Top 100 Đề thi Tin học 9 Kết nối tri thức (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Tin học 9 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2025 theo cấu trúc mới có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 9 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Tin 9.

Xem thử Đề thi GK1 Tin 9 Xem thử Đề thi CK1 Tin 9 Xem thử Đề thi GK2 Tin 9 Xem thử Đề thi CK2 Tin 9

Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi Tin học 9 Kết nối tri thức theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Tin học 9 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Tin học 9 Học kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Tin học 9 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

Đề thi Tin học 9 Học kì 2 Kết nối tri thức

Xem thêm Đề thi Tin học 9 cả ba sách:

Xem thử Đề thi GK1 Tin 9 Xem thử Đề thi CK1 Tin 9 Xem thử Đề thi GK2 Tin 9 Xem thử Đề thi CK2 Tin 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

năm 2025

Môn: Tin học 9

Thời gian làm bài: phút

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6.0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Phương án nào sau đây là ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lý trong giáo dục?

A. Tủ lạnh

B. Máy bán hàng tự động

C. Robot hút bụi

D. Máy chiếu trong lớp học

Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Công nghệ thông tin không có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất của con người.

B. Công nghệ thông tin được con người sử dụng để khám phá tri thức mới.

C. Công nghệ thông tin giúp dễ dàng chuyển giao và tiếp cận thông tin.

D. Sử dụng công nghệ thông tin đúng cách để tránh những tác động tiêu cực.

Câu 3. Tiêu chí nào không được dùng để đánh giá chất lượng thông tin?

A. Tính sử dụng được

B. Tính hấp dẫn

C. Tính cập nhật

D. Tính đầy đủ

Câu 4. Hành vi nào sau đây là vi phạm  pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường mạng?

A. Gửi tin nhắn rác với mục đích quảng cáo mà người được gửi không muốn nhận.

B. Đăng bài chia sẻ trên mạng xã hội

C. Mua hàng online

D. Sử dụng phần mềm có bản quyền

Câu 5. Máy tính không có khả năng nào sau đây?

A. Tính toán nhanh

B. Lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn

C. Cảm thụ văn học

D. Kết nối toàn cầu với tốc độ cao

Câu 6. Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực gì đến sức khỏe thể chất của con người?

A. Mất ngủ, giảm thị lực

B. Tăng tương tác xã hội

C. Nâng cao hiệu suất công việc

D. Cải thiện giấc ngủ

Câu 7. Phương án nào sau đây là tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến xã hội?

A. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm

B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế

C. Thông tin giả mạo lan truyền rộng rãi

D. Cải thiện kết nối toàn cầu

Câu 8. Thiết bị nào dưới đây không gắn bộ xử lý?

A. Robot hút bụi

B. Máy giặt

C. Máy rửa bát

D. Bảng từ trắng

Câu 9. Khi tìm kiếm thông tin về kỳ thi tuyển sinh lớp 10, bạn Nhi đã không để ý đến tiêu đề bài báo nên đã xem nhầm thông tin về kỳ thi năm ngoái. Đây là tiêu chí nào về chất lượng thông tin?

A. Tính đầy đủ

B. Tính chính xác

C. Tính sử dụng được

D. Tính mới

Câu 10. Phương án nào sau đây là ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong lĩnh vực nông nghiệp?

A. Hệ thống thanh toán tự động

B. Máy chụp X-quang

C. Máy cày tự động

D. Tủ lạnh

Câu 11. Phương án nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến đời sống con người?

A. Thông tin cá nhân bị rò rỉ và sử dụng bất hợp pháp.

B. Cung cấp các công cụ giáo dục tiên tiến.

C. Thiết bị số nhanh chóng trở nên lỗi thời.

D. Người dân ở các vùng khó khăn ngày càng tụt hậu.

Câu 12. Phần mềm mô phỏng pha màu trực tuyến là:

A. https://trycolors.com

B. https://simulatecolors.com

C. https://colors.com

D. https://mixcolors.com

Câu 13. Khi tìm kiếm thông tin về một sự kiện trên mạng, em cần quan tâm đến tiêu chí nào nhất?

A. Tính mới

B. Tính chính xác

C. Tính đầy đủ

D. Tất cả các tiêu chí trên

Câu 14. Hệ màu CMYK bao gồm những màu nào?

