Đề Thi vào 10 chuyên Hóa Lê Khiết
Với Đề Thi vào lớp 10 chuyên Hóa trường THPT Lê Khiết tỉnh Quảng Ngãi chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào 10 môn Hóa.
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi
Trường THPT Lê Khiết
Kì thi tuyển sinh vào 10
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu I: (2,5 điểm)
I.1.(1,5 điểm)
Xác định các chất A, B, C, D và viết phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa:
Biết A, B, C, D khi đốt đều phát ra ánh sáng màu vàng.
I.2.(1 điểm)
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:
a/ Cho mẫu đá vôi vào dung dịch KHSO4.
b/ Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
c/ Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ.
d/ Gây nổ hỗn hợp thuốc nổ đen.
Câu II: (2 điểm)
II.1(1 điểm)
Có hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ: C6H6; C2H5OH; CH3COOC2H5. Trình bày phương pháp tách riêng từng chất, viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
II.2(1 điểm)
Chỉ dùng thêm một thuốc thử, bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 5 mẫu chất bột có màu tương tự nhau đựng riêng biệt trong 5 lọ mất nhãn: Ag2O, CuO, Fe3O4, MnO2, hỗn hợp (Fe và FeO). Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu III: (1,5 điểm)
Dung dịch X chứa hai muối vô cơ; trong đó có chứa gốc sunfat. Cho dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2 đun nóng thu một khí A, kết tủa B và dung dịch C. Dung dịch C tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 (trong môi trường HNO3) thu được kết tủa màu trắng hóa đen ngoài ánh sáng.
Kết tủa B đem nung nóng đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn Z. Giá trị của a thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 dùng. Nếu dùng Ba(OH)2 vừa đủ thì a đạt giá trị cực đại, nếu dùng Ba(OH)2 dư thì a giảm dần đến giá trị cực tiểu.
a/ Dự đoán trong dung dịch X có thể chứa những muối nào?
b/ Biết rằng khi a = 8,01 gam thì Z phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1,2M, còn lại bã rắn nặng 6,99 gam. Xác định công thức hóa học hai muối trong dung dịch X.
Câu IV: (2,5 điểm)
Dung dịch X là dung dịch HCl. Dung dịch Y là dung dịch NaOH. Cho 60 ml dung dịch X vào cốc chứa 100 gam dung dịch Y, thu dung dịch A chỉ chứa một chất tan. Cô cạn dung dịch A thu 14,175 gam chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu 8,775 gam chất rắn.
a/ Tính nồng độ mol/lít của dung dịch X, nồng độ phần trăm của dung dịch Y và công thức của Z.
b/ Cho 1,64 gam hỗn hợp X1 gồm Al, Fe vào cốc đựng 84 ml dung dịch X. Sau phản ứng thêm tiếp 160 gam dung dịch Y vào cốc, phản ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,31 gam chất rắn Y1. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X1.
Câu V: (1,5 điểm)
Cho etan (C2H6) đi qua xúc tác, ở nhiệt độ cao thu được một hỗn hợp khí X gồm 4 chất etan, etilen, axetilen và H2. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,6. Cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư, phản ứng hoàn toàn, tính số mol Br2 đã tham gia phản ứng.
(Cho: Ba = 137; S = 32; Zn = 65; N = 14; Cl = 35,5; Na = 23; O = 16; H = 1; Al = 27;Fe = 56; C = 12)
..…………. HẾT………….
