hợp lí

- Cảm xúc (1 điểm): Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thực

3. Kết bài (1 điểm)

4. Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm)

5. Sáng tạo (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm được sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

Bàn tay thân ái

Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.

Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:

- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?

Cô y tá sửng sốt:

- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?

- Không, ông ấy không phải là ba tôi.

– Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.

– Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.

- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?

- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.

                                                                                  (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:

Câu 1: (0,5đ) Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là:

A. Con trai ông.

B. Một bác sĩ.

C. Một chàng trai là bạn cô.

D. Một anh thanh niên.

Câu 2: (0,5đ) Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là:

A. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.

B. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.

C. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.

D. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo.

Câu 3: (0,5đ) Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì:

A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy.

B. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.

C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình.

D. Anh muốn thực hiện để làm nghề y.

Câu 4: (0,5đ) Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là:

A. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm.

B. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình.

C. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão.

D. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình.

Câu 5: (0,5đ) Câu chuyện trong bài văn muốn nói em là:

A. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người

B. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu.

C. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc.

D. Cần phải biết yêu thương người tàn tật.

Câu 6: (0,5đ) Các từ đồng nghĩa với từ “hiền” (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”)

A. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành

B. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn.

C. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực.

D. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu.

Câu 7: (0,5đ) Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc:

A. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm.

B. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.

C. Những chiếc tàu vào cảng ăn than.

D. Mẹ cho xe đạp ăn dầu.

Câu 8: (0,5đ) Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.)

A. trôi.

B. lặn.

C. nổi

D. chảy

Câu 9: (1đ) Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm?

A. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt.

B. Cánh cò bay lả dập dờn. / Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.

C. Mây mờ che đỉnh trường Sơn. / Tham dự đỉnh cao mơ ước.

D. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước.

Câu 10: (1đ) Đặt một câu trong có sử dụng cặp từ trái nghĩa.

............................................................................................................................

Câu 11: (1đ) Tìm từ trái nghĩa với từ “nhanh nhẹn” 

...........................................................................................................................

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)

Đất Cà Mau

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…

2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 6

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Khoanh đúng

D

C

B

A

A

A

A

C

B

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5


Câu 10: (1đ) Đặt một câu trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa

Câu 11: (1đ) Tìm từ trái nghĩa với “nhanh nhẹn”: chậm chạp, lề mề, ….

HS đặt được câu theo đúng yêu cầu. 

B. PHẦN VIẾT: 10 điểm.

1- Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn: 8 điểm

1. Mở bài (1 điểm)

2. Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm): Tả chi tiết đối tượng lựa chọn bằng thao tác phù hợp.

- Kĩ năng (1,5 điểm): Vận dụng linh hoạt các từ ngữ, các câu sắp xếp hợp lí

- Cảm xúc (1 điểm): Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thực

3. Kết bài (1 điểm)

4. Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm)

5. Sáng tạo (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm được sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

Những con sếu bằng giấy

   Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.

   Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.

   Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con.

   Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".

Câu 1: Xa - xa - cô bị nhiễm phóng xạ khi nào? (0,5đ)

A. Khi Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

B. Khi Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Việt Nam.

C. Khi em còn rất bé.

D. Khi em đã lớn.

Câu 2: Từ khi bị nhiễm phóng xạ bao lâu sau Xa - xa - cô mới mắc bệnh? (0,5đ)

A. Sau 5 năm.

B. Sau 10 năm.

C. Sau 15 năm.

D. Sau 20 năm.

Câu 3: Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? (0,5đ)

A. Ngày ngày phải đi bệnh viện.

B. Ngày ngày phải gấp sếu bằng giấy.

C. Ngày ngày phải uống thuốc.

D. Ngày ngày phải tập luyện thể thao.

Câu 4: Nội dung của bài "Những con sếu bằng giấy" là gì? (0,5đ)

A. Tố cáo tội ác của chiến tranh phi nghĩa.

B. Tố cáo tội ác của chiến tranh hạt nhân và bày tỏ khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.

C. Kể lại câu chuyện một cô bé gấp ngàn cánh hạc để chiến thắng bệnh tật.

D. Kể lại câu chuyện về cô bé gấp hạc bằng giấy để ước nguyện.

Câu 5: Từ trái nghĩa với “hòa bình” là: ………… ………… ………… (1đ)

Câu 6: Từ “mắt” trong câu: “Đôi mắt của em bé long lanh như hai giọt nước.” mang nghĩa gì? (1đ)

A. Nghĩa gốc.

B. Nghĩa chuyển.

C. Nghĩa bóng.

D. Nghĩa phụ.

Câu 7: Gạch chân chủ ngữ trong câu sau: (1 đ)

- Mười năm sau, em lâm bệnh nặng.

Câu 8: Đặt câu có từ “đậu” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (1 đ)

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)

Bài ca Trái Đất

Trái đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen ... dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một cơn mưa. 