A. Xanh lơ, hồng sẫm, vàng, đen

B. Xanh lam, đỏ, vàng, đen

C. Xanh lục, hồng nhạt, đen, đỏ

D. Hồng sẫm, vàng, đen, đỏ

Câu 15. Trong hệ màu RGB, kết hợp màu đỏ và xanh lam sẽ tạo ra màu gì?

A. Vàng

B. Hồng sẫm

C. Da cam

D. Lục

Câu 16. Phần mềm mô phỏng nào giúp em mô phỏng thí nghiệm hoá học?

A. Cabri 3D.

B. PhyLab.

C. Crocodile Chemistry.

D. Cabri II plus.

Câu 17. Bộ luật nào quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tham gia ứng dụng công nghệ thông tin?

A. Luật Công nghệ thông tin

B. Luật An toàn thông tin

C. Luật An ninh mạng

D. Luật Công nghệ cao

Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Internet là một kho thông tin khổng lồ

B. Số lượng bản tin quyết định chất lượng thông tin

C. Thông tin là cơ sở để đưa ra các quyết định

D. Cần quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm

Câu 19. Công nghệ nào cho phép lưu trữ thông tin trên các dịch vụ như Facebook, YouTube?

A. Điện toán đám mây

B. Trí tuệ nhân tạo

C. Khai phá dữ liệu

D. Internet vạn vật

Câu 20. Phần mềm mô phỏng nào giúp vẽ các hình hình học và giải toán?

A. GeoGebra

B. Crocodile Physics

C. Flowgorithm

D. ChemLab

Câu 21. Phương án nào sau đây là ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực y tế?

A. Mô phỏng dòng chảy của chất lỏng.

B. Chẩn đoán bệnh.

C. Điều khiển ô tô tự động lái.

D. Dự báo thời tiết.

Câu 22. Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong giải trí?

A. Nghe nhạc.

B. Xem phim.

C. Đọc truyện.

D. Nấu ăn.

Câu 23. Khi sử dụng phần mềm mô phỏng, chúng ta có thể làm gì?

A. Chỉ xem kết quả, không tương tác

B. Tương tác và nghiên cứu các vấn đề thực tế

C. Chỉ dùng trong phòng thí nghiệm vật lý

D. Mô phỏng các tình huống trong toán học

Câu 24.Thiết bị bay không người lái là thiết bị gắn bộ xử lý được sử dụng trong lĩnh vực nào?

A. Giao thông

B. Sinh học

C. Nông nghiệp

D. Công nghiệp

PHẦN TỰ LUẬN (4.0 điểm)

Câu 1. Nêu các bước cơ bản để tìm kiếm thông tin liên quan đến một sự kiện trên mạng. (2.0 điểm)

Câu 2. Em hãy nêu các tác động tiêu cực của công nghệ số đến sức khỏe thể chất và tinh thần. (2.0 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

năm 2025

Môn: Tin học 9

Thời gian làm bài: phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong giải trí?

A. Nghe nhạc.

B. Xem phim.

C. Đọc truyện.

D. Nấu ăn.

Câu 2. Phần mềm mô phỏng nào giúp em vẽ các hình hình học và giải toán?

A. GeoGebra.

B. Crocodile Physics.

C. Flowgorithm.

D. ChemLab.

Câu 3. Tiêu chí nào sau đây không được dùng để đánh giá chất lượng thông tin?

A. Tính sử dụng được.

B. Tính hấp dẫn.

C. Tính cập nhật.

D. Tính đầy đủ.

Câu 4. Một lợi ích lớn của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong hợp tác là gì? 

A. Giúp mọi người có thể làm việc độc lập mà không cần liên hệ với nhau

B. Tổ chức các ý tưởng một cách trực quan và dễ hiểu

C. Tăng số lượng thông tin trong cuộc họp

D. Giúp tăng thời gian trao đổi thông tin

Câu 5. Sơ đồ tư duy có ưu điểm gì khi sử dụng trong việc trao đổi thông tin? 

A. Tổ chức thông tin một cách logic và dễ dàng nắm bắt

B. Tạo ra một bài giảng dài dòng

C. Chỉ sử dụng cho việc học cá nhân

D. Giúp truyền tải văn bản dài

Câu 6. Phần mềm mô phỏng pha màu trực tuyến là

A. https://mixcolors.com.

B. https://simulatecolors.com.

C. https://colors.com.

D. https://trycolors.com.

Câu 7. Khi đính kèm trang tính vào sơ đồ tư duy, lợi ích của việc này là gì?

