Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 9 Học kì 2 có đáp án (Lần 1) (8 đề)



Để làm tốt bài thi môn Sinh học 9, phần dưới là Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 9 Học kì 2 có đáp án (Lần 1) (8 đề), cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 9.

Trắc nghiệm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh Học 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

(Đề gồm 10 câu trắc nghiệm, trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm)

Câu 1: Hiện tượng giao phối gần gây ra hậu quả nào sau đây ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Sinh trưởng và phát triển yếu

C. Sinh con quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non

D. Khả năng sinh sản giảm

Câu 2: Trong sản xuất nông nghiệp, phương pháp nào dưới đây không dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống ?

A.   Tất cả các phương án còn lại

B. Giao phối cận huyết

C. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ

D. Gây đột biến

Câu 3: Trong lai giống, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ

A.   P.

B.    F3.

C. F1­.

D. F2.

Câu 4: Để đời con có khả năng cho ưu thế lai cao thì thế hệ P cần có điều kiện gì ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Phải mang kiểu gen giống hệt nhau và chỉ dị hợp về một cặp alen đang xét

C. Tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp

D. Thuần chủng và khác nhau về các cặp gen quy định các tính trạng mong muốn

Câu 5: Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta sử dụng phép lai

A. kinh tế.

B. khác dòng.

C. thuận nghịch.

D. trở lại.

Câu 6: Phương pháp chọn lọc hàng loạt có nhược điểm là gì ?

A. Chi phí cao

B. Chỉ dựa vào kiểu hình nên không đánh giá được chính xác đặc tính di truyền của kiểu gen

C. Diễn ra trong thời gian dài

D. Gặp nhiều khó khăn khi áp dụng đại trà trong sản xuất

Câu 7: Giống cây trồng nào dưới đây được tạo ra nhờ phương pháp gây đột biến nhân tạo ?

A. Giống lạc V79

B. Giống ngô LVN10

C. Giống cà chua P375

D. Giống lúa DT17

Câu 8: Phương pháp tạo giống bằng cách gây đột biến nhân tạo có thể diễn ra theo hướng nào sau đây ?

A. Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma

B. Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến

C. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: Trong phương pháp cải tạo giống địa phương, người ta thường tiến hành theo cách nào dưới đây ?

A. Dùng con đực tốt nhất của giống địa phương lai với con cái tốt nhất của giống ngoại

B. Dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống ngoại

C. Dùng con đực và con cái tốt nhất của giống địa phương lai với nhau

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10: Phép lai nào dưới đây có thể minh hoạ cho phương pháp tạo ưu thế lai ?

A. AABBcc x aabbCC

B. AaBbCc x AaBbCc

C. Aabbcc x aabbCC

D. AABBcc x AABBcc

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 9 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 1 - Đề 1)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh Học 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

(Đề gồm 10 câu trắc nghiệm, trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm)

Câu 1: Giao phối gần là gì ?

A. Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ cặp bố mẹ này với con cái sinh ra từ cặp bố mẹ khác nhưng ở gần nhau.

B. Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

C. Là sự giao phối giữa cặp bố mẹ này với cặp bố mẹ khác không có quan hệ huyết thống.

D. Là sự giao phối giữa cá thể sinh ra trong cùng một lứa với nhau.

Câu 2: Hiện tượng thoái hoá giống ở thực vật có biểu hiện như thế nào ?

A.   Bộc lộ nhiều đặc điểm có hại : bạch tạng, thân lùn,...

B. Sinh trưởng và phát triển chậm, nhiều cây bị chết

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Năng suất giảm

Câu 3: Loài thực vật nào dưới đây tự thụ phấn nghiêm ngặt ?

A.   Tất cả các phương án còn lại

B.    Lúa mì

C. Ngô

D. Đậu Hà Lan

Câu 4: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong trường hợp nào ?