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi
Trường THPT Lê Khiết
Kì thi tuyển sinh vào 10
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1: (2,5 điểm)
1.1. (1,5 điểm)
Cho các muối A, B, C ứng với các gốc axit khác nhau, biết:
A + dung dịch HCl => có khí thoát ra
A + dung dịch NaOH => có khí thoát ra
B + dung dịch HCl => có khí thoát ra
B + dung dịch NaOH => có kết tủa
Ở dạng dung dịch C + A => có khí thoát ra
Ở dạng dung dịch C + B => có khí thoát ra và có kết tủa
Xác định công thức của 3 muối và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
1.2. (1,0 điểm)
Muối X khi đốt cháy cho ngọn lửa màu vàng. Đun nóng MnO2 với hỗn hợp muối X và H2SO4 đặc tạo ra khí Y có màu vàng lục. Khí Y tác dụng với dung dịch NaOH và vôi tôi lần lượt tạo ra hai loại chất tẩy trắng A và B.
a) Xác định X, Y; gọi tên A, B và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) A và B có tác dụng tẩy trắng nhờ tác dụng với CO2 của không khí. Hãy viết các phương trình hóa học để giải thích.
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1. (1,5 điểm)
Một dung dịch gồm các chất: NaCl, Ca(HCO3)2, CaCl2, MgSO4, Na2SO4. Làm thế nào để thu được muối ăn tinh khiết từ dung dịch trên?
2.2. (0,5 điểm)
Trên bao bì của một loại phân bón NPK có kí hiệu 20.10.10
a) Nêu ý nghĩa của kí hiệu trên. Độ dinh dưỡng của phân:
- Đạm: %mN có trong phân,
- Lân: %mP2O5 tương ứng với lượng P có trong phân,
- Kali: %mK2O tương ứng với lượng K có trong phân.
b) Tính khối lượng của các nguyên tố N, P, K có trong 150 kg loại phân trên.
Câu 3: (2,0 điểm)
3.1. (1,0 điểm) Cho sơ đồ sau:
Biết: X là một chất khí, A là một polime có phân tử khối rất lớn, C phản ứng được với
kim loại Na nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH, D phản ứng được với cả kim loại Na và dung dịch NaOH, E phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không phản ứng với kim loại Na.
Xác định các chất X, A, B, C, D, E và viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên.
3.2. (1,0 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 13,45 gam hỗn hợp 2 muối hiđrocacbonat và cacbonat của một kim loại kiềm bằng 300 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng, để trung hòa HCl dư thì cần 75 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Xác định công thức 2 muối.
Câu 4: (1,5 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí X gồm a gam hiđrocacbon A và b gam hiđrocacbon B thu được 35,2 gam CO2 và 16,2 gam H2O. Nếu thêm vào V lít X một lượng a/2 gam A được hỗn hợp khí Y, đốt cháy hoàn toàn Y thì thu được 48,4 gam CO2 và 23,4 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A và B, biết rằng chúng là các chất khí ở điều kiện thường.
Câu 5: (2,0 điểm)
Cho X, Y là hai dung dịch HCl có nồng độ khác nhau. Lấy V lít dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 35,875 gam kết tủa. Để trung hòa V’ lít dung dịch Y cần 500 ml dung dịch NaOH 0,3M.
a) Trộn V lít dung dịch X với V’ lít dung dịch Y được 2 lít dung dịch Z. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Z.
b) Nếu lấy 100 ml dung dịch X và 100 ml dung dịch Y lần lượt tác dụng hết với kim loại Fe thì lượng H2 thoát ra trong hai trường hợp lệch nhau 0,448 lít (đktc). Tính nồng độ mol/lít của dung dịch X và dung dịch Y.
Cho biết: H = 1, N = 14, Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133, S = 32, Ba = 137,
Ca = 40, C = 12, O = 16, Cl = 35,5.
------------HẾT------------
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi
Trường THPT Lê Khiết
Kì thi tuyển sinh vào 10
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Câu 1: (3,0 điểm)
1.1. Trình bày hiện tượng và hoàn thành các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
b. Cho hỗn hợp đồng số mol Ba và Al2O3 vào lượng nước dư.
c. Cho Fe2O3 vào dung dịch NaHSO4.
d. Cho mẫu đất đèn vào nước.
1.2. X, Y, Z là ba hóa chất được dùng phổ biến làm phân bón hóa học. Chúng là các phân bón đơn để cung cấp ba thành phần chính: đạm, lân và kali cho cây trồng. Ba hóa chất trên đều tan trong nước, biết:
X + Na2CO3tạo kết tủa trắng.
