Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học năm 2024 có đáp án (Tự luận - Đề 1)
Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học
Thời gian: 60 phút
Đề bài:
Câu I (2,0 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:
Câu II (2 điểm): Có 4 lọ đựng 4 dung dịch sau: dd KNO3, dd K2SO4, dd KOH, dd K2CO3. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt từng dd trên, viết phương trình hóa học.
Câu III (2 điểm): Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình hóa học khi cho:
1) Na vào C2H5OH.
2) Dung dịch CH3COOH vào dd Na2CO3.
3) Ba vào dd Na2SO4.
Câu IV (2 điểm): Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp bột: Fe, Fe2O3 cần V lít dd HCl 1M thu được dd X và 2,24 lít H2 ( đktc).
1) Viết PTHH xảy ra.
2) Tính phần trăm khối lượng của Fe và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu.
3) Tính nồng độ mol/lit của từng chất tan trong dd X ( coi thể tích của dd không đổi).
Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng.
Câu V (2 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ Y chứa các nguyên tố: C, H, O thu được 4,48 l CO2 (đktc) và 3,6 g H2O.
1) Hãy xác định công thức phân tử của Y, biết khối lượng mol của Y là 60 (g/mol).
2) Viết công thức cấu tạo của Y, biết Y làm quì tím chuyển sang màu đỏ.
(Cho biết: Fe = 56 ; O = 16 ; H = 1 ; C = 12)
Câu I.
Mỗi phương trình hóa học 0,5 điểm
Câu II.
- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.
- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm một vài giọt dung dịch Ba(OH)2:
+ Nếu có kết tủa trắng xuất hiện → K2SO4; K2CO3 (nhóm I)
K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 (↓ trắng) + 2KOH
K2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 (↓ trắng) + 2KOH
+ Nếu không có hiện tượng → KNO3; KOH (nhóm II)
- Phân biệt nhóm I:
Nhỏ HCl đến dư vào 2 kết tủa trắng vừa tạo thành:
Nếu kết tủa tan, có khí thoát ra, xác định kết tủa là BaCO3, hóa chất ban đầu đem phân biệt là K2CO3.
BaCO3 (↓) + 2HCl → BaCl2 + CO2 (↑) + H2O
Nếu không có hiện tượng xuất hiện, xác định kết tủa là BaSO4, hóa chất ban đầu đem phân biệt là K2SO4.
Phân biệt nhóm II:
Sử dụng quỳ tím làm thuốc thử:
Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh → dd KOH.
Nếu quỳ tím không đổi màu → dd KNO3
- Dán nhãn từng lọ hóa chất.
Câu III.
1) Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẩu Na tan dần
PTHH:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 (↑)
2) Hiện tượng: Có khí thoát ra
PTHH:
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 (↑) + H2O
3) Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẩu Ba tan dần, xuất hiện kết tủa trắng
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 (↑)
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 (↓ trắng) + 2NaOH.
Câu IV
1) Các phương trình hóa học xảy ra:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (1)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (↑) (2)
Dung dịch X gồm FeCl3 và FeCl2
Câu V
1. Gọi công thức phân tử của Y có dạng: CxHyOz
Ta có x : y : z = nC : nH : nO = 0,2 : 0,4 : 0,2 = 1 : 2 : 1
Vậy công thức đơn giản nhất của Y là: (CH2O)n
Có MY = 60 (g/mol) → 30.n = 60 → n = 2.
Vậy công thức phân tử của Y là: C2H4O2.
2. Y làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ nên Y là axit.
Công thức cấu tạo của Y là: CH3 – COOH.
Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Hóa học có đáp án hay khác:
- Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học năm 2024 có đáp án (Tự luận - Đề 2)
- Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học năm 2024 có đáp án (Tự luận - Đề 3)
- Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học năm 2024 có đáp án (Tự luận - Đề 4)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)