A. Khi muốn đánh giá kiểu gen từng dòng và phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Khi muốn củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn

D. Khi muốn tạo dòng thuần

Câu 5: Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là

A. thường biến.

B. đột biến.

C. ưu thế lai.

D. thoái hoá giống.

Câu 6: Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu áp dụng phương pháp nào ?

A. Lai khác dòng

B. Lai khác thứ

C. Lai trở lại

D. Lai thuận nghịch

Câu 7: Chọn lọc hàng loạt 2 lần diễn ra trong mấy mùa vụ ?

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 8: Phương pháp chọn lọc hàng loạt có ưu điểm là gì ?

A. Cho hiệu quả chậm chạp sau 4-5 thế hệ

B. Đánh giá được kiểu gen của từng cá thể

C. Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9: Giống dâu số 12 được tạo ra nhờ phương pháp nào ?

A. Tạo giống ưu thế lai

B. Tạo giống đa bội thể

C. Dung hợp tế bào trần

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10: Giống vật nuôi nào dưới đây được tạo ra nhờ việc nuôi thích nghi các giống nhập nội ?

A. Gà Tam Hoàng

B. Lợn Ỉ - 81

C. Bò vàng Thanh Hoá

D. Vịt cỏ

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 9 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 1 - Đề 2)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh Học 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

(Đề gồm 10 câu trắc nghiệm, trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm)

Câu 1: Sinh vật nào dưới đây sống trong môi trường nước ?

          A. Xương rồng

B. Cá chép

C. Hoa hồng

D. Sán lá gan

Câu 2: Sinh vật nào dưới đây sống trong môi trường sinh vật ?

A.   Giun đũa

B. Sán dây

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Giun kim

Câu 3: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là

A.   khoảng thuận lợi.

B.    điểm gây chết.

C. ổ sinh thái.

D. giới hạn sinh thái.

Câu 4: Cây nào dưới đây là cây ưa bóng ?

A. Phi lao

B. Vạn niên thanh

C. Dứa gai

D. Cỏ lạc đà

Câu 5: Dựa vào khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau, người ta phân chia động vật thành mấy nhóm chính ?

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 6: Loài chim nào dưới đây thường kiếm ăn vào ban đêm ?

A. Vạc

B. Chào mào

C. Cắt

D. Khướu

Câu 7: Động vật nào dưới đây thường hoạt động vào ban ngày ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Diệc

C. Cú lợn

D. Ong mật

Câu 8: Dựa vào khả năng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, em hãy cho biết sinh vật nào dưới đây không cùng nhóm với những sinh vật còn lại ?

A. Ếch đồng

B. Cá mè hoa

C. Chim sẻ

D. Dương xỉ

Câu 9: Những cây sống nơi khô hạn thường có đặc điểm thích nghi như thế nào ?

A. Thân mọng nước

B. Tất cả các phương án còn lại    

C. Lá biến thành gai

D. Rễ dài, đâm sâu vào lòng đất hoặc mọc lan rộng và nông

Câu 10: Động vật nào dưới đây thường sống nơi khô ráo ?

A. Thằn lằn

B. Ễnh ương

C. Giun đất

D. Ếch giun

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 9 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 1 - Đề 3)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh Học 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

(Đề gồm 10 câu trắc nghiệm, trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm)

Câu 1: Ở vùng ôn đới, vào mùa đông giá lạnh cây thường rụng nhiều lá. Hiện tượng trên cho thấy ảnh hưởng của nhân tố nào lên đời sống sinh vật ?

A. Không khí

B. Nhiệt độ

C. Ánh sáng

D. Sinh vật

Câu 2: Động vật nào dưới đây thường sống ở vùng hoang mạc khô nóng ?

A.   Ếch cây

B. Chim cánh cụt

C. Lạc đà

D. Gấu trắng

Câu 3: Loài thú nào dưới đây thường hoạt động vào ban ngày ?

A.   Sóc

B.    Cáo

C. Chồn

D. Cừu

Câu 4: Cây nào dưới đây thường sống ở nơi quang đãng ?

