Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Với Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Sinh học 10.

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 9

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao


TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Ứng dụng di truyền học


Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?







15% = 1,5 điểm


100% = 1,5 điểm







2. Sinh vật và môi trường

Mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài, xác định động vật ưa khô

Nắm được khái niệm nhân tố sinh thái, các nhóm nhân tố sinh thái

ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật



Giải thích hiện tượng tỉa cành tự nhiên



40 % = 4,0 điểm

25% = 1 điểm

37,5% = 1,5 điểm

12,5% = 0,5 điểm



25% = 1 điểm



3. Hệ sinh thái

Ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi


Xác định đâu là quần thể sinh vật, xác định các thành phần của lưới thức ăn

Viết được các chuỗi thức ăn


Viết được một lưới thức ăn



35% = 3,5 điểm

14,3% = 0,5 điểm


28,5% = 1 điểm

28,5% = 1 điểm


28,5% = 1 điểm



Số câu

Số điểm

100% = 10 điểm

3 câu

1,5 điểm

15%

2 câu

4 điểm

40%

3 câu

1,5 điểm

15%

1 câu

1 điểm

10%


2 câu

2 điểm

20%




 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất: (mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu có mối quan hệ như thế nào với nhau?

A. Kí sinh

B. Cạnh tranh

C. Hội sinh

D. Cộng sinh

Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

A. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên

B. Ốc sên, ếch, giun đất

C. Thằn lằn, lạc đà, chuột nhảy

D. Ếch, lạc đà, giun đất

Câu 3: Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật?

A. Đàn trâu ăn cỏ trên cánh đồng

B. Các cây hoa hồng, hoa huệ trong công viên

C. Các cá thể ong, bướm … trong rừng

D. Các cá thể chuột sống ở hai cánh đồng

Câu 4: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản

B. Nhóm tuổi sau sinh sản

C. Nhóm tuổi sinh sản

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là bao nhiêu?

A. Từ 5˚C đến 40˚C

B. Từ 5˚C đến 39˚C

C. Từ 5˚C đến 42˚C

D. Từ 5˚C đến 45˚C

Câu 6: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào thể hiện mối quan hệ cùng loài?

A. Nhạn biển và cò làm tổ tập đoàn

B. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông 

C. Cáo ăn thỏ

D. Chim ăn sâu

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa? (1.5 điểm)

Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Kể tên các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. (1.5 điểm)

Câu 3: Hãy giải thích vì sao các cành cây phía dưới của cây ưa sáng sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng? (1.0 điểm)

Câu 4: (3.0 điểm) Có một quần xã sinh vật gồm các loài sau: vi sinh vật phân giải, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ.

a, Cho biết thành phần sinh vật của hệ sinh thái trên.

b, Viết 5 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên?

c, Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã trên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng 0.25 điểm)

Câu 1: Phép lai nào sau đây tạo được ưu thế lai?

A. Lai gần ở động vật

B. Lai con cái với bố mẹ

C. Lai khác dòng với nhau

D. Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật

Câu 2: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?

A. Cây xương rồng

B. Cây phượng

C. Cây mít

D. Cây lá lốt

Câu 3: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản

B. Nhóm tuổi sau sinh sản

C. Nhóm tuổi sinh sản

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Hoạt động nào sau đây đã làm đất bị thoái hóa?

A. Trồng rừng chống xói mòn

B. Thay đổi các loại cây trồng phù hợp

C. Bón phân hữu cơ hợp lí

D. Đốt rừng lấy đất canh tác

Câu 5: Độ đa dạng trong một quần xã sinh vật được biểu hiện bởi đặc điểm nào?

A. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.

B. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

C. Sự chênh lệch tỉ lệ đực, cái giữa các quần thể trong một quần xã.

D. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

Câu 6: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường?

A. Săn bắn

B. Chiến tranh

C. Hái lượm

D. Đốt rừng

Câu 7: Biểu hiện của thoái hoá giống là gì?

A. Cơ thể lai có sức sống cao hơn bố mẹ.

B. Cơ thể lai có sức sống kém dần.

C. Cơ thể lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.

D. Năng suất thu hoạch tăng lên.

Câu 8: Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A. Tỉ lệ giới tính.

B. Thành phần nhóm tuổi.

C. Mật độ cá thể.

D. Độ đa dạng.

Câu 9: Vì sao các cành phía dưới của các cây ưa sáng trong rừng thường bị rụng sớm?

A. Các cành này tổng hợp được ít chất hữu cơ.

B. Khả năng thoát hơi nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng.

C. Khả năng hút nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng.

D. Dễ bị sâu bệnh.

Câu 10: Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng và khô cằn thường có đặc điểm lá như thế nào?

A. Lá to và màu nhạt.

B. Lá to và màu sẫm.

C. Lá nhỏ và màu nhạt.

D. Lá nhỏ và màu sẫm.

Câu 11: Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật?

