Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 năm 2024 (có đáp án)
Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi môn Sinh 10 có đán án, chọn lọc năm 2024 mới nhất giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi HSG Sinh 10.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi khảo sát Học sinh giỏi
Năm học 2024
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Câu I- Thành phần hóa học của TB (2 điểm).
Hình dưới mô tả phân tử đường lactose. Có rất nhiều phân tử C, xem như bạn chưa nhìn thấy cấu trúc này bao giờ. Lactose là một loại đường khử tìm thấy trong sữa, nó được tạo ra bằng phản ứng giữa 2 đường đơn gluocse và galactose
a. Hãy đề xuất 2 chức năng mà lactose có thể có.
b. Tên phản ứng tạo nên lactose là gì?
c. Xác định liên kết X trong hình vẽ.
d. Hãy vẽ hình mô tả cấu trúc của các phân tử đường glucose và galactose.
e. Dùng thông tin trong hình vẽ, cho biết α-glucose hay β-glucose tạo nên lactose? Giải thích.
f. Giống như lactose, sucrose cũng là đường đôi. Hãy phân biệt 2 dung dịch là sucrose và lactose?
Câu II- Cấu trúc tế bào (2 điểm)
1. Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần acid béo và cholesterol khác nhau. Màng tế bào nằm gần móng chứa nhiều acid béo chưa no và nhiều cholesterol so với màng tế bào phía trên. Hãy giải thích sự khác nhau này.
2. Giải thích tại sao khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải đi qua màng tế bào thì họ thường gắn vào thuốc nhóm metyl (-CH3), ngược lại khi thiết kế thuốc cần hoạt động bên ngoài tế bào thì họ thường gắn vào thuốc nhóm tích điện?
3. X là một loại protein ngoại tiết. Em hãy chỉ ra các bào quan tham gia tổng hợp và vận chuyển X (tính từ gen mã hóa X).
Câu III- Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (2 điểm).
1. Một liposome nhân tạo là điều kiện lý tưởng để nghiên cứu sự di chuyển electron trong chuỗi truyền electron thay vì sử dụng ti thể (hình a). Khi một chất cho và một chất nhận electron phù hợp được cho vào liposome, cùng với phức hệ IV (cytochrome c oxidase) gắn trên màng với mục đích nghiên cứu sự vận chuyển electron từ cytochrome c dạng khử đến oxy phân tử (O2). K+ gắn với valinomycin được đưa vào với mục đích cân bằng điện thế giữa màng trong và ngoài (K+ thường không thẩm thấu qua màng trong, nhưng valinomycin là một chất vận chuyển ion giúp mang K+ qua màng).
a. Khi thêm O2 vào bên trong liposome chất nào được tạo ra? Nêu cơ chế của quá trình đó.
b. Dựa vào đồ thị (hình b) giải thích tại sao khi lượng O2 được đưa vào thì có sự thay đổi pH như vậy?
c. Chất độc đã được dùng như vũ khí hóa học là hơi ga để giết người trong chiến tranh, bám vào hem α3 của cytochrome c oxidase. Giải thích tại sao chúng gây độc?
2. Hoạt tính của protein do cấu trúc không gian của nó quyết định. Bằng kĩ thuật di truyền người ta tạo được 2 phân tử protein đơn phân có trình tự acid amin giống hệt nhau nhưng ngược chiều (từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có cấu trúc không gian và hoạt tính giống nhau không? Tại sao?
Câu IV- Truyền tin (2 điểm)
1. Hãy xem xét cấu trúc của cholesterol, một phân tử nhỏ kỵ nước có bản chất sterol tương tự như cấu trúc của ba trong số các hormone được hiển thị trong dưới đây, nhưng có ít nhóm phân cực hơn như –OH, = O, và –COO–. Nếu bình thường cholesterol không được tìm thấy trong màng tế bào, liệu nó có thể được sử dụng hiệu quả như một loại hormone nếu một thụ thể nội bào thích hợp tiến hóa không?
2. Tại sao có thể cho rằng các tế bào đã tiến hóa dự trữ Ca2+ nội bào để truyền tín hiệu mặc dù có rất nhiều Ca2+ ngoại bào?