A. Chua me đất

B. Bạch đàn

C. Diếp cá

D. Lá lốt

Câu 5: Hiện tượng ngọn cây mọc hướng ra ngoài cửa sổ cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với đời sống sinh vật ?

A. Không khí

B. Độ ẩm

C. Ánh sáng

D. Nhiệt độ

Câu 6: Môi trường sống của sinh vật được phân chia thành mấy dạng cơ bản ?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 7: Trong các nhân tố sinh thái dưới đây, nhân tố nào ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự sống còn của sinh vật ?

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Động vật

D. Con người

Câu 8: Cây nào dưới đây là cây ưa sáng ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Vạn niên thanh

C. Xà cừ

D. Ráy

Câu 9: Sinh vật nào dưới đây là sinh vật biến nhiệt ?

A. Kì đà

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Rắn nước

D. Cá thu

Câu 10: Động vật nào dưới đây có lối sống bầy đàn ?

A. Ngựa vằn

B. Hổ

C. Báo gấm

D. Cú mèo

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 9 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Lần 1 - Đề 4)

Trắc nghiệm - Tự luận

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh Học 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 1)

A. Phần Trắc nghiệm (6 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm)

Câu 1: Mối quan hệ cộng sinh có đặc điểm nào sau đây ?

A. Hợp tác giữa hai loài mà trong đó có một loài có lợi, một loài bị hại

B. Hợp tác giữa hai loài mà đôi bên cùng bị hại

C. Hợp tác giữa hai loài mà trong đó có một bên có lợi, một bên không bị hại

D. Hợp tác đôi bên cùng có lợi

Câu 2: Hiện tượng rận sống bám trên da trâu phản ánh mối quan hệ

A.   cộng sinh.

B. cạnh tranh.

C. kí sinh.

D. hội sinh.

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây là quan hệ cạnh tranh khác loài ?

A.   Cá hề sống trong rạn san hô

B.    Địa y sống bám trên cành cây

C. Cừu và dê cùng ăn cỏ trên một cánh đồng

D. Cá ép sống bám vào rùa biển

Câu 4: Cây nào dưới đây thường sống ở nơi quang đãng, có nhiều ánh sáng ?

A. Xương sông

B. Mã đề

C. Dứa gai

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5 Hiện tượng da khô, có vảy sừng bao bọc cho thấy rõ nhất sự thích nghi của thằn lằn với nhân tố sinh thái nào ?

A. Nhiệt độ

B. Độ ẩm

C. Ánh sáng

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 6: Loài chim nào dưới đây thường đi ăn trước lúc Mặt Trời mọc ?

A. Bìm bịp

B. Cú mèo

C. Diệc

D. Chào mào

B. Phần Tự luận (1 câu, trả lời đúng và đủ ý được 7 điểm)

Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng. (7 điểm)

A. Phần Trắc nghiệm

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 9 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Lần 1 - Đề 1)

B. Phần Tự luận (1 câu, trả lời đúng và đủ ý được 7 điểm)

Câu 1: Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng :

- Lá của thực vật ưa sáng thường có màu xanh nhạt, lá nhỏ hẹp, tầng cutin dày và mô giậu phát triển còn ở thực vật ưa bóng, lá thường có màu xanh thẫm, dạng bản rộng, tầng cutin mỏng và mô giậu kém phát triển (2 điểm)

- Thực vật ưa sáng thường có thân phân cành mạnh khi mọc đơn độc và thân cao, lá tập trung ở ngọn khi mọc thành cụm còn thực vật ưa bóng thường có thân hạn chế chiều cao (2 điểm)

- Thực vật ưa sáng có cường độ quang hợp cao khi có ánh sáng mạnh, cường độ quang hợp thấp khi ánh sáng yếu còn thực vật ưa bóng thì ngược lại (2 điểm)

- Thực vật ưa sáng có cường độ hô hấp cao còn thực vật ưa bóng có cường độ hô hấp thấp hơn (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh Học 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 2)

A. Phần Trắc nghiệm (6 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm)

Câu 1: Sinh vật nào dưới đây sống trong môi trường nước mặn ?