Y + NaOH tạo khí mùi khai.
Y + HCl không có hiện tượng.
Y + BaCl2 tạo kết tủa trắng.
Z + AgNO3tạo kết tủa trắng.
Z + BaCl2không có hiện tượng.
Xác định các chất X, Y, Z và hoàn thành các phương trình phản ứng trên.
1.3.Có 5 mẫu chất bột màu trắng gồm: NaCl; Na2CO3; Na2SO4; BaCO3; BaSO4. Chỉ dùng CO2 và H2O hãy phân biệt từng mẫu chất trên (các dụng cụ thí nghiệm có đủ).
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1. Cho polime thiên nhiên R vào nước đun nóng, thấy tạo thành dung dịch keo. Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch iot vào dung dịch keo thì không thấy hiện tượng gì, nhưng sau một thời gian thì thấy xuất hiện màu xanh. Từ chất R thực hiện dãy chuyển hóa sau:
R A B C etyl axetat.
Xác định R, A, B, C và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa trên (mỗi mũi tên tương ứng với một phản ứng).
2.2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
X Y Z Y X.
Biết: X là một phi kim; Y và Z là các hợp chất có chứa nguyên tố X. Dung dịch chất Y làm đỏ quỳ tím. Z là muối của natri, trong đó natri chiếm 39,316% về khối lượng.
Xác định các chất X, Y, Z và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa trên (mỗi mũi tên tương ứng với một phản ứng).
Câu 3: (2,0 điểm)
H2SO4 nguyên chất có khả năng hấp thụ SO3 tạo oleum theo phương trình sau:
3.1.Hòa tan 50,7 gam oleum có công thức H2SO4.nSO3 vào nước, thu được 98 gam dung dịch H2SO4 60%. Xác định giá trị n.
3.2.Hấp thụ hoàn toàn m gam SO3 vào 180 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được oleum có công thức H2SO4.3SO3. Xác định giá trị m.
Câu 4: (1,5 điểm)
Cho 6,06 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và một kim loại R có hóa trị III vào nước, thấy hỗn hợp X tan hoàn toàn tạo ra dung dịch A và 3,808 lít khí (đktc). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:
Cô cạn phần thứ nhất thu được 4,48 gam chất rắn khan.
Thêm V lít dung dịch HCl 1M vào phần thứ hai thấy xuất hiện 0,78 gam kết tủa.
a. Xác định tên hai kim loại và tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X.
b. Tính giá trị V.
Câu 5: (1,5 điểm)
Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit CxHyCOOH và rượu CnH2n+1OH, sau một thời gian tách bỏ nước thì thu được hỗn hợp X gồm este, axit và rượu. Đốt cháy hoàn toàn 62 gam hỗn hợp X, thu 69,44 lít khí CO2 (đktc) và 50,4 gam H2O. Mặt khác, cho 62 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng hoàn toàn thu được 29,6 gam rượu. Tách lấy lượng rượu rồi hóa hơi hoàn toàn thì thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 11,2 gam khí nitơ đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
a. Xác định công thức cấu tạo của rượu và axit.
b. Tính hiệu suất phản ứng este hóa.
Cho: C = 12; S = 32; O = 16; N = 14; H = 1; Cl = 35,5; Na = 23; K = 39; Ba = 137; Fe = 56; Zn = 65; Al = 27; Ca = 40; Cu = 64; Ag = 108.
……………. HẾT ………....
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi
Trường THPT Lê Khiết
Kì thi tuyển sinh vào 10
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1: (2 điểm)
1.1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra ở các thí nghiệm sau:
a)Dung dịch BaCl2 + dung dịch NaHSO4 (tỉ lệ mol 1 : 1).
b)Dung dịch Ba(HCO3)2 + dung dịch KHSO4 (tỉ lệ mol 1 : 1).
c)Dung dịch Ca(H2PO4)2 + dung dịch KOH (tỉ lệ mol 1 : 1).
d)Dung dịch Ca(OH)2 + dung dịch NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1).
