Đề Thi vào 10 chuyên Hóa Hà Nội năm 2024

Với Đề Thi vào lớp 10 chuyên Hóa Hà Nội năm 2024 chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào 10 môn Hóa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào 10

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Hóa học

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu I (2,0 điểm

1. Nêu hiện tượmg và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Cho một đinh sắt vào dung dịch CuSO4.

b) Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cốc đựng dung dịch NaOH loãng, sau đó nhỏ từ từ đến dư dung dịch vào cốc và khuấy đều.

2. Cho: X là kim loại phổ biến trong vỏ trái đất và có tính nhiễm từ, Y là oxit có chứa 72,41% X
về khối lượng; và là các muối khan của . Phân tử khối của các chất , thỏa mãn điều kiện:

MY + MZ = 384 và MT – MZ = 248.

a) Xác đinh công thức hóa học của X,Y,Z,T.

b) Với các chát X,Y,Z,T ở trên, viết các phưong trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

Y(2)(1)X(3)Z(4)T

Câu II (2,0 điểm)

1. Để xác định xem thực vật có hô hấp hay không, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm như sau: Cho các hạt nảy mầm vào bình được nối với ống dẫn khí như hình vẽ bên. Dẫn không khí vào ống nghiệm 1 đựng dung dịch KOH dư. Khí thoát ra khỏi ống nghiệm 1 được dẫn qua ống nghiệm 2 đựng nước vôi trong dư. Khí thoát ra khỏi ống nghiệm 2 được dẫn tiếp vào bình chứa hạt nảy mẩm. Để khí thoát ra khỏi bình chứa hạt nảy mầm một thời gian rồi mới cắm đầu ống dẫn khí vào ống nghiệm 3 đựng nước vôi trong dư. Kết thúc thí nghiệm, ở ống nghiệm 2 không có hiện tượng gi còn ở ống nghiệm 3 thấy xuất hiện vẩn đục màu trắng.

Đề Thi vào 10 chuyên Hóa Hà Nội năm 2024 (ảnh 1)

a) Giải thích vì sao phải dẫn không khí qua ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2 trước khi dẫn vào bình chứa hạt nảy mầm.

b) Giải thích vì sao phải để khí thoát ra khỏi bình chứa hạt nảy mầm một thời gian rồi mới cắm đầu ống dẫn khí vào ống nghiệm3.

c) Dựa vào kết quả thí nghiệm trên, kết luận thực vật có hô hấp không? Từ đó cho biết có nên để nhiều chậu có ngâm hạt giống trong phòng ngủ không, vì sao?

2. Tại một phòng thí nghiêm, để kiểm tra hàm lượng hidro sunfua có trong mẩu khí lấy từ một khu dân cư, người ta cho mẫu khí đó đi vào dung dich đồng(II) sunfat dư với tốc độ 2,5 lit/ phút trong 400 phút (giả thiết chỉ có phản ứng: H2S + CuSO4 ® CuS + H2SO4, phản ứng xảy ra hoàn toàn). Lọc lấy kết tủa, làm khô thu được 1,92 mg chất rắn màu đen. Biết tại thời điểm nghiên cứu, theo tiêu chuẩn Việt Nam đối với khu dân cư, hàm lượng hiđro sunfua trong không khí không được vượt quá 0,3 mg/m3. Xác đinh hàm lượng hiđro sunfua có trong mẩu khí trên và cho biết không khí tại khu dân cư đó có bị ô nhiễm không?

Câu III (2,0 điểm).

1. Hợp chất X có công thức AB4. Tống số hạt proton, nơtron và electron trong một phân tử X là 226, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 70. Nguyên tử A có số hạt proton bằng số hạt nơtron. Nguyên tử B có tổng số hạt trong hạt nhân nhiều hơn số hạt ở lớp vỏ là 18. Xác định số hiệu nguyên tử của A,B.

2. Hấp thụ hết 4,928 gam khí CO2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp x mol Ba(OH)2 và y mol NaOH thu được 5,91 gam kết tủa và dung dịch chỉ chứa 8,708 gam muối. Tim giá trị của và .

3. Hòa tan hoàn toàn gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng 350 gam dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch Y. Để trung hòa lượng axit dư trong cần dùng dung dịch KOH 2M. Mặt khác, để khử hoàn toàn gam thành kim loại cần tối thiểu lit (đktc) khí CO. Tìm giá trị của V.

Câu IV (2,0 điểm)

1. Cho 22, 62 gam hỗn hợp X gồm NaOH, Na2CO3, CaCO3, Ca(OH)2 tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lit (đktc) khí CO2 và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 18,72 gam NaCl và m gam CaCl2 . .Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tìm giá trị của m.

2. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Zn, S, FeS2, FeS, Cu2S, S, MgS bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa 169m89 gam hỗn hợp các muối sunfat trung hòa và 8,4 lit (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào thu được tối đa 33,165 gam kết tủa. Tim giá trị của .

Câu V (2,0 điểm)

1. Các chất hữu cơ X,Y,Z,T đều có công thức dạng CnH2nOn (MX = MY < MZ = MT <100). Biết:

- Chất X phản ứng được với dung dịch NaHCO3;

- Chất Y phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng được với Na;

- Chất Z phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) và phản ứng được với Na nhưng không phản ứng được với dung dịch NaHCO3;

- Dung dịch chất T làm đổi màu quỳ tím thành đỏ; khi T phản ứng với Na dư thì số mol H2 thu được bằng số mol T tham gia phản ứng. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z, T.

2. Hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon mạch hở có công thức CnH2n+2 và CmH2n+2; hỗn hợp gồm C2H7N và C3H9N. Trộn X với Y theo ti lệ mol tương ứng là 2 : 1 được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 10,28 gam Z bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có khí thoát ra khỏi bình, khối lượng bình đựng nước vôi trong tăng 41,56 gam và có 56 gam kết tủa. Mặt khác, dẫn X qua dung dịch brom dư thì có tối đa 0,04 mol Br2 tham gia phản ứng và khối lượng bình brom tăng 1,12 gam. Xác định công thức phân tử của các hiđrocacbon trong X.

Cho: H = 1;C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K= 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65;Br = 80; Ba =137.

---Hết---

Xem thêm các đề thi vào lớp 10 chuyên Hóa chọn lọc, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học