Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Cần Giờ 2025 (có đáp án)
Thành phố Hồ Chí Minh công bố đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ Văn theo chương trình mới. Mời các bạn đón đọc:
Đề thi minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Cần Giờ 2025
UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Sở Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giờ
Đề minh họa Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT theo chương trình GDPT 2018
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN I (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm; Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt.
Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ, đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy mình học là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
- Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên một hôm.
Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
- Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng.
Dương Trạm nói:
- Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng[1]. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên.
Tử Hư nói:
- Thầy được lĩnh chức trọng quyền cao như vậy, chẳng hay sự sống chết thọ yểu của con, thầy có được rõ không?
- Việc đó không phải thuộc về chức vụ của ta.
- Vậy thế thầy giữ về việc gì?
- Ta trông coi về việc văn chương thi cử, khoa danh cao thấp của những học trò trong thiên hạ
Tử Hư mừng mà rằng:
- Nếu thế thì tiền trình của con cùng đạt thế nào chắc thầy biết rõ?
- Cứ như văn chương tài nghệ của anh, đương đời này không ai bì kịp, huống anh lại còn có tính trung hậu thành thực; có điều lúc thiếu thời thường lấy văn tài mà kiêu ngạo với người khác, cho nên trời mới bắt đỗ muộn để phải chùn nhụt cài nết ngông ngáo đi. Nếu không thì cướp thẻ trước của Mông Chính[2], lặt cỏ rác của Hạ Hầu[3] phỏng anh còn khó khăn gì nữa. Cho nên xưa nay người ta bàn về kẻ sĩ, tất trước hết xét đến đức hạnh là vì thế. Ngày nay những người mặc áo nhà nho, đeo dải nhà nho thì lại khác hẳn. Họ thường đổi họ để đi học, thay tên để đi thi; hễ trượt đỗ thì đổ lỗi mờ quáng cho quan chấm trường, hơi thành danh thì hợm mình tài giỏi hơn cả tiền bối, chí khí ngông ngáo, tính tình tráo trở, thấy thầy nghèo thì lảng tránh, gặp bạn nghèo thì làm ngơ, không biết rằng ngày thường dắt dẫn rèn cặp phần nhiều là cái công đức của thầy bạn. Vả như ta ngày xưa, dạy có đến mấy nghìn học trò, giao du ở kinh đô rất nhiều bè bạn thế mà sau ta mất, nghe có người đai vàng, mũ bạc, có người quan cả ngôi cao, nhưng không hề một ai tìm đến thăm viếng mồ ta mà tưới lên một vài chén rượu. Nhân thế ta vẫn để ý đến anh lắm.
(Trích Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ 2011, tr 111-112)
Chú thích:
1. Tử đồng: vốn là tên một huyện ở Trung Quốc, nơi thờ Đế quân Văn Xương, trông coi về văn học, thường có tục cầu tiên giáng bút. ở đây tác giả chỉ dùng với nghĩa là nơi ở của Đế quân.
2. Lã Mông Chính là người đời Tống, thi đỗ trạng nguyên. Khi nghe tin Mông Chính đỗ, Hồ Đán Phủ phàn nàn rằng: “Thôi thế là sang năm ta đỗ, lại phải sau hắn một thẻ rồi”. Quả nhiên sang năm Hồ đỗ thật
3. Hạ Hầu Thắng là một danh nho đời Hán. Ông thường nói: “Kẻ sĩ chỉ sợ không sáng nghĩa kinh, nếu sáng thì lấy áo xanh áo tía dễ dàng như lặt cỏ rác ở dưới đất vậy”.
Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1. (0,5 điểm) Liệt kê các nhân vật trong văn bản. Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ.
Câu 2. (0,5 điểm) Thuật lại lời nói của nhân vật Tử Hư sau đây theo cách dẫn gián tiếp:
Tử Hư nói:
- Thầy được lĩnh chức trọng quyền cao như vậy, chẳng hay sự sống chết thọ yểu của con, thầy có được rõ không?
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của yếu tố hoang đường, kì ảo trong đoạn trích.
Câu 4. (1,0 điểm) Nêu bài học rút ra từ lời bàn về kẻ sĩ và khoa cử của Dương Trạm ở cuối đoạn trích.
Câu 5. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nội dung chủ đề hoặc một nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên.