1.2. Cho BaO vào dung dịch H2SO4, thu được kết tủa A và dung dịch B. Thêm một lượng dư bột Al vào dung dịch B, thu được dung dịch C và khí H2 bay ra. Thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch C thấy tách ra kết tủa D. Xác định A, B, C, D và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 2: (2 điểm)
2.1. Cho 3 hợp chất của natri là X, Y, Z có mối quan hệ sau:
Xác định công thức của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học biểu diễn mối quan hệ trên.
2.2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Xác định công thức các chất X1, X2, X3, X4, X5, X6 (thuộc hợp chất hữu cơ) và viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa trên.
Câu 3: (2 điểm)
3.1. Cho 30,1 gam hỗn hợp hai kim loại gồm Al và kim loại M vào nước. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch B và 7,84 lít khí (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch B để thu được một lượng kết tủa lớn nhất. Lọc và cân kết tủa được 7,8 gam.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Xác định kim loại M.
3.2. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 400 ml dung dịch Al2(SO4)3 a M. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính a và V.
Câu 4: (2 điểm)
4.1. Hòa tan hết 5,4 gam hỗn hợp bột kim loại A hóa trị (II) và kim loại B hóa trị (III)
vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Biết ,tỉ lệ số mol của 2 kim loại trong hỗn hợp là . Tìm 2 kim loại A và B.
4.2. Cho hỗn hợp X có khối lượng 31,6 gam gồm sắt và một oxit sắt hòa tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Z. Lọc kết tủa Z rồi rửa sạch sau đó nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 36 gam chất rắn.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Xác định công thức của oxit sắt.
Câu 5: (2 điểm)
5.1. Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B thuộc cùng một dãy đồng đẳng, đều ở thể khí ở đktc. Để đốt cháy hết X cần 20,16 lít O2 ở đktc, phản ứng tạo ra 7,2 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo đúng của A, B, biết rằng khi cho lượng X trên tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 62,7 gam kết tủa (biết A, B chỉ có thể là ankan, anken, ankin).
5.2. A là hỗn hợp gồm rượu etylic và 2 axit hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có dạng CnH2n+1COOH và Cn+1H2n+3COOH. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3,92 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2, sản phẩm cháy dẫn qua bình 1 đựng H2SO4 đặc rồi đến bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình 1 tăng thêm 17,1 gam, còn bình 2 xuất hiện 147,75 gam kết tủa.
a) Xác định công thức 2 axit.
b) Tính khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp A.
Cho: H = 1; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Zn = 65; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137.
–––––––––– HẾT ––––––––––
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi
Trường THPT Lê Khiết
Kì thi tuyển sinh vào 10
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Câu 1: (2,0 điểm)
1.1. Chất rắn A tan được trong nước tạo thành dung dịch màu xanh lam. Khi cho thêm dung dịch NaOH vào thì tạo ra kết tủa B màu xanh lơ. Khi nung nóng chất B thì thu được chất X màu đen. Nếu sau đó tiếp tục nung nóng chất X và có dòng khí H2 đi qua thì tạo ra chất rắn C màu đỏ. Chất rắn C tác dụng với axit vô cơ đậm đặc D tạo ra dung dịch của chất A ban đầu và khí E. Sục khí E đến dư vào dung dịch nước brom thu được dung dịch F không màu. Dung dịch F làm quỳ tím hóa đỏ và tạo kết tủa G với dung dịch BaCl2. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G, X và viết các phương trình hóa học xảy ra.
1.2. Hãy dùng các phương trình hóa học để giải thích vì sao không được bón chung các loại phân đạm: đạm 2 lá NH4NO3, đạm sunfat (NH4)2SO4 và urê (NH2)2CO với vôi hoặc tro bếp (chứa K2CO3). Biết rằng trong nước, urê chuyển hóa thành amoni cacbonat (NH4)2CO3.