A. Tăng độ phức tạp và khó hiểu của sơ đồ

B. Cung cấp thông tin số liệu dễ dàng hơn trong quá trình phân tích

C. Giới hạn việc sử dụng các công cụ khác trong nhóm

D. Không có tác dụng trong việc tổ chức thông tin

Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Internet là một kho thông tin khổng lồ.

B. Cần phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận, trao đổi và sử dụng thông tin để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.

C. Số lượng bản tin làm cho thông tin trở thành hữu ích.

D. Em có thể tìm thấy nhiều thông tin trên Internet nhưng không phải thông tin nào cũng có thể sử dụng để giải quyết vấn đề.

Câu 9. Trong PowerPoint, tính năng nào giúp tạo ra các bài trình chiếu hiệu quả? 

A. Tính năng chèn hình ảnh và video

B. Tính năng vẽ hình tự do

C. Tính năng tạo văn bản và bảng tính

D. Tính năng xóa toàn bộ nội dung

Câu 10. Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến quyền riêng tư như thế nào?

A. Gây mất ngủ.

B. Ít giao tiếp.

C. Thông tin cá nhân có thể bị rò rỉ và sử dụng bất hợp pháp.

D. Gây nghiện Internet.

Câu 11. Để làm rõ một điểm trong bài trình chiếu, bạn nên sử dụng gì? 

A. Sử dụng văn bản dài trên một slide

B. Sử dụng đồ họa, ảnh và video để minh họa

C. Chỉ sử dụng văn bản mà không có hình ảnh hoặc video

D. Sử dụng nhiều văn bản và ít hình ảnh

Câu 12. Khi sử dụng sơ đồ tư duy, một trong những cách tốt nhất để cải thiện việc trao đổi thông tin là gì? 

A. Tạo một bản ghi chi tiết các nội dung cuộc họp

B. Kết nối các ý tưởng và mối liên hệ giữa chúng một cách rõ ràng

C. Thể hiện thông tin theo dạng văn bản dài

D. Tạo ra các hình ảnh không liên quan để gây ấn tượng

Câu 13. Trong phần mềm pHET "Đo cường độ dòng điện", công cụ chính để đo cường độ dòng điện là gì? 

A. Pin

B. Công tơ điện

C. Ampe kế

D. Đồng hồ vạn năng

Câu 14. Nguồn thông tin nào sau đây là đáng tin cậy nhất?

A. Ý kiến của người thân.

B. Các loại sách tham khảo phổ biến trên thị trường.

C. Những chia sẻ cá nhân trên Internet.

D. Sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.

Câu 15. Khi đính kèm ảnh vào sơ đồ tư duy, bạn cần lưu ý điều gì? 

A. Đảm bảo ảnh có liên quan và làm rõ thông tin

B. Sử dụng càng nhiều ảnh càng tốt

C. Đính kèm ảnh mà không xem xét tính liên kết của chúng

D. Không cần chú ý đến chất lượng ảnh

Câu 16. Phần mềm trực tuyến https://physics.weber.edu/schroeder/md giúp em làm gì?

A. Chạy thử thuật toán dạng sơ đồ khối trước khi cài đặt trong ngôn ngữ lập trình.

B. Mô phỏng thí nghiệm vật lí.

C. Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp giao thông nhằm giảm bớt hiện tượng tắc nghẽn giao thông trong các thành phố.

D. Nghiên cứu chuyển động và tương tác giữa các phân tử trong những điều kiện khác nhau.

Câu 17. Phần mềm mô phỏng "Chuyển hóa năng lượng" của pHET chủ yếu giúp học sinh tìm hiểu về gì? 

A. Các phản ứng hóa học

B. Cách thức chuyển đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác

C. Các hiện tượng vật lý trong vũ trụ

D. Quá trình sinh học của cơ thể người

Câu 18. Sơ đồ tư duy giúp gì trong việc trao đổi thông tin nhóm?