PHẦN II (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
“Cuộc sống không thiếu cái đẹp, mà là chỉ thiếu sự phát hiện ra nó”. Đây là câu danh ngôn nổi tiếng của nhà văn Pháp Romain Roland.
Cuộc sống của chúng ta luôn có cái đẹp và tình yêu. Tuy nhiên, có người có thể nhận thấy nhưng cũng có người không thể nhận thấy được. Vì sao như vậy?
Đó là vì con người ta nhìn nhận thế giới từ những góc độ khác nhau với những cách thức khác nhau, nên kết quả thu được cũng khác nhau. Chỉ khi nào mang trong mình tình yêu thương, nhìn nhận thế giới bằng tình yêu thì mới có thể phát hiện và cảm nhận được cái đẹp.
Con người muốn thành công, có được cuộc sống hạnh phúc thì trước tiên cần phải có trái tim yêu thương, yêu quý cuộc sống, yêu quý thiên nhiên, yêu quý từng con vật nhỏ bé, từng cành cây ngọn cỏ, từng ngọn núi con sông.
Tóm lại, tình yêu tồn tại ở khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta, chỉ có điều bạn có phát hiện ra nó hay không mà thôi.
(In trong Cha mẹ tốt con cái tốt, Dương Minh Hào, Vũ Thị Mỹ, Cù Thị Thúy Lan, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, tr 109-110)
Thực hiện yêu cầu:
Em có đồng tình với quan điểm: “Tình yêu tồn tại ở khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta” của tác giả không? Vì sao? Hãy viết bài văn trả lời câu hỏi trên và đề xuất những cách phát hiện và cảm nhận tình yêu.
------------------------- HẾT -------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án tham khảo Đề thi minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Cần Giờ 2025
(Hướng dẫn chấm có 06 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Đáp án - Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh chỉ quan tâm ý mà cho điểm một cách đơn thuần. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, tính chất cụ thể của đề thi và đặc điểm của kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT; trên cơ sở bám sát biểu điểm và từng bài làm cụ thể của học sinh, giám khảo chủ động, linh hoạt trong vận dụng tiêu chí cho điểm. Tôn trọng và khuyến khích những bài làm sáng tạo, độc đáo, giàu cảm xúc.
Trong trường hợp thí sinh tổ chức bài làm theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho điểm như Đáp án - Hướng dẫn chấm. Điểm từng câu không làm tròn. Điểm bài thi bằng tổng điểm các câu, không làm tròn.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: |
5,0 |
1 |
- Nhân vật: Phạm Tử Hư, Dương Trạm - Nhân vật chính: Phạm Tử Hư |
0,25 0,25 |
|
2 |
- Đúng kiểu câu trần thuật: ai nói, nói với ai, nói điều gì. - Thay đổi đại từ xưng hô ở ngôi thứ nhất, thứ 2 thành ngôi thứ 3 hợp lý |
0,25 0,25 |
|
3 |
- Yếu tố kì ảo, hoang đường: + Dương Trạm ngồi trong một tán vàng kiệu ngọc, xuất hiện trong ánh sương mù, có cỗ xe nạm hạt châu, kẻ hầu đi theo. + Dương Trạm hẹn Phạm Hư Tử đến đền Trấn Vũ cửa Bắc nói chuyện. Dương Trạm trở thành người trông coi việc thi cử dưới hạ giới. - Tác dụng: + Tạo ra sự sinh động, tạo hứng thú, tăng tính hấp dẫn cho người đọc. + Muốn bất tử hóa nhân vật Dương Trạm vì đã có những phẩm chất tốt. |
0,5
0,5 |
|
4 |
- Gọi tên được một bài học hợp lý như khiêm tốn, trung thực, biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ mình, có tri thức phải rèn luyện đạo đức mới có thể thành công,... - Lí giải được lí do nêu lên bài học * Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lí. |
1,0 |
|
5 |
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nội dung chủ đề hoặc một nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên |
2,0 |
|
|
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: - Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp,... - Đảm bảo bố cục ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Đây chỉ là một đoạn trong bài văn phân tích tác phẩm văn học. HS không biến thành bài văn thu nhỏ. |
0,25 |
|
|
b. Xác định yêu cầu về mặt nội dung: * Đoạn văn phải phân tích nội dung chủ đề hoặc một nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (cốt truyện, cách xây dựng nhân vật, chi tiết tiêu biểu,…) của văn bản. - Mở đoạn: Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả; khái quát nội dung chủ đề hoặc nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Thân đoạn: Trình bày ý kiến về nội dung chủ đề hoặc nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm. Gợi ý: + Chủ đề: Tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo Ngợi ca phẩm chất của người thầy/ trò. + Nghệ thuật: Chi tiết miêu tả nhân vật, không gian tinh tế, sống động. Yếu tố hoang đường, kì ảo được sử dụng hợp lí, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn cho câu chuyện, đồng thời thể hiện sự bất tử hóa của nhân vật Dương Trạm vì đã có những phẩm chất cao đẹp. Xây dựng nhân vật sinh động, làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật. - Kết đoạn: Khái quát vấn đề. * Đoạn văn phải sử dụng lí lẽ, bằng chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề trên. |