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1. Có những chất sau: NaOH, NaCl, NaNO3, Na2CO3, Na2SO4. Hãy sắp xếp các chất đã cho thành một dãy chuyển đổi hóa học và viết các phương trình hóa học theo dãy chuyển đổi đã sắp xếp.
2.2.Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Xác định công thức các chất X1, X2, X3, X4, X5 (thuộc hợp chất hữu cơ) và viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa trên.
Câu 3: (2,0 điểm)
3.1. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và b mol NaAlO2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol CO2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính a và b.
3.2. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2.
a) Tính số mol NaOH trong dung dịch Y.
b) Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Tính m.
Câu 4: (2,0 điểm)
4.1. Cho m gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M, sau một thời gian phản ứng thì lọc được 10,08 gam hỗn hợp 2 kim loại và dung dịch Y. Cho 2,4 gam Mg vào Y, phản ứng kết thúc thì lọc được 5,92 gam hỗn hợp kim loại.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính m.
4.2. Hòa tan hoàn toàn 10,24 gam Cu vào 63 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X chỉ gồm muối nitrat kim loại và axit dư. Cho X tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 26,44 gam chất rắn.
a) Tính số mol HNO3 đã phản ứng với Cu.
b) Tính nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong dung dịch X. Câu 5: (2,0 điểm)
5.1. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A và B có khối lượng a gam. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn X thì thu được gam CO2 và gam H2O. Nếu thêm vào X một nửa lượng A có trong X rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được gam CO2 và gam H2O. Tìm công thức phân tử của A và B. Biết B không làm mất màu dung dịch nước brom.
5.2. Hỗn hợp A gồm axit X (CnH2n+1COOH) và rượu Y (CmH2m+1OH). Chia A thành 3 phần bằng nhau. Đem phần 1 tác dụng hết với Na, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thì thu được 57,2 gam CO2. Đem phần 3 thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 75%, sau phản ứng thấy có 2,7 gam nước sinh ra.
a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Xác định công thức của X và Y.
Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32;
Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Zn = 65; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137.
–––––––––– HẾT ––––––––––
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi
Trường THPT Lê Khiết
Kì thi tuyển sinh vào 10
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1. (2 điểm)
1.1. Cho kim loại A tác dụng với một dung dịch muối B. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
a.Tạo một chất chất khí, một kết tủa trắng và một kết tủa xanh.
b.Tạo một chất khí và một kết tủa trắng. Sục khí CO2 dư vào sản phẩm, kết tủa tan, dung dịch trong suốt.
c.Tạo hai chất khí và dung dịch trong suốt. Cho dung dịch HCl vào dung dịch thu được thấy giải phóng khí. Dẫn khí này vào nước vôi trong dư thấy nước vôi đục.
1.2.Em hãy cho biết:
a. Chất nào dùng để khắc chữ trên vật liệu thủy tinh? Viết phương trình phản ứng minh họa.
b. Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động dựa trên cơ sở hóa học nào?
c. Vì sao khí CO2 là khí thường dùng để dập tắt đám cháy? Có trường hợp nào không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy không? Nếu có, hãy giải thích.
Câu 2. (2,5 điểm)
2.1. Xác định các chất A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8 và viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
Biết: A1 chứa 3 nguyên tố trong đó có lưu huỳnh và phân tử khối bằng 51. A8 là chất không tan.