A. Tạo ra một bản báo cáo dài và chi tiết

B. Tổ chức thông tin và ý tưởng từ các thành viên trong nhóm một cách mạch lạc

C. Giảm thiểu thời gian trao đổi thông tin

D. Cung cấp một phương pháp trao đổi thông tin phức tạp

Câu 19. Phương án nào sau đây là ứng dụng hỗ trợ và phổ biến tệ nạn trên mạng?

A. Internet Banking.

B. Mua sắm trực tuyến.

C. Học online.

D. Tổ chức đánh bạc trực tuyến.

Câu 20. Trong hệ màu RGB, nếu kết hợp màu lam (Blue) và màu đỏ (Red) thì sẽ tạo thành màu gì?

A. Màu vàng (Yellow).

B. Màu hồng sẫm (Magenta).

C. Màu xanh lơ (Cyan).

D. Màu da cam (Orange).

Câu 21. Màu đỏ (Red) được tạo ra từ những màu nào trong hệ màu CMYK?

A. Màu hồng sẫm (Magenta) + Màu vàng (Yellow).

B. Màu vàng (Yellow) + Màu lục (Green).

C. Màu xanh lơ (Cyan) + Màu hồng sẫm (Magenta).

D. Màu lam (Blue) + Màu lục (Green).

Câu 22. Mô phỏng pHET "Chuyển hóa năng lượng" có thể được sử dụng để giải thích hiện tượng nào trong thực tế? 

A. Cách thức hoạt động của động cơ đốt trong

B. Cách thức các tấm pin mặt trời chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện

C. Cách thức sự sống được duy trì trong cơ thể con người

D. Cách thức sóng biển phát ra năng lượng

Câu 23. Trong một nhóm thảo luận về chiến lược marketing, em muốn thể hiện các ý tưởng sáng tạo của nhóm. Công cụ nào sẽ giúp em dễ dàng truyền đạt và nhận phản hồi từ nhóm?

A. Sử dụng bài trình chiếu với hình ảnh, sơ đồ và biểu đồ để minh họa các chiến lược

B. Viết tất cả ý tưởng trên giấy và gửi cho mọi người đọc

C. Sử dụng bảng trắng để viết các ý tưởng mà không có sự tổ chức

D. Đọc trực tiếp các ý tưởng từ tài liệu dài

Câu 24. Khi em cần trình bày kết quả nghiên cứu trữ lượng tài nguyên khoáng sản Việt Nam trong năm năm gần đây, em sẽ sử dụng gì để dễ dàng giải thích các số liệu?

A. Sử dụng các trang tính Excel đính kèm vào bài trình chiếu và sơ đồ tư duy để giải thích số liệu.

B. Chỉ đưa số liệu mà không giải thích gì thêm

C. Đọc tất cả các số liệu mà không sử dụng bất kỳ công cụ hỗ trợ nào

D. Tạo một bài thuyết trình chứa đựng đầy đủ thông tin thu thập được mà không có biểu đồ hay sơ đồ tư duy

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá trong môi trường số.

Câu 2 (2,0 điểm).  Để trao đổi thông tin về dự án chung gồm có: tên dự án, người tham dự, dự kiến đầu vào và sản phẩm đầu ra, liệt kê các công việc chính cần làm và phân công việc. Nhóm phân công bạn An tạo một tệp văn bản. Minh làm một bài trình chiếu về dự án này. Khoa làm sơ đồ tư duy.

Em hãy thiết kế giúp nhóm lập một bài trình chiếu để trao đổi thông tin với các bạn trong nhóm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

năm 2025

Môn: Tin học 9

Thời gian làm bài: phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1: Để giải quyết bài toán Quản lí tài chính gia đình, em nên sử dụng phần mềm nào?

A. Phần mềm bảng tính.

B. Phần mềm soạn thảo văn bản.

C. Phần mềm chỉnh sửa ảnh.

D. Phần mềm tạo bài trình chiếu.

Câu 2: Tên của phần mềm bảng tính là:

A. Microsoft PowerPoint.

B. Microsoft Word.

C. Microsoft Excel.

D. Microsoft OneNote.

Câu 3: Tệp bảng tính có phần mở rộng là gì?

A. .docx.

B. .pptx.

C. .xml.

D. xlsx.

Câu 4: Nếu vùng dữ liệu chứa danh sách là F3:F12 thì địa chỉ vùng ở ô Source sẽ có dạng như thế nào?