A. Giun đỏ

B. Cá rô

C. Bạch tuộc

D. Ếch giun

Câu 2: Nhóm nhân tố sinh thái khí hậu không bao gồm

A. thành phần cơ giới của đất.

B. độ ẩm không khí.

C. nhiệt độ.

D. ánh sáng.

Câu 3: Cây nào dưới đây là cây ưa sáng ?

A. Phi lao

B. Lúa

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Bồ đề

Câu 4: Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật biến nhiệt ?

A. Cá cóc

B. Cá trắm

C. Cá mập

D. Cá heo

Câu 5: Nhóm nào dưới đây bao gồm những mối quan hệ mà đôi bên đều có lợi ?

A. Hợp tác, cộng sinh

B. Hội sinh, cạnh tranh

C. Kí sinh, hợp tác

D. Cộng sinh, kí sinh

Câu 6: Ví dụ nào dưới đây minh họa cho mối quan hệ hội sinh ?

A. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối

B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C. Cá ép sống bám trên lưng rùa biển

D. Ghẻ sống bám trên da người

B. Phần Tự luận (1 câu, trả lời đúng và đủ ý được 7 điểm)

Câu 1: Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào ? Nếu hiện tượng này kéo dài thì sẽ dẫn đến hệ quả gì? (7 điểm)

A. Phần Trắc nghiệm

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 9 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Lần 1 - Đề 2)

B. Phần Tự luận

Câu 1:

- Ở những loài cây sống quần tụ hoặc phân bố ở những nơi có thành phần loài đa dạng thì nguồn sáng của chúng sẽ bị san sẻ cho rất nhiều các cá thể xung quanh. Lúc này, các tia sáng mà chúng nhận được chủ yếu là chiếu thẳng góc từ trên xuống và như vậy thì các cành cây phía trên luôn nhận được nhiều ánh sáng hơn các cành cây phía dưới.(3 điểm)

- Khi hiện tượng trên kéo dài thì những cành cây phía dưới do nhận được ít ánh sáng hơn nên quang hợp yếu hơn, lượng chất hữu cơ tạo ra không đủ bù lấp các hao phí do hô hấp và những hoạt động chuyển hóa khác, đồng thời cũng không được cung cấp đủ nước nên phát triển ngày một kém ưu thế, dần dà trở nên héo úa và sớm tàn rụng (hiện tượng tỉa cành tự nhiên) (4 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh Học 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 3)

A. Phần Trắc nghiệm (6 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm)

Câu 1: Phép lai nào dưới đây minh họa cho hiện tượng tự thụ phấn ?

A. AABbCc x AaBbCc

B. AABbCc x AABBCc

C. AABbCc x AABbCc

D. AABbcc x AaBBCC

Câu 2: Lai kinh tế là phương pháp tạo ưu thế lai được áp dụng trên đối tượng nào ?

A. Vật nuôi

B. Cây trồng

C. Vi khuẩn

D. Nấm

Câu 3: Để đánh giá chất lượng, các dòng chọn lọc cá thể sẽ được so sánh với đối tượng nào ?

A. Với giống đối chứng

B. Với giống khởi đầu

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Với những dòng chọn lọc cá thể cùng nguồn gốc

Câu 4: Phương pháp tạo giống nào dưới đây không được áp dụng ở vật nuôi ?

A. Tất cả phương án còn lại

B. Tạo giống ưu thế lai

C. Cải tạo giống địa phương

D. Gây đột biến nhân tạo

Câu 5: Trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng mấy phương pháp chính ?

A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

Câu 6: Chọn lọc hàng loạt một lần cần tiến hành trong mấy mùa vụ ?