3. Giải thích tại sao, người bị nhiễm khuẩn Vibrio cholerae nhanh chóng bị mắc tiêu chảy cấp và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong do mất muối và nước? Biết rằng, độc tố tiêu chảy thực chất là một enzyme làm biến đổi hóa học G-protein liên quan đến điều tiết lượng muối và nước.
Câu V- Phân bào (2 điểm)
Apoptosis là sự chết tế bào theo chương trình. Những khiếm khuyết trong cơ thể điều hòa quá trình apoptosis góp phần gây ra nhiều bệnh, bao gồm ung thư (nơi các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát). Phân tử miR-215 là một protein báo hiệu dường như có liên quan đến quá trình apoptosis ở một số tế bào. Dưới đây là 2 biểu đồ:
Biểu đồ A cho thấy sự biểu hiện tương đối của miR-215 trong mô vú bị ung thư và mô vú không bị ung thư. Biểu đồ B cho thấy kết quả của một thí nghiệm chứng minh mối quan hệ giữa các tế bào apoptosis với mô hình bắt chước miR-215 và mô hình chất ức chế miR-215.
a. Hãy mô tả dữ liệu được hiển thị trong biểu đồ A về miR-215 và sự có mặt hay không có mặt của ung thư.
b. Hãy mô tả dữ liệu được biểu thị trong biểu đồ B về miR-215 và tỉ lệ số tế bào apoptosis trong thí nghiệm.
c. Những dữ liệu này có hỗ trợ cho kế hoạch của nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu một loại thuốc bắt chước miR-215 để làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong mô vú không? Giải thích.
d. Kết quả được trình bày trong các biểu đồ này hỗ trợ cho mối quan hệ giữa sự chết của tế bào với sự biểu hiện của miR-215 và ung thư được giải thích như thế nào?
Câu VI- Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV (2 điểm)
1. Để nghiên cứu ảnh hưởng của 5 loại kháng sinh (A,B,C,D và E) đến vi khuẩn gây bệnh Staphylococcus aureus (S. aureus), một nhà nghiên cứu đã tẩm ướt từng khoanh giấy thấm hình tròn có từng loại kháng sinh riêng rẽ với cùng nồng độ, rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch nuôi cấy vi khuẩn S. aureus . Kích thước vòng vô khuẩn được xác định sau 24 giờ nuôi cấy ở 30oC (Bảng a). Hiệu lực diệt khuẩn của các loại kháng sinh tỉ lệ thuận với kích thước vòng vô khuẩn. Biết rằng 5 loại kháng sinh này gây độc với người trưởng thành ở các liều lượng đã được trình bày ở (Hình a).
a. Hãy sắp xếp thứ tự diệt vi khuẩn (S. aureus) của 5 loại kháng sinh theo hướng giảm dần. Giải thích.
b. Ở liều lượng 3mg thì loại kháng sinh nào là an toàn cho người sử dụng? Giải thích.
c. Ở liều lượng 5mg thì loại kháng sinh nào an toàn cho người vừa có hiệu lực diệt khuẩn (S. aureus)? Giải thích.
Bảng a
Loại kháng sinh |
A |
B |
C |
D |
E |
Kích thước vòng vô khuẩn (mm) |
22 |
18 |
14 |
26 |
30 |
Hình a
2. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ kháng sinh penicillin (mg/L) đến vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae), một nhà nghiên cứu đã pha loãng penicillin ở môi trường dinh dưỡng lỏng phù hợp trong các ống nghiệm từ 1 đến 5. Bổ sung một lượng như nhau S. pneumoniae vào tất cả các ống nghiệm và ủ ở 37oC trong 24 giờ. Sau đó lấy các ống nghiệm và xác định mật độ S. pneumoniae (Bảng b). Biết rằng sau khi kháng sinh biến tính hết hiệu lực, ở ống nghiệm 3 thấy có S. pneumoniae phát triển còn ống 4 và 5 không có vi khuẩn phát triển.
a. Ở nồng độ penicillin nào trong bảng b, được coi là nồng độ kháng sinh thấp nhất diệt hoàn toàn vi khuẩn S. pneumoniae? Giải thích.
b. Giải thích kết quả ở ống nghiệm 3.
c. Trong thí nghiệm trên hãy chỉ ra ống nghiệm nào là không cần thiết? Giải thích.