A. Bầy khỉ sống trong rừng.

B. Các sinh vật trong rừng nhiệt đới

C. Đàn voi trong rừng châu Phi.

D. Đồi cọ.

Câu 12: Trong chọn giống, dùng phương tự thụ phấn hay giao phối gần nhằm mục đích gì?

A.Tạo giống mới.

B. Tạo dòng thuần.

C. Tạo ưu thế lai.

D. Cải tạo giống.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: (2.0 điểm) Giải thích vì sao không dùng con lai F1 (lai kinh tế) để làm giống?

Câu 2: (3.0 điểm) Thế nào là quần thể; quần xã?

Câu 3: (1.0 điểm) Cho các loài sau: sâu; cây cỏ; chuột; cầy; bọ ngựa; rắn. Viết lưới thức ăn bao gồm các sinh vật nói trên.

Câu 4: (1.0 điểm) Giải thích cây trồng gần cửa sổ trong nhà thì cây sẽ vươn ra ngoài cửa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Em hãy chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng rồi ghi vào phần bài làm. 

Câu 1: Nhóm sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật hằng nhiệt?

A. Con dơi, cú mèo, con chuồn chuồn.

B. Chuột, ếch, ba ba 

C. Cá sấu, lợn, gà chọi

D. Chim sẻ, mèo, chim chích chòe, báo 

Câu 2: Giống lợn Ỉ Móng Cái có những tính trạng nổi bật nào sau đây?

A. Dễ nuôi, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon.

B. Dễ nuôi, tầm vóc to.

C. Tăng trọng nhanh, thịt nhiều nạc.

D. Tăng trọng nhanh, chân cao.

Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì?

A. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

B. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo sinh vật sinh trưởng và phát triển.

C. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.

D. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.

Câu 4: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là gì?

A. Sự bất biến của quần xã

B. Sự cân bằng sinh học trong quần xã

C. Sự giảm sút của quần xã

D. Sự phát triển của quần xã

Câu 5: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?

A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.  

B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.

C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.

D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.

Câu 6: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh?

A. Địa y bám trên cành cây.

B. Giun đũa sống trong ruột người.

C. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu.

D. Cây nấp ấm bắt côn trùng.

Câu 7: Ở thực vật để duy trì ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp nào?

A. Cho F1 lai với bố mẹ

B. Cho Ftự thụ phấn

C. Nhân giống vô tính

D. Sử dụng con lai F1 làm giống.

Câu 8: Trong điều kiện nguồn thức ăn bị cạn kiệt, các sinh vật khác loài sẽ xảy ra mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ cộng sinh

B. Quan hệ hội sinh

C. Quan hệ nửa kí sinh

D. Quan hệ cạnh tranh

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày các thao tác lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu.

Câu 2: (2,0 điểm) Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, hổ chim ăn sâu, sâu hại thực vật, vi sinh vật.

a. Xây dựng 4 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?

b. Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên?

Câu 3: (2,0 điểm) Trình bày mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài. Mỗi quan hệ lấy 2 ví dụ minh họa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) 

Câu 1: (1,5 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

1. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần xã sinh vật mà không có ở quần thể sinh vật?

A. Mật độ.

B. Độ đa dạng.

C. Giới tính.

D. Thành phần nhóm tuổi.

2. Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt? 

A. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu.

B. Bồ câu, mèo, thỏ, dơi.

C. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi.

D. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, mèo.

3. Độ đa dạng của một quần xã sinh vật được thể hiện ở điểm nào?

A. Có số lượng cá thể nhiều.

B. Có nhiều tầng phân bố.

C. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau.

D. Có số lượng loài phong phú. 

4. Đặc điểm nào sau đây là không đúng với các cây ưa sáng mọc trong rừng?

A. Cành tập trung ở phần ngọn.

B. Các cành phía dưới sớm bị rụng.

C. Các cành phía dưới phát triển mạnh.

D. Thân cao thẳng.

5. Tập hợp những cá thể sinh vật nào là quần thể?

A. Các con cá chép sống ở hai hồ nước khác nhau.

B. Các các thể cá chép, cá mè, cá rô sống trong một ao.

C. Các cá thể voi, khỉ, báo sống trong vườn bách thú. 

D. Các cây lúa trong ruộng lúa.

6. Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do nguyên nhân nào gây ra?

A. Số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.

B. Số người sinh ra ít hơn số người tử vong.  

C. Số người sinh ra bằng số người tử vong. 

D. Chỉ có sinh ra, không có tử vong. 

Câu 2: (1,5 điểm) Hãy chọn nội dung ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B vào cột trả lời.