3 Đề thi Giữa kì 2 Tin học 9 Kết nối tri thức (có đáp án, cấu trúc mới)

A. =F3:F12.

B. $F$3:$F$12.

C. =$F$3:$F$12.

D. F3:F12.

Câu 5: Hàm nào trong Excel dùng để đếm số ô tính trong vùng dữ liệu thoả mãn điều kiện?

A. COUNT.

B. SUMIF.

C. COUNTIF.

D. INDEX.

Câu 6: Công thức chung của hàm COUNTIF là:

A. COUNTIF(range, criteria).

B. =COUNTIF(criteria, range).

C. COUNTIF(criteria, range).

D. =COUNTIF(range, criteria).

Câu 7: Hàm nào trong Excel dùng để tính tổng giá trị của những ô thoả mãn một điều kiện nào đó?

A. SUM.

B. COUNTIF.

C. IF.

D. SUMIF.

Câu 8: Công thức chung của hàm SUMIF là:

A. =SUMIF(criteria, [sum_range], range).

B. =SUMIF(range, [sum_range], criteria).

C. =SUMIF(range, criteria, [sum_range]).

D. =SUMIF(criteria, range, [sum_range]).

Câu 9: Hàm nào trong Excel dùng để kiểm tra điều kiện và trả về một giá trị khi điều kiện đó đúng và một giá trị khác nếu điều kiện đó sai?

A. COUNTIF.

B. SUMIF.

C. IF.

D. CHECK.

Câu 10: Công thức chung của hàm IF là:

A. =IF(logical_test, [value_if_false], [value_if_true]).

B. =IF([value_if_false], [value_if_true], logical_test).

C. =IF([value_if_true], [value_if_false], logical_test).

D. =IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false]).

Câu 11: Em có thể sử dụng quy tắc quản lí tài chính nào để biết việc chi tiêu đã cân đối, hợp lí hay chưa dựa trên số liệu tổng hợp?

A. Quy tắc 50-50.

B. Quy tắc 50-30-20.

C. Quy tắc 50-20-30.

D. Quy tắc 20-30-50.

Câu 12: Công thức =Chi tiêu!E14 tham chiếu đến cái nào?

A. Vùng dữ liệu bắt đầu từ ô E14 của trang tính Chi tiêu.

B. Vùng dữ liệu kết thúc ở ô E14 của trang tính Chi tiêu.

C. Ô E14 của trang tính hiện tại.

D. Ô E14 của trang tính Chi tiêu.

Câu 13: Công thức nào sau đây có tham chiếu đến địa chỉ ở một trang tính khác?

A. =Sheet1?A2

B. =Sheet1!A2

C. =Thu nhập.A2

D. =Thu nhập,A2

Câu 14: Trên mỗi trang tính Quy 1, Quy 2, Quy 3 và Quy 4, ô B4 chứa dữ liệu doanh thu của mỗi cửa hàng. Công thức nào sau đây đúng để tính tổng doanh thu cả năm của các cửa hàng ở ô B4 của trang tính Tổng hợp?

A. =Quy 1?E1+Quy 2?E1+Quy 3?E1+Quy 4?E1

B. =Quy 1 E1+Quy 2 E1+Quy 3 E1+Quy 4 E1

C. =SUM(Quy 1!E1, Quy 2!E1, Quy 3!E1, Quy 4!E1)

D. =SUM(Quy 1?E1+ Quy 2?E1+ Quy 3?E1+ Quy 4?E1)

Câu 15: Số tiền chênh lệch giữa thu và chi được thể hiện bằng giá trị gì?

A. Giá trị NET.

B. Giá trị NTE.

C. Giá trị TEN.

D. Giá trị ENT.

Câu 16: Để tạo biểu đồ cột hiển thị trực quan giá trị thu và chi, em cần chọn dải lệnh nào sau đây?

A. Data.

B. View.

C. Insert.

D. Formulas.

Câu 17: Trong công thức chung của COUNTIF, tham số criteria có ý nghĩa gì?

A. Phạm vi chứa các ô tính cần kiểm tra để đếm.

B. Điều kiện kiểm tra các ô tính trong phạm vi range.

C. Phạm vi chứa các giá trị không hợp lệ.

D. Điều kiện xác thực dữ liệu để tạo bảng tính.

Câu 18: Trong công thức chung của COUNTIF, tham số range có ý nghĩa gì?