Bảng b
Ống nghiệm |
Đối chứng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Nồng độ penicillin (mg/L) |
0 |
0,25 |
0,5 |
1,00 |
1,50 |
2,00 |
Mật độ S. pneumoniae |
+++ |
++ |
+ |
- |
- |
- |
Ghi chú: +++ cao; ++ trung bình; + thấp; - không có
VII- Sinh trưởng, sinh sản của VSV (2 điểm)
Một nhà KH tiến hành nuôi cấy nấm men rượu (Saccharomyces cerevisiae) trong một dung dịch dinh dưỡng đơn giản, dùng glucose đánh dấu 14C làm nguồn C và năng lượng duy nhất. Cô ta thấy rằng, cứ 1 mol glucose bị oxy hóa hoàn toàn thì tế bào lại tiêu thụ 6 mol O2 và tạo ra 32 ATP (1 NADH = 2,5 ATP; 1 FADH2 = 1,5 ATP).
a. Cô ta đã đo lượng 14C của hợp chất này để có thể nói rằng glucose đã bị oxy hóa hoàn toàn. Tên của quá trình cô ta nghiên cứu là gì?
b. Khi chuyển dung dịch nuôi cấy sang môi trường yếm khí và tiếp tục nghiên cứu xem điều gì xảy ra với glucose đánh dấu phóng xạ, cô ta nhận thấy rằng các tế bào tiếp tục sinh trưởng nhưng không tiêu thụ O2. Theo bạn, quá trình cô ta nghiên cứu là quá trình gì? Quá trình này tạo ra bao nhiêu ATP? Cô ấy sẽ đánh dấu 14C trong những hợp chất nào để nghiên cứu quá trình này?
c. So sánh năng lượng của 2 quá trình trên và giải thích tại sao có sự khác biệt đó.
VIII- Virus (2 điểm)
1. Tại sao một số phage độc lại trở thành phage ôn hòa và tham gia vào hệ gen của vật chủ?
2. Virut cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virut cúm A/H3N2 chỉ lây truyền bệnh ở người. Giả sử, người ta tạo được virut lai bằng cách tách hệ gen (ARN) của virut A/H5N1 ra khỏi vỏ capsit của nó, rồi chuyển vào đó hệ gen (ARN) của virut A/H3N2.
a) Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sau khi xâm nhập vào tế bào người. Biết rằng virut cúm A có hệ gen ARN(-) và phiên mã tổng hợp mARN từ khuôn ARN hệ gen của nó.
b) Virut lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không? Giải thích.
c) Nếu gen mã hóa gai glicoprôtêin H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng gốc A/H5N1 thì phần lớn virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi khả năng lây nhiễm ở người như thế nào? Giải thích.
Câu IX- Trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng (2 điểm)
Khi phân tích một phần mô thực vật sống gồm 4 tế bào. Ở điều kiện nhiệt độ 27oC thu được các thông số:
- Tế bào 1 có tổng lượng chất tan trong dung dịch với 0,11 mol NaCl
- Tế bào 2 có thế chất tan và thế áp suất lần lượt là -0,491 Mpa và -0,11 bar (1 Mpa = 10 bar)
- Tế bào 3 có tổng lượng chất tan tương đương 0,065 mol MgCl2 và thế áp suất -0,42 bar
- Tế bào 4 không thay đổi về thể tích chất nguyên sinh trong dung dịch đường sucarose 0,195 mol
a. Hãy cho biết hướng di chuyển của nước giữa các tế bào?
b. Nếu các tế bào trên thuộc cấu trúc cắt ngang của rễ, hãy cho biết đâu là tế bào biểu bì rễ và đâu là tế bào vỏ rễ?
c. Vẽ mô hình mô phỏng vị trí phù hợp của 4 tế bào trong cấu trúc cắt ngang rễ.