0,25 |
|
|
c. Hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. - Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. |
0,5 |
|
|
d. Viết đoạn văn đảm bảo các các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 |
|
|
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, đúng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 |
|
|
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
|
II |
|
Em có đồng tình với quan điểm: “Tình yêu tồn tại ở khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta” của tác giả không? Vì sao? Hãy viết bài văn trả lời câu hỏi trên và đề xuất những cách phát hiện và cảm nhận tình yêu. |
5,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. |
0,5 |
|
b. Đọc văn bản và xác định đúng vấn đề nghị luận Vấn đề nghị luận: Nghị luận về tình yêu trong cuộc sống và cách phát hiện, cảm nhận tình yêu. Lưu ý: Đây là dạng đề mở, tùy vào hiểu biết và suy ngẫm riêng, HS có thể đồng ý/ không đồng ý/ đồng ý một phần với ý kiến trong đề. Khi bàn luận vấn đề, HS cần đưa ra quan điểm cụ thể của mình và có những lí giải hợp lí cũng như bảo đảm các bước làm bài. |
1,0 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể. Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục. Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Dưới đây là một hướng gợi ý: Bố cục bài viết cần đảm bảo: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề (đồng ý với nhận định của đề bài). * Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận - Giải thích vấn đề nghị luận. + Tình yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu giữa con người với con người và vạn vật. + Tình yêu là hạnh phúc của mỗi con người. Khi biết yêu thương, con người trở nên tốt đẹp hơn. + Tình yêu lớn lên nhờ cho đi, đó là tình yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được - Cách phát hiện tình yêu thương: + Tình yêu thương được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. + Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái/ con cái dành cho bố mẹ/ ông bà với con cháu,... + Tình yêu thương của thầy cô dành cho học trò. + Tình yêu thiên nhiên, yêu động vật,... + Tình yêu thương thể hiện qua những cử chỉ nhỏ: Sự giúp đỡ, san sẻ của những người xa lạ trong lúc khó khăn; sự quan tâm giúp đỡ giữa bạn bè,... - Cách cảm nhận tình yêu thương: + Giúp ta thấy vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, biết sống có ý nghĩa + Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người. + Là động lực , ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách. + Được mọi người yêu mến, quý trọng, thành công trong cuộc sống. + Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, xã hội văn minh tiến bộ. - Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện... + Cần tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ với những nỗi đau của người khác. + Cần phê phán lối sống ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình. * Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân. Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục. |
2,5 |
||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
0,5 |
||
Lưu ý: - Khuyến khích và trân trọng những bài làm có sự sáng tạo và giọng điệu riêng. - Chấp nhận cách kiến giải khác nhau về vấn đề kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn là hợp lý và thuyết phục. Tổng điểm toàn bài là 5,0 điểm có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số phải có sự thống nhất trong tổ chấm thi đảm bảo không có sự sai lệch với tổng điểm của mỗi câu. |
|||
Tổng điểm |
10,0 |
------------------- HẾT -------------------
Xem thêm đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 năm 2025 các tỉnh khác:
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 TP HCM 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Hải Phòng 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Hải Dương 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Ninh Bình 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn chuyên vào lớp 10 Ninh Bình 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Cần Giờ 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Nhà Bè 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Phú Nhuận 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Quận 3 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Phú Thọ 2025
- Đề minh họa Ngữ Văn vào lớp 10 Thanh Hóa 2025
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)