Cột A

Cột B

Kết quả

1. Hải quỳ và cua

a, Hội sinh

1……

2. Giun đũa sống trong ruột người

b, Sinh vật ăn sinh vật khác

2……

3. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối 

c, Cộng sinh

3……

4. Lúa và cỏ dại trên cánh đồng

d, Kí sinh

4……

5. Cây nắp ấm bắt mồi

e, Cạnh tranh

5……

6. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ


6……

II. Tự luận (7,0 điểm) 

Câu 1: (1,5 điểm) Ưu thế lai là gì? Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?

Câu 2: (2,0 điểm) 

a) (1,0 điểm) Giới hạn sinh thái là gì? Cá rô phi Việt Nam phát triển cực thuận ở nhiệt độ bao nhiêu?

b) (1,0 điểm) Trình bày đặc điểm để phân chia các nhóm thực vật dựa vào khả năng thích nghi của chúng với điều kiện chiếu sáng. Mỗi nhóm lấy một ví dụ minh họa.

Câu 3: (3,5 điểm) Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, châu chấu, ếch nhái, dê, gà rừng, cáo, vi sinh vật, mèo rừng, rắn lục đuôi đỏ.

a) (0,5 điểm) Chuỗi thức ăn là gì? 

b) (2,0 điểm) Xếp các sinh vật trên theo thành phần của 1 lưới thức ăn. Sau đó xây dựng 1 lưới thức ăn gồm 4 chuỗi thức ăn từ quần xã sinh vật trên.

c) (1,0 điểm) Hiện tượng rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều vào năm ngoái thậm chí chúng bò vào nhà dân làm người dân hoang mang. Các chuyên gia khoa học kết luận rằng đây là hiện tượng mất cân bằng sinh thái. Em hãy giải thích?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1: Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích nhiều trứng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế có nhiều thuận lợi đối với các vật nuôi nào sau đây?  

A. Bò và lợn

B. Gà và lợn  

C. Vịt và cá 

D. Bò và vịt 

Câu 2: Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào?  

A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau

B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép… 

C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau

D. Cho F1 lai với P 

Câu 3: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây? 

A. P: AABbDD × AABbDD

B. P: AaBBDD × Aabbdd

C. P: AAbbDD × aaBBdd

D. P: aabbdd × aabbdd

Câu 4: Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế? 

A. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực

B. Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn 

C. Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố

D. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố

Câu 5: Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế?   

A. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô

B. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc

C. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng

D. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hôn sten Hà Lan

Câu 6: Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1

A. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái dị hợp

B. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội

C. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp lặn

D. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội và đồng hợp lặn 

Câu 7: Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai, tại sao? 

A. Đúng, vì con giống đã được chọn lọc

B. Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt 

C. Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống.

D. Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt

Câu 8: Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là ở lĩnh vực nào? 

A. Chọn giống lúa, lạc, cà chua.

B. Chọn giống ngô, mía, đậu tương.

C. Chọn giống lúa, ngô, đậu tương.

D. Chọn giống đậu tương, lạc, cà chua. 

Câu 9: Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào? 

A. Công nghệ cấy chuyển phôi.

B. Nuôi thích nghi.

C. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1).

D. Tạo giống mới.

Câu 10: Nhân tố sinh thái là: 

A. các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.

B. tất cả các yếu tố của môi trường.

C. những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

D. các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.

Câu 11: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi nào?

A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.

B. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.

C. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.

D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.

Câu 12: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng? 

A. Vì con người có tư duy, có lao động.

B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.

C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên. 

D. Vì con người có khả năng làm chủ  thiên nhiên.

Câu 13: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào?

A. Có vùng phân bố rộng.

B. Có vùng phân bố hẹp.

C. Có vùng phân bố hạn chế.

D. Có vùng phân bố hẹp hoặc hạn chế.

Câu 14: Khi nào các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường?

A. Khi nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật.

B. Khi đó là nơi sinh sống của sinh vật.

C. Là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn.

D. Khi nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật.

Câu 15: Khi nào các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một nhân tố sinh thái?

A. Khi các yếu tố của môi trường không ảnh hưởng lên đời sống sinh vật. 

B. Khi sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.  

C. Khi các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống sinh vật. 

D. Khi sinh vật có ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường.  

Câu 16: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2˚C đến 44˚C, điểm cực thuận là 28˚C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5˚C đến 42˚C, điểm cực thuận là 30˚C. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.

B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.

D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

Câu 17: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?

A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

B. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường. 

C. Không thể sống được.

D. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.

Câu 18: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.

B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời. 

C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.

D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.

Câu 19: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?

A. Do tác động của gió từ một phía.

B. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.

C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.

D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.

Câu 20: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự như thế nào?

A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.

B. Trồng đồng thời nhiều loại cây.

C. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.

D. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Nguyên nhân não dẫn hiện tượng thoái hoá giống? 