Câu X- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (2 điểm)
1. Trong các thí nghiệm về tác động của ánh sáng và CO2 đến quang hợp, các cây lúa đã được trồng ở điều kiện nhiệt độ 28oC, cường độ ánh sáng khác nhau. Thí nghiệm 1 với 0,04% CO2, còn thí nghiệm 2 với 0,4% CO2. Kết quả ghi trong bảng (bên dưới).
Cường độ ánh sáng (đơn vị) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
Cường độ quang hợp với CO2 (đơn vị) |
Thí nghiệm 1: 0,04% CO2 |
1,5 |
2,8 |
3,2 |
3,2 |
3,2 |
3,2 |
3,2 |
Thí nghiệm 2: 0,40% CO2 |
1,5 |
3,5 |
5,0 |
6,0 |
6,5 |
6,5 |
6,5 |
a) Hãy vẽ một đồ thị dạng đường liên tục để minh họa 2 kết quả thí nghiệm với quy ước trục tung là cường độ quang hợp và trục hoành là cường độ ánh sáng.
b) Trong thí nghiệm 1, vì sao khi cường độ ánh sáng ≥ 3 (đơn vị) thì cường độ quang hợp không tăng? Giải thích.
c) Hãy đưa ra 3 nguyên nhân khác nhau để giải thích vì sao cường độ quang hợp của các cây lúa giảm ở nhiệt độ trên 30oC?
2. Ánh sáng là nhân tố chính ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật. Để thích ứng với điều kiện ánh sáng của môi trường sống, cây C3 có những thay đổi về cấu trúc mô và hệ sắc tố của lá. Trên cùng một cây C3, so với những lá cây được chiếu sáng trực tiếp, những lá cây bị che sáng (trong bóng râm) thay đổi như thế nào về cấu trúc mô và thành phần diệp lục?
-------- HẾT ------
Hướng dẫn chấm
Câu I
Câu I /ý |
Nội dung |
Điểm |
a |
Lactose có thể là nguồn năng lượng, nó có thể chuyển hóa thành glucose và galactose cung cấp nguồn nguyên liệu cho các phân tử lớn hơn, cấu trúc nên TB. |
0,5 |
b |
Phản ứng trùng ngưng |
0,25 |
c |
Liên kết glycosidic |
0,25 |
d |
0,5 |
|
e |
α-glucose do nhóm -OH nằm phía dưới |
0,25 |
f |
Dựa vào tính khử để phân biệt lactose và sucrose. Thực hiện thí nghiệm Benedict lactose cho màu nâu đỏ, sucrose thì không. |
0,25 |
Câu II
Câu II /ý |
Nội dung |
Điểm |
1 |
- Acid béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử nên linh hoạt hơn acid béo no, phần gần móng tiếp xúc trực tiếp với băng tuyết nên màng tế bào cần độ linh hoạt cao. - Cholesterol ngăn cản các đuôi acid béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, tạo tính linh động của màng. |
0,25
0,25 |
2 |
- Màng tế bào là màng phospholipid có đầu ưa nước hướng ra ngoài, đuôi kị nước hướng vào nhau và vào trong nên các chất kị nước dễ dàng qua màng, chất ưa nước khó đi trực tiếp qua màng. - Thuốc bị gắn thêm nhóm chức -CH3 là nhóm kị nước => nên thuốc dễ dàng qua lớp phospholipid kép vào trong tế bào. - Thuốc gắn thêm nhóm tích điện có tính ưa nước nên khó có thể đi qua màng vào trong tế bào. |
0,25
0,25
0,25 |
3 |
- X là protein ngoại tiết nên sẽ được đưa ra khỏi tế bào qua cơ chế xuất bào. - Cơ chế tổng hợp và vận chuyển X tính từ gen:
|
0,5
|
Câu III
Câu III /ý |
Nội dung |
Điểm |
1a |
Khi thêm O2, oxi sẽ nhận được e từ quá trình khử cyt c2+ thành cyt c3+ xúc tác hình thành H2O Phương trình: 2 H+ + ½ O2 → H2O |
0,25
0,25 |
1b |
- Dựa vào đồ thị ta thấy lượng O2 được đưa vào làm pH giảm mạnh vì cyt c2+ ở dạng khử được oxi hóa thành cyt c3+, electron được đưa đến O2 để tạo H2O. Electron được vận chuyển vào thì đồng thời H+ được đưa ra ngoài môi trường => pH giảm - Khi cyt dạng khử được oxi hóa hoàn toàn, proton lại quay trở lại dung môi trong túi, pH lại quay lại giá trị ban đầu. |
0,25
0,25 |
1c |