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 7

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

6

Khoanh đúng

A

B

B

B

A

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

1


Câu 5: (1đ) Từ trái nghĩa với “hòa bình” là: chiến tranh, mâu thuẫn, xung đột. 

Câu 7: Gạch chân chủ ngữ trong câu sau: (1 đ)

- Mười năm sau, em lâm bệnh nặng.

Câu 8: Đặt câu có từ “đậu” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (1 đ)

- Chị em đậu đại học với điểm số cao. 

- Hôm qua, mẹ em nấu xôi đậu xanh. 

B. PHẦN VIẾT: 10 điểm.

1. Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn: 8 điểm

1. Mở bài (1 điểm)

2. Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm): Tả chi tiết đối tượng lựa chọn bằng thao tác phù hợp.

- Kĩ năng (1,5 điểm): Vận dụng linh hoạt các từ ngữ, các câu sắp xếp hợp lí

- Cảm xúc (1 điểm): Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thực

3. Kết bài (1 điểm)

4. Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm)

5. Sáng tạo (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm được sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

Lý Tự Trọng

Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng.

Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi.

Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.

Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói:

- Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.

Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi.

Theo Báo Thiếu niên Tiền phong

Câu 1: (0,5đ) Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lý Tự Trọng được tổ chức giao nhiệm vụ gì? 

A. Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn. 

B. Làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu. 

C. Làm liên lạc bảo vệ anh cán bộ cách mạng. 

D. Chuyển tài liệu xuống tàu biển. 

Câu 2: (0,5đ) Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”?  

A. Vì giặc tra tấn anh rất dã man. 

B. Vì anh là người thông minh, sáng dạ. 

C. Vì anh đã bắn chết tên mật thám. 

D. Vì mọi người rất khâm phục anh. 

Câu 3: (0,5đ) Chi tiết nào sau đây thể hiện Lý Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm? 

A. Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. 

B. Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. 

C. Anh vờ cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi. 

D. Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. 

Câu 4: (0,5đ) Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: 

Câu nói của anh: “Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác” thể hiện truyền thống gì của thanh niên Việt Nam? 

A. Cần cù 

B. Yêu nước

C. Nhân ái 

D. Đoàn kết 

Câu 5: (1đ) Qua câu chuyện Lý Tự Trọng, em hiểu anh Trọng là một thanh niên như thế nào? 

........................................................................................................................               

Câu 6: (0,5đ) Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài? 

A. Thông minh 

B. Hoạt bát 

C. Nhanh nhảu 

D. Nhanh nhẹn 

Câu 7: (0,5đ) Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ “hòa bình”? 

A. Chiến tranh 

B. Đoàn kết 

C. Yêu thương 

D. Đùm bọc 

Câu 8: (0,5đ) Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa? 

A. Xa xôi – gần gũi 

B. Xa xưa – gần gũi 

C. Xa lạ - xa xa 

D. Xa cách – xa lạ 

Câu 9: (0,5đ) 

Trong câu: “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác”, từ “con đường” mang nghĩa gì?

A. Nghĩa gốc

B. Nghĩa chuyển

C. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển

D. Con đường

Câu 10: (1đ) Trong câu: “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 

A. So sánh 

B. Từ láy 

C. So sánh và nhân hóa 

D. Nhân hóa 

Câu 11: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm “cờ” 

    ........................................................................................................................               

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)

Đất Cà Mau

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…

2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 8

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

6

7

8

9

10

Khoanh đúng

B

D

C

B

A

A

A

B

C

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

1


Câu 5: (1đ) Qua câu chuyện Lý Tự Trọng, em hiểu anh Trọng là một thanh niên yêu nước, sống có lí tưởng, sẵn sang quên mình vì đồng đội. Anh là một người anh hùng.

Câu 11: (1đ) Đặt câu để phân biệt từ đồng âm “cờ”

- Ngoài phố, cờ được treo đỏ đường. 

- Chị Lan giành được giải Nhất môn cờ vua thành phố.

B- PHẦN VIẾT: 10 điểm.

1- Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn: 8 điểm

1. Mở bài (1 điểm)

2. Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm): Tả chi tiết đối tượng lựa chọn bằng thao tác phù hợp.

- Kĩ năng (1,5 điểm): Vận dụng linh hoạt các từ ngữ, các câu sắp xếp hợp lí

- Cảm xúc (1 điểm): Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thực

3. Kết bài (1 điểm)

4. Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm)

5. Sáng tạo (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm được sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

Những người bạn tốt

A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.

Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.

Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.

Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.

Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5 điểm)

A. Đánh rơi đàn.
B. Vì bọn cướp đòi giết ông.
C. Đánh nhau với thủy thủ.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5 điểm)

A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu.
C. Nhấn chìm ông xuống biển.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra? (0,5 điểm)

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.
B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông.
C. Tàu bị chìm.
D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.

Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (1 điểm)

............................................................................................................................

.........................................................................................................................

Câu 5: Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ: (0,5 điểm)

A. Bước ra.
B. A-ri-ôn.
C. Đúng lúc đó.
D. Tất cả các ý trên

Câu 6: Tìm từ trái nghĩa với từ “phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm được. (1 điểm)

............................................................................................................................

