Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Cần Giờ 2025 (có đáp án)
Thành phố Hồ Chí Minh công bố đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ Văn theo chương trình mới. Mời các bạn đón đọc:
Đề thi minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Cần Giờ 2025
UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Sở Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giờ
Đề minh họa Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT theo chương trình GDPT 2018
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN I (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: “Ai bảo chăn trâu là khổ?” Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được... Chưa đánh roi nào đã khóc! Có cô bé nhà bên Nhìn tôi cười khúc khích Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi... |
Cách mạng bùng lên Rồi kháng chiến trường kỳ Quê tôi đầy bóng giặc Từ biệt mẹ tôi đi Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại... Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi... |
(Trích Quê hương, Giang Nam, dẫn theo Quê Hương - Tập thơ từ miền Nam gửi ra, NXB Văn Học, 1962)
Chú thích:
Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung (1929-2023), sinh ra trong một gia đình nhà Nho bình dân yêu ndước, tại làng Bình Trị, tổng Hiệp Trung, huyện Tân Định, phủ Bình Hoà, tỉnh Khánh Hoà.
“Quê hương” được sáng tác năm 1960 là bài thơ nổi tiếng nhất của nhà thơ Giang Nam. Bài thơ “Quê hương” đạt giải nhì về thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961. Nguyên mẫu của “cô bé nhà bên” là vợ của ông. Ông sáng tác bài thơ tại căn cứ của Tỉnh ủy Khánh Hòa dưới chân núi Hòn Dù khi nghe hung tin vợ con bị bắt và thủ tiêu. Cuối năm 1961, khi đang ở căn cứ tại Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), ông bất ngờ biết vợ con vẫn còn sống, đã về quê tại Nha Trang sinh sống an toàn. Tòa án không đủ cơ sở buộc tội bà là vợ cộng sản nên trả tự do ngay tại tòa. Giang Nam cảm xúc lại dâng trào mãnh liệt và làm tiếp hai bài thơ: Ngày mai đi đón em và Con còn sống.
Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1. (0,5 điểm) Dựa vào văn bản, chỉ ra hai kỉ niệm được nhắc tới thuở còn thơ của nhân vật tôi
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ trên.
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng.
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra được qua đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
Câu 5. (2,0 điểm) Viết đoạn văn văn nghị luận phân tích đoạn thơ trên trong bài thơ “Quê hương” của Giang Nam. ( 2.0 điểm)
PHẦN II (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Mọi thứ trên đời dù tốt đẹp đến đâu chăng nữa cũng có lúc xấu đi; đó thực sự là quy luật của cuộc sống. Dù bạn là ai, dù ngày hôm nay bạn đạt được những thành công rực rỡ như thế nào chăng nữa thì bạn vẫn là một con người đi tìm sự hoàn thiện cho chính mình qua những lần vấp ngã. Bạn đừng quá thất vọng hay chán nản khi nhìn vào những thất bại của mình, hãy xem những sai lầm là những trải nghiệm thực tế nhất để đánh giá, học hỏi và rèn luyện bản thân. Bạn đã làm sai điều gì? Điều gì cần phải được thay đổi để có thể thành công vào lần sau? Và bạn cũng thử nghĩ xem, nếu không bao giờ gặp phải những vấn đề rắc rối, những vấp váp ban đầu thì làm sao bạn đánh giá được sự tiến bộ của chính mình? Tất cả mọi người đều rèn luyện bản thân mình bằng cách ấy. Những anh hùng vĩ đại nhất đều đã trưởng thành từ những thất bại và thất vọng. Thất bại thực sự là nguồn sức mạnh ẩn sau tất cả những kinh nghiệm cá nhân.
Hãy tiến bước và hòa nhập vào cuộc sống. Đừng cố gắng kiểm soát mọi thứ trong tầm tay để rồi cảm thấy lo lắng khi gặp những trở ngại. Nếu có gặp phải thất bại trên đường đời thì hãy chấp nhận để vượt qua chúng, bạn sẽ cảm thấy mình ngày một mạnh mẽ và trở nên tốt đẹp hơn. Hãy dám đương đầu với nỗi thất vọng và những thất bại, coi chúng như những cột mốc chỉ đường trên hành trình của đời bạn, đừng từ chối nó nếu bạn không muốn giữ mãi những yếu kém không thể nào vượt qua được.
(“Khám phá sức mạnh bản thân”, Gillian Stokes, Bảo Trâm biên dịch, tr.130-131, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016)
Câu 1. (1,0 điểm) Phân tích mối quan hệ giữa luận đề và luận điểm trong văn bản.
Câu 2. (4,0 điểm) Bằng góc nhìn của tuổi trẻ, em hãy viết văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ của em về cách giải quyết một vấn đề trong cuộc sống của các bạn trẻ hiện nay.
------------------------- HẾT -------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án tham khảo Đề thi minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Cần Giờ 2025
(Hướng dẫn chấm có 06 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Đáp án - Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh chỉ quan tâm ý mà cho điểm một cách đơn thuần. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, tính chất cụ thể của đề thi và đặc điểm của kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT; trên cơ sở bám sát biểu điểm và từng bài làm cụ thể của học sinh, giám khảo chủ động, linh hoạt trong vận dụng tiêu chí cho điểm. Tôn trọng và khuyến khích những bài làm sáng tạo, độc đáo, giàu cảm xúc.