Cyanine có trong khí gas đưa vào hệ hô hấp, sẽ ngăn chặn sự vận chuyển e, quá trình phosphoryl hóa – oxy hóa bị ngăn cản lại ngừng tổng hợp ATP => cơ thể chết. |
0,25 |
2 |
- Hai phân tử protein này không có cấu trúc không gian và hoạt tính giống nhau. - Vì liên kết peptid có tính phân cực từ đầu N đến đầu C hai chuỗi polipeptide có trình tự giống nhau nhưng ngược chiều sẽ có gốc R hướng về các hướng khác nhau => cấu trúc bậc 2, 3 hoàn toàn khác nhau => hoạt tính protein thay đổi hoặc không có hoạt tính. |
0,25
0,5 |
Câu IV
Câu IV /ý |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Nhóm phân cực có tính ưa nước, vì cholesterol chỉ có một nhóm –OH phân cực, sẽ quá khó để trở thành một hormone hiệu quả. Bởi vì nó hầu như không hòa tan trong nước, nó không thể di chuyển dễ dàng như một chất truyền tin từ tế bào này sang tế bào khác thông qua chất lỏng ngoại bào. |
0,5 |
2 |
Màng sinh chất tạo nên một diện tích khá nhỏ so với tổng bề mặt màng trong tế bào. Lưới nội chất đặc biệt phong phú và trải dài toàn bộ thể tích của tế bào như một mạng lưới rộng lớn gồm các ống và tấm màng. Ca2+ dự trữ trong lưới nội chất do đó có thể được giải phóng khắp tế bào. Điều này rất quan trọng vì việc loại bỏ nhanh chóng các ion Ca2+ khỏi dịch bào bởi bơm Ca2+ ngăn cản Ca2+ khuếch tán bất kỳ khoảng cách đáng kể nào trong tế bào. |
0,5 |
3 |
- Khi bị nhiễm khuẩn tả, vi khuẩn sẽ khu trú ở lớp lót của ruột non và sản sinh ra một độc tố. Do độc tố này là một enzyme làm biến đổi hóa học G-protein liên quan đến điều tiết lượng muối và nước. - Khi G-protein bị biến đổi không còn khả năng thủy phân GTP thành GDP, nên nó bị luôn tồn tại ở trạng thái hoạt động và liên tục kích thích Adenylat cyclase sản sinh ra cAMP (chất truyền tin thứ 2). - Nồng độ cAMP cao trong ống tiêu hóa làm tế bào ruột tiết một lượng lớn muối và nước đi vào ống tiêu hóa theo nguyên tắc thẩm thấu => người mắc bệnh tiêu chảy cấp mất nhiều muối và nước. |
0,25
0,5
0,25 |
Câu V
Câu V /ý |
Nội dung |
Điểm |
5a |
Biểu đồ A cho thấy sự biểu hiện của miR-215 tương đối thấp trong mô vú ung thư (khoảng 0,8) nhưng lại tương đối cao ở mô vú không ung thư (khoảng 2,3). Như vậy, khi biểu hiện của miR-215 ở nồng độ cao thì ít bị ung thư hơn => sự có mặt của miR-215 dường như có ảnh hưởng đến khả năng ung thư. |
0,5 |
5b |
Biểu đồ B cho thấy quá trình apoptosis cao khi có chất bắt chước miR-215 (khoảng 30%) và quá trình apoptosis thấp khi có chất ức chế miR-215 (khoảng 6%). |
0,5 |
5c |
- Các TB bình thường trở thành ung thư khi chúng phân chia mất kiểm soát. Thông thường các tế bào sau khi phân chia vài lần chúng sã chết theo chương trình trước khi hình thành một khối u lớn. - Theo đồ thị B, quá trình apoptosis được tăng cường trong mô với mô hình bắt chước miR-215. Hơn nữa khi miR-215 bị ức chế quá trình apoptosis cũng thấy bị ảnh hưởng => mô phỏng miR-215 có thể làm chậm sự phát triển của khối u bằng cách khiến các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư chết theo chương trình như các nhà nghiên cứu đã dự đoán => Do đó có thể đề xuất một loại thuốc bắt chước mỉ-215 điều trị ung thư. |
0,25
0,25 |
5d |
- Hình A cho thấy lượng miR-215 nồng độ cao ở tế bào bình thường nhưng thiếu ở mô vú bị ung thư => miR-215 bảo vệ chống lại ung thư vú. - Hơn nữa dữ liệu trên biểu đồ B gợi ý một cơ chế về cách biểu hiện của miR-215 bảo vệ chống lại ung thư, nó kích hoạt quá trình apoptosis => loại bỏ các tế bào ung thư khỏi mô.