............................................................................................................................

Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ “bao la” (0,5 điểm)

A. Bát ngát.
B. Nho nhỏ.
C. Lim dim.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: (0,5 điểm)

Một miếng khi đói bằng một gói khi …..............

Câu 9: Cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? (1 điểm)

A. Hiền từ thông minh.
B. Cá heo là bạn của A-ri-ôn.
C. Độc ác, không có tính người. Cá heo thông minh, tốt bụng, biết cứu người.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1 điểm)

(A-ri-ôn, lại đảo)

Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở............................................ Đúng lúc đó, .....................................................bước ra.

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)

Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

     Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả ngôi trường của em. 

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 9

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu

1

2

3

5

7

9

Khoanh đúng

B

B

D

B

A

C

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm


Câu 4: (1 điểm) Cá heo là loài cá thông minh, tình nghĩa biết cứu giúp khi người gặp nạn.

Câu 6: (1 điểm) Ví dụ giữ gìn, bảo quản.

Đặt câu: Ví dụ Bạn An luôn giữ gìn sách vở cẩn thận.

Câu 8: (0,5 điểm) No.

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1 điểm)

Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra.

B. PHẦN VIẾT: 10 ĐIỂM.

1- Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2- Tập làm văn: 8 điểm

1. Mở bài (1 điểm)

2. Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm): Tả chi tiết đối tượng lựa chọn bằng thao tác phù hợp.

- Kĩ năng (1,5 điểm): Vận dụng linh hoạt các từ ngữ, các câu sắp xếp hợp lí

- Cảm xúc (1 điểm): Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thực

3. Kết bài (1 điểm)

4. Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm)

5. Sáng tạo (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn (trong bài bốc thăm được sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

RỪNG GỖ QUÝ

Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.

Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây nầy thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:

- Ông lão đến đây có việc gì?

-Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá!

- Được, ta cho ông cái hộp nầy, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra!

Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé ra thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:

-Lần nầy, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!

Hộp lần nầy rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn...

      Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.

Câu 1: (0,5đ) Khi thấy xuất hiện cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì?

A. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.

B. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc.

C. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc.

D. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc.

Câu 2: (0,5đ) Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh? 

A. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát.

B. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông.

C. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau. 

D. Vì ông chợt nghe thấy nhạc.

Câu 3: (0,5đ) Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì?

A. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.

B. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.

C. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.

D. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý.

Câu 4: (0,5đ) Những chi tiết nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý? 

A. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước.

B. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.

C. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.

D. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước.

Câu 5: (1đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện?

A. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn dò trong mơ.

B. Muốn có rừng gỗ quý, phải cải tạo những đồi cỏ tranh, tre nứa.

C. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc.

D. Muốn có rừng gỗ quý, phải đi thật xa để tìm cây giống thật tốt.

Câu 6: (0,5đ) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc”? 

A. bền chí

B. bền vững

C. bền bỉ

D. bền chặt

Câu 7: (1đ) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa? 

A. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối

B. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở

C. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường

D. một giấc mơ đẹp/ rừng sai quả

Câu 8: () Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm sau: 

Hòn đá – đá bóng.

........................................................................................................................               

Câu 9: (1đ) Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm “bàn”.

........................................................................................................................ 

Câu 10: (0,5đ) Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?

A. Leo - chạy

B. Chịu đựng - rèn luyện

C. Luyện tập - rèn luyện

D. Đứng - ngồi

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe viết (20 phút) (2 điểm)

Thư gửi các em học sinh

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. 

2. Tập làm văn: (35 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

-----------------------------Hết-----------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 10

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi vè nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2- Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

10

Khoanh đúng

C

D

B

C

C

B

B

C

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

1

0,5

1

0,5


Câu 8: (1đ) Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm sau: 

Hòn đá – đá bóng.

- Hòn đá: đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng hòn, từng tảng.

- Đá bóng: đá là hành động đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho ra xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.

Câu 9: (1đ) Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm “bàn”.

- Hôm qua, bố em mua một bộ bàn ghế rất đẹp.

- Tổ em đang bàn về việc giúp bạn Lan học tốt môn Toán

B. PHẦN VIẾT: 10 điểm.

1- Chính tả: 2 điểm

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2. Tập làm văn: 8 điểm

1. Mở bài (1 điểm)

2. Thân bài (4 điểm)

- Nội dung (1,5 điểm): Tả chi tiết đối tượng lựa chọn bằng thao tác phù hợp.

- Kĩ năng (1,5 điểm): Vận dụng linh hoạt các từ ngữ, các câu sắp xếp hợp lí

- Cảm xúc (1 điểm): Bài viết thể hiện được cảm xúc chân thực

3. Kết bài (1 điểm)

4. Chữ viết, chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm)

5. Sáng tạo (1 điểm)


Đề thi, giáo án các lớp các môn học