Trong trường hợp thí sinh tổ chức bài làm theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho điểm như Đáp án - Hướng dẫn chấm. Điểm từng câu không làm tròn. Điểm bài thi bằng tổng điểm các câu, không làm tròn.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: |
5,0 |
1 |
Hai kỉ niệm được nhắc tới thuở còn thơ của nhân vật tôi: - Tuổi thơ trốn học, bị mẹ bắt phạt đánh roi. - Cô bé nhà bên mắt đẹp tròn, cười khúc khích. |
0,25 0,25 |
|
2 |
- Cảm hứng chủ đạo: Kí ức tuổi thơ trong sáng lớn lên cùng quê hương thanh bình yên ả, bên gia đình và cô bé thầm thương là điểm tựa tinh thần để người lính tiếp bước đường ra trận. |
0,5 |
|
3 |
- Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ “Ai bảo chăn trâu là khổ?” - Tác dụng: + Tạo một cách biểu đạt dí dỏm cho đoạn thơ gây ấn tượng cho người đọc + Câu hỏi ấy như xoáy sâu vào nỗi hoài niệm của tác giả về một tuổi thơ tươi đẹp đã qua |
0,5 0,5 |
|
4 |
Thông điệp sâu sắc em rút ra qua đoạn thơ: Kí ức về tuổi thơ êm đềm sẽ mãi là món quà xoa dịu tâm hồn, những tình cảm chân thành, đẹp đẽ của tuổi trẻ trong sáng sẽ mãi là hành trang, điểm tựa đi theo mỗi người suốt cả cuộc đời. * Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lí. |
1,0 |
|
5 |
Viết đoạn văn văn nghị luận phân tích đoạn thơ trên trong bài thơ “Quê hương” của Giang Nam. |
2,0 |
|
|
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: - Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân - hợp,... - Đảm bảo bố cục ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Đây chỉ là một đoạn trong bài văn phân tích tác phẩm văn học. HS không biến thành bài văn thu nhỏ. |
0,25 |
|
|
b. Xác định yêu cầu về mặt nội dung: * Đoạn văn phải phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Mở đoạn: Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả; khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Thân đoạn: Trình bày ý kiến về nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ. Gợi ý: + Nội dung: Đoạn thơ thể hiện những kí ức tuổi thơ yên bình, tình cảm trong sáng và tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ trong thời kì đất nước có chiến tranh. + Nghệ thuật: • Câu hỏi tu từ: Ai bao chăn trâu là khổ? → Tạo một cách biểu đạt dí dỏm cho đoạn thơ; xoáy sâu vào nỗi hoài niệm của tác giả về một tuổi thơ tươi đẹp đã qua. • Thành phần phụ chú: (có ai ngờ), (thương thương quá đi thôi) → bổ sung thông tin; bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình về cô bé hàng xóm, đó là tình thương yêu, quý mến. - Kết đoạn: Khái quát vấn đề. * Đoạn văn phải sử dụng lí lẽ, bằng chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề trên. |
0,25 |
|
|
c. Hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. - Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. |
0,5 |
|
|
d. Viết đoạn văn đảm bảo các các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 |
|
|
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, đúng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 |
|
|
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
|
II |
1 |
Mối quan hệ giữa luận đề và luận điểm trong văn bản: - Luận đề: Con người cần phải có vấp ngã để đạt được thành công. - Luận điểm: + Hãy xem những sai lầm là những trải nghiệm thực tế nhất để đánh giá, học hỏi và rèn luyện bản thân. + Hãy tiến bước và hòa nhập vào cuộc sống. + Hãy dám đương đầu với nỗi thất vọng và những thất bại. => Hệ thống luận điểm được đưa ra hợp lí, logic để làm sáng tỏ luận đề. |
1,0 |
2 |
Bằng góc nhìn của tuổi trẻ, em hãy viết văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ của em về cách giải quyết một vấn đề trong cuộc sống của các bạn trẻ hiện nay. |
4,0 |
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. |
0,5 |
|
b. Đọc văn bản và xác định đúng vấn đề nghị luận (vấn đề nghị luận được phát hiện trong quá trình đọc sẽ thể hiện bằng cách tích hợp trong bài nghị luận ở phần nội dung nghị luận và không cần trả lời bằng câu trả lời riêng). |
1,0 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể. Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục. Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Bố cục bài viết cần đảm bảo: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề. * Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận - Giải thích vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết theo hướng sau: + Thực trạng vấn đề + Nguyên nhân vấn đề + Hậu quả vấn đề - Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện... - Đưa ra cách giải quyết vấn đề. * Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân. Đây là đề mở. Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục. |
2,0 |
||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
0,25 |
||
Lưu ý: - Khuyến khích và trân trọng những bài làm có sự sáng tạo và giọng điệu riêng. - Chấp nhận cách kiến giải khác nhau về vấn đề kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn là hợp lý và thuyết phục. Tổng điểm toàn bài là 5,0 điểm có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số phải có sự thống nhất trong tổ chấm thi đảm bảo không có sự sai lệch với tổng điểm của mỗi câu. |
|||
Tổng điểm |
10,0 |
------------------- HẾT -------------------
Xem thêm đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 năm 2025 các tỉnh khác:
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 TP HCM 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Hải Phòng 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Hải Dương 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Ninh Bình 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn chuyên vào lớp 10 Ninh Bình 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Cần Giờ 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Củ Chi 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Nhà Bè 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Phú Nhuận 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Phú Thọ 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Thanh Hóa 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Quận 5 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Bình Thạnh 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Bình Tân 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Hóc Môn 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Tp Thủ Đức 2025
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)