|
0,25
0,25 |
Câu VI
Câu VI /ý |
Nội dung |
Điểm |
1 |
a. Hiệu lực diệt khuẩn của 5 loại kháng sinh : E>D>A>B>C. Vì theo bảng a kích thước vòng vô khuẩn càng lớn chứng tỏ kháng sinh đó càng có hiệu lực diệt khuẩn mạnh hơn. |
0,5
|
b. Các kháng sinh A, B và D là an toàn. Vì liều lượng bắt đầu gây độc của A,B,D là >3 mg |
0,25 |
|
c. Các kháng sinh B và D. Vì theo hình a và bảng a liều lượng bắt đầu gây độc của D khoảng 8mg và B khoảng 6mg)> 5mg và hiệu lực diệt vi khuẩn – vòng vô khuẩn (D = 26; B = 18). |
0,25 |
|
2 |
a. Nồng độ 1,5 mg/L penicillin tiêu diệt hết S. pneumoniae nên vi khuẩn không phát triển. |
0,5 |
b. Ống 3 nồng độ 1mg/L là nồng độ tối thiểu ức chế - có thể vi khuẩn chưa hết hoàn toàn, khi kháng sinh không còn tác dụng thì VK phát triển trở lại. |
0,25 |
|
c. Nồng độ 2mg/L là không cần thiết, vì penicillin tiêu diệt hết VK nên nồng độ 1,5 mg/L và 2mg/L là giống nhau (tác dụng như nhau). |
0,25 |
VII
Câu VII /ý |
Nội dung |
Điểm |
a |
- Đây là quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào. - Quá trình này diễn ra trong điều kiện có O2 phân tử, chất cho electron là glucose và chất nhận e cuối cùng là O2 để tạo ra H2O. -Tổng số lượng ATP tạo ra là 32 ATP với hiệu suất gần 40%. |
0,25 0,25
0,25 |
b |
- Khi đưa sang môi trường yếm khí, các chủng nấm men này sẽ thực hiện quá trình lên men tạo ra các sản phẩm hữu cơ. - Quá trình này chỉ tạo 2 ATP từ đường phân, cô ấy nên đánh dấu 14C vào các phân tử hữu cơ như lactate hoặc ethanol. |
0,25
0,25 |
c |
So sánh |
0,25
0,5 |
VIII
Câu VIII /ý |
Nội dung |
Điểm |
1 |
- Virut độc là virut phát triển làm tan tế bào chủ. Virut ôn hoà là virut sau khi xâm nhập vào tế bào chủ thì bộ gen của chúng xen cài vào bộ gen tế bào chủ, tế bào chủ vẫn sinh trưởng bình thường. - Trong tế bào của vật chủ khi có phage xâm nhập xuất hiện protein ức chế. Nếu tế bào tổng hợp chất này sớm thì tính độc của phage không được biểu hiện và trở thành ôn hòa. Và ngược lại khi chất này sinh ra muộn, phage được nhân lên làm tan tế bào (độc) |
0,25
0,25 |
2a |
- Virut cúm sử dụng ARN-polimeraza của nó và nguyên liệu của tế bào chủ để (phiên mã) tổng hợp mARN (ARN +) trên khuôn ARN của nó (ARN -). - Các mARN (ARN +) mới được tổng hợp được dùng làm khuôn để tổng hợp các ARN hệ gen mới (ARN -) của virut, đồng thời được dùng làm khuôn để tổng hợp (dịch mã) prôtêin vỏ capsit và vỏ ngoài để lắp ráp thành virut mới. |
0,25
0,25 |
2b |