A. Số lượng các ô tính thoả mãn điều kiện kiểm tra.

B. Phạm vi chứa các ô tính cần kiểm tra để đếm.

C. Điều kiện kiểm tra các ô tính trong phạm vi criteria.

D. Phạm vi chứa các giá trị không hợp lệ.

Câu 19: Trong công thức chung của SUMIF, tham số sum_range có ý nghĩa gì?

A. Phạm vi chứa các giá trị cần tính tổng, nếu sum_range bị bỏ qua thì tính tổng các ô trong tham số range thoả mãn điều kiện.

B. Phạm vi chứa các giá trị cần kiểm tra hoặc tính tổng các giá trị nếu không có tham số range.

C. Phạm vi chứa các giá trị cần kiểm tra hoặc tính tổng các giá trị nếu không có tham số criteria.

D. Điều kiện kiểm tra.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Giá trị NET là số tiền chênh lệch giữa thu và chi.

B. Có thể bổ sung biểu đồ để hiển thị số liệu thu và chi một cách trực quan, dễ so sánh, giúp cho việc quản lí tài chính gia đình được dễ dàng và hiệu quả.

C. Giá trị NET lớn sẽ cho thấy gia đình đang chi tiêu nhiều.

D. Giá trị NET nhỏ sẽ cho thấy gia đình đang chi tiêu nhiều.

Câu 21: Công thức tính để đếm số ô trong vùng E4:E11 chứa giá trị số khác giá trị trong ô C5 là:

A. =COUNTIF(E4:E11,"#"&C5)

B. =COUNTIF(E4:E11,"!="&C5)

C. =COUNTIF(E4:E11,"≠"&C5)

D. =COUNTIF(E4:E11,"<>"&C5)

Câu 22: Công thức tính để đếm số ô trong vùng A7:A20 chứa từ có đúng 3 kí tự và kết thúc bằng “an” là:

A. =COUNTIF(A7:A20,"*an").

B. =COUNTIF(A7:A20,"?an").

C. =COUNTIF(A7:A20,"_an").

D. =COUNTIF(A7:A20," an").

Câu 23: Công thức tính tổng các giá trị trong vùng E2:E10 với các ô tương ứng trong vùng A2:A10 có giá trị lớn hơn giá trị tại ô B6 là:

A. =SUMIF(A2:A10,“>” & B6,E2:E10).

B. =SUMIF(A2:A10,“>B6”,E2:E10).

C. =SUMIF(A2:A10,“>” + B6,E2:E10).

D. =SUMIF(E2:E10,“>” & B6,A2:A10).

Câu 24: Công thức tính tổng các giá trị trong vùng F1:F12 với các ô tương ứng trong vùng A1:A12 có giá trị bằng 100000 là:

A. =SUM(A1:A12,100000,F1:F12).

B. =SUMIF(A1:A12,10000,F1:F12).

C. =SUMIF(A1:A12,100000,F1:F12).

D. =SUMIF(F1:F12,100000,A1:A12).

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

a) Em hãy nêu ưu điểm của việc sử dụng bảng tính để quản lí tài chính gia đình.

b) Bảng tính quản lí tài chính gia đình gồm hai trang tính là Thu và Chi hoặc có thể gộp hai trang tính Thu, Chi vào cùng một trang tính. Nêu các loại dữ liệu, cấu trúc bảng dữ liệu được lưu trữ trong trang tính nói trên.

Câu 2. (2 điểm) Cho bảng dữ liệu tính số tiền thưởng cho các đại lí của một nhãn hàng bánh kẹo như sau:

3 Đề thi Giữa kì 2 Tin học 9 Kết nối tri thức (có đáp án, cấu trúc mới)

a) Sử dụng hàm IF để viết công thức tính tỉ lệ thưởng cho các đại lí. Biết với mức doanh thu trên 16 triệu thì tỉ lệ thưởng là 4%, còn không thì tỉ lệ thưởng là 1%.

b) Hãy cho biết kết quả hiển thị ở cột số tiền. Biết Số tiền = Doanh thu x Tỉ lệ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

năm 2025

Môn: Tin học 9

Thời gian làm bài: phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1. Quy trình thanh toán tiền lương thường bao gồm mấy bước?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 2. Trong bài toán tính lương, bước nào cần sử dụng cấu trúc điều kiện?