2.2. Cho các dung dịch hoặc các chất lỏng riêng biệt: đường saccarozơ, axit axetic, lòng trắng trứng, đường glucozơ, dầu thực vật. Các chất này đựng trong các ống nghiệm ký hiệu là X, Y, Z, P, Q không theo thứ tự. Thực hiện lần lượt các thí nghiệm với các chất trên với một số thuốc thử, kết quả thu được ở bảng dưới đây:
Chất |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Na2CO3 |
Có sủi bọt khí |
Y |
Ag2O trong NH3 dư |
Có kết tủa Ag |
Z |
Đun với H2SO4 loãng, trung hòa môi trường, sau đó cho Ag2O trong NH3 dư |
Có kết tủa Ag |
P |
Nước |
Phân thành hai lớp |
Q |
Cho rượu etylic vào, lắc đều |
Tạo kết tủa |
a.Lập luận để xác định chất X, Y, Z, P, Q và viết các phương trình phản ứng chứng minh (nếu có).
b.Viết phương trình điều chế chất X từ tinh bột.
Câu 3. (2 điểm)
3.1. Hỗn hợp rắn X gồm BaO, Fe2O3 và MgO. Bằng phương pháp hóa học, trình bày cách tách riêng từng chất ra khỏi X mà không làm thay đổi lượng chất của chúng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
3.2. Dẫn luồng khí CO2 từ từ qua dung dịch chứa a mol Ca(OH)2. Biết rằng số mol CO2 tăng dần theo các giá trị là: 0; 0,25a; 0,5a; 1a; 1,25a; 1,5a; 2a. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol kết tủa CaCO3 theo số mol CO2.
- Dựa vào đồ thị, để thu được 75a gam kết tủa CaCO3 thì số mol CO2 cần phải dùng là bao nhiêu?
Câu 4. (1,5 điểm)
4.1. Hiđro hóa hoàn toàn một anken (CnH2n) thì dùng hết 448 ml khí H2 và thu được một ankan (CnH2n+2) phân nhánh. Cũng lượng anken đó cho tác dụng với brom dư thì tạo thành 4,32 gam dẫn xuất đibrom. Biết rằng hiệu suất các phản ứng đạt 100% và thể tích khí đo ở đktc.
Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo đúng của anken đã cho.
4.2. Hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ: A, B, C trong đó MA < MB < MC < 100.
Đốt cháy 3 gam X (số mol A, B, C trong X tương ứng theo tỉ lệ 3:2:1) thu được 2,24 lít CO2 và 1,8 gam H2O. Cũng lượng X như trên cho phản ứng với lượng dư kim loại Natri thu được 0,448 lít H2.
Biết A, B, C có cùng công thức đơn giản nhất. Chất B và C có khả năng làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B, C.
Câu 5. (2 điểm)
5.1. Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, FeO và Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 0,2 mol axit phản ứng, còn lại 0,264a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử a gam hỗn hợp A bằng lượng H2 dư nung nóng, thu được 8,4 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp A.
5.2. Đặt 2 cốc A, B có cùng khối lượng lên 2 đĩa cân thăng bằng. Cho vào cốc A 102 gam chất rắn AgNO3; cốc B 103,5 gam chất rắn K2CO3.
a. Thêm 100 gam dung dịch HCl 29,2% vào cốc A; 100 gam dung dịch H2SO4 19,6% vào cốc B cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A (hay cốc B) để cân trở lại thăng bằng?
b. Sau khi cân đã thăng bằng, lấy ½ lượng dung dịch trong cốc A cho vào cốc
B. Sau khi phản ứng hoàn toàn, phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân trở lại thăng bằng?
Cho H = 1; O =16; C = 12; S = 32; Ba =137; Cl =35,5; Ag = 108; K = 39; Na =23; Cu = 64; Fe = 56; Al = 27; N =14; Br =80; Ca =40.
HẾT
Xem thêm các đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa chọn lọc, hay khác:
- Đề thi vào 10 chuyên Hóa tỉnh Đắk Lắk năm 2024
- Đề thi vào 10 chuyên Hóa Tp. Hà Nội năm 2024
- Đề thi vào 10 chuyên Hóa Tp. Hà Nội năm 2007 - 2008
- Đề thi vào 10 chuyên Hóa tỉnh Bình Định năm 2024
- Đề thi vào 10 chuyên Hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2024
- Đề thi vào 10 chuyên Hóa trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)