- Virut lai thế hệ 1 không lây truyền bệnh ở gia cầm. - Vì, hệ gen của virut lai thế hệ 0 là từ virut cúm A/H3N2 nên sẽ tạo ra thế hệ 1 là A/H3N2 không lây truyền bệnh ở gia cầm (trừ trường hợp đột biến xảy ra ngay trong lần tái sinh virut thế hệ 0) |
0,25
0,25 |
2c |
- Nếu gen mã hóa cho gai H bị đột biến thì phần lớn virut lai không lây nhiễm (hoặc giảm) ở người. - Vì virut không có khả năng đính kết lên tế bào chủ (qua thụ thể) nên không xâm nhập được vào tế bào vật chủ. |
0,25
0,25 |
Câu IX
Câu IX /ý |
Nội dung |
Điểm |
a |
Ta có ᴪw1 = ᴪs1 = - RCTi = - 0,00821 x 0,11x (273 + 27) x 2 = - 0,54186 Mpa ᴪw2 = ᴪs + ᴪp = - 0,491 – 0,011 = - 0,502 Mpa ᴪw3 = ᴪs + ᴪp = - 0,042 – 0,065 x 0,00821 x (273 + 27) x 3 = - 0,522285 Mpa ᴪw4 = -0,195 x 0,00821 x 1 x 300 = -0,480285 Mpa Vì nước di chuyển từ nơi có thế nước cao tới nơi có thế nước thấp nên hướng di chuyển của nước từ: Tế bào 4 => Tế bào 2 => Tế bào 3 => Tế bào 1 |
0,25 0,25
0,25
0,25
0,25 |
b |
Tế bào biểu bì rễ là tế bào số 4 Tế bào vỏ rễ gồm các tế bảo 2,3 thuộc lớp vỏ rễ đầu, lớp vỏ rễ thứ 2 là tế bào số 1 |
0,25 0,25 |
c |
HS có thể vẽ cách khác nếu hợp lý vẫn cho điểm |
0,25 |
Câu X
Câu VIII /ý |
Nội dung |
Điểm |
1a |
Vẽ đồ thị
|
0,5 |
1b |
Khi cường độ ánh sáng ≥ 3 (đơn vị), cường độ quang hợp đạt cao nhất do đã huy động tối đa lượng CO2 có trong môi trường. |
0,25 |
1c |
Ba lý do khiến cường độ quang hợp của lúa giảm khi nhiệt độ môi trường trên 30oC, có thể là: - Nhiệt độ cao trên 30oC kìm hãm hoạt động của các enzyme - Nhiệt độ cao => khí khổng đóng lại => sự hấp thụ CO2 giảm - Khí khổng đóng lại => lượng O2 trong lá cao sẽ tác động đến enzyme rubisco làm giảm cường độ quang hợp do xảy ra hô hấp sáng ở thực vật C3 (lúa). |
0,25
0,25 0,25 |
2 |
- Trên tán lá của cây C3, các lá cây trong bóng râm mỏng hơn so với lá cây được chiếu sáng đầy đủ. Do lá cây trong bóng râm thường chỉ có 1 lớp tế bào mô dậu với kích thước của các tế bào ngắn hơn, ngoài ra phần mô xốp cũng mỏng hơn. - Lá cây trong bóng râm có tỷ lệ diệp lục a/b nhỏ hơn của lá cây được chiếu sáng đầy đủ, vì tăng hàm lượng diệp lục b. |
0,25
0,25 |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi HSG Sinh 10 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm Đề thi học sinh giỏi lớp 10 năm 2024 các môn học khác:
- Đề thi học sinh giỏi Toán 10
- Đề thi học sinh giỏi Văn 10
- Đề thi học sinh giỏi Tiếng Anh 10
- Đề thi học sinh giỏi Hóa học 10
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)