A. Nhập dữ liệu đầu vào.

B. Tính lương vượt mức.

C. Xuất kết quả tiền lương.

D. Lưu dữ liệu vào hồ sơ.

Câu 3. Công việc đặc thù của nhóm các nhà chuyên môn phân tích và phát triển phần mềm là gì?

A. Thiết kế, xây dựng, tích hợp và triển khai các hệ thống cơ sở dữ liệu.

B. Thiết kế nội dung để truyền đạt thông tin dưới hình thức hình ảnh, âm thanh, hoạt hình,…

C. Thiết lập chính sách và triển khai các kế hoạch bảo mật dữ liệu.

D. Nghiên cứu, phân tích các thành phần của hệ thống thông tin.

Câu 4. Trong quá trình giải bài toán tin học, việc xác định bài toán là

A. xác định đầu vào, đầu ra.

B. chia bài toán thành những bài toán nhỏ bằng cách trả lời các câu hỏi liên quan.

C. thực hiện giải pháp.

D. chạy chương trình với những dữ liệu khác nhau.

Câu 5. Một trong những yếu tố quan trọng của thuật toán bám tường là gì?

A. Luôn tiến thẳng khi không có đường khác.

B. Luôn giữ tường ở bên trái hoặc phải.

C. Quay ngẫu nhiên khi gặp ngã rẽ.

D. Dừng lại khi gặp tường.

Câu 6. Tại sao nữ giới phù hợp với lĩnh vực tin học?

A. Khả năng ghi nhớ tốt, cẩn thận, chu đáo.

B. Không bị áp lực gia đình.

C. Chỉ làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo.

D. Không cần phải đối mặt với sự cạnh tranh.

Câu 7. Kĩ năng phân tích dữ liệu được áp dụng trong lĩnh vực y tế như thế nào?

A. Phân tích dữ liệu để giám sát an ninh mạng và phòng chống tội phạm mạng.

B. Phân tích dữ liệu dữ liệu để xác định rủi ro tài chính và tối ưu hoá lợi nhuận.

C. Phân tích dữ liệu để đưa ra chiến lược marketing, quảng cáo và tiếp thị.

D. Phân tích dữ liệu y tế để đưa ra các phương án điều trị và xác định đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao.

Câu 8. Quá trình giải quyết vấn đề thường được thực hiện qua mấy bước?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 9. Tại sao thuật toán bám tường có thể giúp robot thoát khỏi mê cung?

A. Nó kiểm tra mọi ngóc ngách trong mê cung.

B. Nó chỉ tiến về phía trước.

C. Nó ghi nhớ đường đi đã qua.

D. Nó luôn đi theo đường ngắn nhất.

Câu 10. Thuật toán bám tường được mô tả dưới dạng nào?

A. Mã máy.

B. Dạng liệt kê các bước hoặc sơ đồ khối.

C. Ngôn ngữ tự nhiên.

D. Mô hình ba chiều.

Câu 11. Tìm hiểu vấn đề là

A. xác định những yếu tố đã cho và kết quả cần đạt.

B. phân chia vấn đề thành những vấn đề nhỏ hơn, dễ giải quyết hơn.

C. lựa chọn cách giải quyết vấn đề và trình bày giải pháp đó một cách cụ thể, rõ ràng.

D. xem xét hiệu quả đạt được khi thực hiện giải pháp để cải tiến hoặc phát hiện những giải pháp mới.

Câu 12. Đầu vào của bài toán giải phương trình ax2 + bx + c = 0 là gì?

A. Thông báo “phương trình có vô số nghiệm”.

B. Nghiệm của phương trình (nếu có).

C. Các hệ số a, b, c.

D. Thông báo “phương trình vô nghiệm”.

Câu 13. Khi nào robot cần quay trái 90° trong thuật toán bám tường bên phải?

A. Khi không có đường đi phía trước.

B. Khi cả phía trước và bên phải đều có tường.

C. Khi không có tường bên phải.

D. Khi không có tường bên trái.

Câu 14. Bước thứ 2 trong quá trình giải quyết vấn đề là

A. lựa chọn giải pháp.

B. tìm hiểu vấn đề.

C. phân tích vấn đề.

D. thực hiện giải pháp.

Câu 15. Ngành nghề nào không thuộc hướng Khoa học máy tính?

A. Nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.

B. Nhà phân tích hệ thống.

C. Nhà thiết kế đồ họa.

D. Nhà phát triển phần mềm.

Câu 16. Tạo kịch bản và chuyển kịch bản đó thành phần mềm trò chơi trên máy tính thuộc nhóm

A. nhà phân tích nội dung và lên kế hoạch tổng thể.

B. nhà thiết kế đồ họa và truyền thông đa phương tiện.

C. nhà chuyên môn về cơ sở dữ liệu và mạng máy tính.

D. nhà chuyên môn phân tích và phát triển phần mềm.

Câu 17. Nghề không thuộc nhóm nhà chuyên môn phân tích và phát triển phần mềm là

A. nhà lập trình các ứng dụng.

B. nhà phát triển web và truyền thông đa phương tiện.

C. nhà bảo mật (máy tính).

D. nhà phát triển phần mềm.

Câu 18. Cho hình sau:

3 Đề thi Học kì 2 Tin học 9 Kết nối tri thức (có đáp án, cấu trúc mới)

Trong sơ đồ khối, hình trên thể hiện điều gì?

A. Bắt đầu/Kết thúc chương trình.

B. Điều kiện rẽ nhánh.

C. Xử lý/Tính toán/Gán.

D. Trả về giá trị.

Câu 19. Bài toán tin học được xác định bởi những yếu tố nào?

A. Những bài toán nhỏ hơn.

B. Đầu vào và đầu ra.

C. Các cấu trúc điều khiển.

D. Chương trình máy tính.

Câu 20. Điểm nào đúng về đầu ra của bài toán dịch văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt?

A. Là một tập hợp các số.

B. Là các đoạn văn bản.

C. Là dữ liệu số được mã hóa.

D. Là chuỗi các số và kí tự đặc biệt.

Câu 21. Nghề nào sau đây thuộc nhóm các nhà thiết kế đồ hoạ và truyền thông đa phương tiện?

A. Nhà phân tích và thiết kế hệ thống.

B. Nhà thiết kế cơ sở dữ liệu.

C. Nhà thiết kế trò chơi máy tính.

D.  Nhà lập trình các ứng dụng.

Câu 22. Minh thích phân tích các thành phần của hệ thống thông tin, Minh có thể trở thành

A. nhà thiết kế đồ họa.

B. nhà khoa học dữ liệu.

C. nhà chuyên môn về phân tích và phát triển phần mềm.

D. nhà quản trị hệ thống.

Câu 23. Thuật toán tính lương có thể chia thành các bước chính nào?

A. Nhập dữ liệu, tính toán, xuất kết quả.

B. Xác định bài toán, cài đặt thuật toán, xuất kết quả.

C. Nhập dữ liệu, rẽ nhánh, xuất kết quả.

D. Gỡ lỗi, nhập dữ liệu, tính toán.

Câu 24. Bài toán tin học không yêu cầu yếu tố nào dưới đây?

A. Đầu vào.

B. Đầu ra.

C. Dữ liệu trung gian.

D. Thuật toán.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Một robot xuất phát từ Lối vào, tìm đường tới Lối ra như hình sau:

3 Đề thi Học kì 2 Tin học 9 Kết nối tri thức (có đáp án, cấu trúc mới)

Biết rằng màu đỏ là đường đi của robot. Em hãy xác định kết quả cần đạt và cho biết robot phải làm gì để đạt được kết quả đó.

Câu 2. (2 điểm) Cho bài toán sau: Tìm và hiển thị giá trị lớn nhất của những số nguyên dương được nhập vào từ bàn phím. Số lượng các số trong dãy không được biết trước khi nhập dữ liệu, quá trình nhập các số của dãy kết thúc khi nhập vào số 0. Chỉ sử dụng một biến số nguyên để nhập dữ liệu đầu vào. Em hãy mô tả các bước xây dựng thuật toán cho bài toán này.

Xem thử Đề thi GK1 Tin 9 Xem thử Đề thi CK1 Tin 9 Xem thử Đề thi GK2 Tin 9 Xem thử Đề thi CK2 Tin 9

Tham khảo đề thi Tin học 9 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm bộ đề thi các môn học lớp 9 năm 2025 chọn lọc, có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học