A. 5

B.  4

C. 2

D. 3

B. Phần Tự luận (1 câu, trả lời đúng và đủ ý được 7 điểm)

Câu 1: Vì sao có một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc động vật thường xuyên giao phối gần nhưng không xảy ra hiện tượng thoái hóa ? (7 điểm)

A. Phần Trắc nghiệm

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 9 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Lần 1 - Đề 3)

B. Phần Tự luận

Câu 1:

Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa trong tự thụ phấn và giao phối gần chủ yếu là do các alen lặn có hại có dịp tổ hợp với nhau, tạo thành kiểu gen đồng hợp quy định kiểu hình bất lợi (2 điểm)

Tuy nhiên, ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt (cà chua, đậu Hà Lan,…) hay động vật thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu, chim cu gáy…) nhưng vẫn không xảy ra hiện tượng thoái hóa là vì ở những loài này hiện tồn tại những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. (5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh Học 9

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề 4)

A. Phần Trắc nghiệm (6 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm)

Câu 1: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp nào sau đây ?

A. Lai giữa các dòng thuộc các loài khác nhau

B. Lai giữa các cá thể có quan hệ huyết thống

C. Lai giữa các dòng mang kiểu gen dị hợp khác nhau

D. Lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

Câu 2: Ở nước ta, phương pháp tạo ưu thế lai nào được sử dụng rộng rãi ở ngô ?

A.   Lai kinh tế

B. Lai cải tạo

C. Lai khác dòng

D. Lai khác thứ

Câu 3: Ở thực vật, phương pháp nào dưới đây được dùng để củng cố, duy trì một số tính trạng mong muốn và tạo dòng thuần ?

A. Giao phấn ngẫu nhiên qua nhiều thế hệ

B. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ

C. Lai xa kèm đa bội hoá

D. Lai khác dòng

Câu 4: Thao tác nào dưới đây có trong kĩ thuật chọn lọc hàng loạt ?

A. So sánh giống chọn lọc hàng loạt với giống chọn lọc cá thể

B. Giao phấn hạt của cây con với hạt của cây mẹ

C. Hạt của các cây ưu tú được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau

D. Hạt của mỗi cây ưu tú được gieo riêng thành từng dòng

Câu 5: Giống lúa nào dưới đây được tạo ra nhờ phương pháp chọn lọc cá thể ?

A. DT21

B. CR203

C. A20

D. DT16

Câu 6: Giống vật nuôi nào dưới đây là giống nhập nội ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Gà Tam Hoàng

C. Cá chim trắng

D. Lợn Đại Bạch

B. Phần Tự luận (1 câu, trả lời đúng và đủ ý được 7 điểm)

Câu 1: Vì sao trong trồng trọt, người ta không dùng con lai F1 để làm giống ? Muốn duy trì ưu thế lai chúng ta cần phải làm gì ?

A. Phần Trắc nghiệm (6 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm)

Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 9 Học kì 2 có đáp án (Trắc nghiệm - Tự luận - Lần 1 - Đề 4)

B. Phần Tự luận (1 câu, trả lời đúng và đủ ý được 7 điểm)

Câu 1:

- Người ta không dùng con lai F1 để làm giống vì cơ thể lai này mang nhiều cặp gen dị hợp (nền tảng của ưu thế lai), tính di truyền không ổn định nên khi tự thụ phấn nghiêm ngặt qua nhiều thế hệ thì ở đời sau sẽ xảy ra hiện tượng phân tính do các alen lặn được dịp tổ hợp tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn quy định kiểu hình gây hại dẫn đến ưu thế lai giảm. (4 điểm)

- Muốn duy trì ưu thế lai, chúng ta cần áp dụng các biện pháp nhân giống vô tính như nuôi cấy mô, tế bào ; chiết cành, giâm cành, ghép cành... hoặc cho sinh sản sinh dưỡng (đối với những loài thực vật có khả năng này) (3 điểm)

Tham khảo các Đề thi, đề kiểm tra môn Sinh học 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học