A. Giao phấn xảy ra ở thực vật

B. Giao phối ngẫu nhiên ở động vật

C. Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật

D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau

Câu 2: Giao phối cận huyết là gì?

A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ

B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen

C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau

D. Giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.

Câu 3: Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định được gọi là gì?

A. Quần xã sinh vật

B Quần thể sinh vật

C. Hệ sinh thái

D. Quan hệ hỗ trợ

Câu 4: Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về kiểu quan hệ như thế nào?

A. Ký sinh

B. Cạnh tranh

C. Hội sinh

D. Cộng sinh

Câu 5. Nhóm động vật nào dưới đây có cơ thể hằng nhiệt?

A. Cá, chim, thú

B. Chim, thú, bò sát

C. Bò sát lưỡng cư

D. Chim, thú

Câu 6: Đặc điểm có ở quần xã và không có ở quần thể?

A. Có số cá thể cùng 1 loài

B. Cùng sống trong 1 không gian xác định

C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài

D. Có hiện tượng sinh sản

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?

Câu 2: (2,0 điểm) Môi trường là gì? Kể tên 5 nhân tố vô sinh và 5 nhân tố hữu có trong môi trường trường học.

Câu 3: (3,0 điểm) Lưới thức ăn là gì? Cho 1 sơ đồ lưới thức ăn sau:

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Hãy xác định tên các sinh vật cho mỗi mắt xích trong lưới thức ăn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Câu 1: Động vật nào dưới đây sống trong môi trường sinh vật?

A. Giun đũa

B. Giun đỏ

C. Rươi

D. Giun đất

Câu 2: Nhân tố nào dưới đây là nhân tố địa hình?

A.Tốc độ gió

B. Độ ẩm không khí

C. Ánh sáng

D. Độ trũng

Câu 3: (0,3 điểm)  Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là

A. 5 – 30°C.

B. 25 – 45°C.

C. 5 – 42°C.

D. 15 – 22°C.

Câu 4: Cây hoa cúc sống trong môi trường nào dưới đây?

A. Sinh vật

B. Trong đất

C. Nước

D. Đất – không khí

Câu 5: Những cây ưa sáng và mọc quần tụ thường có đặc điểm nào sau đây?

A. Thân cao, cành tập trung ở phần ngọn

B. Thân thấp, phân cành mạnh

C. Thân cao, cành tập trung ở gần gốc

D. Thân thấp, không phân cành

Câu 6: Cây nào dưới đây ưa sống nơi râm mát?

A. Dọc mùng

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Bán hạ

D. Vạn niên thanh

Câu 7: Loài chim nào dưới đây có thời gian đi kiếm ăn trong ngày khác với những loài chim còn lại?

A. Cắt

B. Vạc

C. Diệc

D. Cú mèo   

Câu 8: Lá của cây ưa bóng thường có đặc điểm nào sau đây?

A. Lá nhỏ, xếp ngang, lớp sáp dày và có màu xanh thẫm

B. Lá to, xếp xiên, lớp sáp mỏng và có màu xanh nhạt

C. Lá nhỏ, xếp xiên, lớp sáp dày và có màu xanh nhạt

D. Lá to, xếp ngang, lớp sáp mỏng và có màu xanh thẫm

Câu 9: Hiện tượng lớp bần dày ở thân cây gỗ vùng ôn đới cho thấy rõ nhất ảnh hưởng của nhân tố nào lên đời sống sinh vật?

A. Độ ẩm

B. Nhiệt độ

C. Ánh sáng

D. Độ pH

Câu 10: Sinh vật nào dưới đây là sinh vật biến nhiệt?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Trầu không

C. Cá mập

D. Rùa biển

Câu 11: Sinh vật nào dưới đây có thể đứng liền sau bọ ngựa trong một chuỗi thức ăn?

A. Sâu ăn lá

B. Rắn

C. Thỏ

D. Hà mã

Câu 12: Trong một hệ sinh thái, sinh vật nào dưới đây là sinh vật phân giải?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Giun đất

C. Nấm rơm

D. Vi khuẩn hoại sinh

Câu 13: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào dưới đây có khả năng tự dưỡng?

A. Động vật

B. Thực vật 

C. Nấm

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 14: Loài động vật nào dưới đây thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm?

A. Chim sáo

B. Thằn lằn

C. Ếch đồng

D. Ong mật

Câu 15: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trong quần xã sinh vật, … phản ánh tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

A. loài ưu thế

B. độ thường gặp

C. độ đa dạng

D. độ nhiều

Câu 16: Cây nào dưới đây là loài đặc trưng ở vùng đồi Phú Thọ?

A. Cây cọ

B. Cây thông

C. Cây hồi

D. Cây quế

Câu 17: Những nước có tháp dân số dạng đáy lớn, đỉnh nhọn và bé có điểm đặc trưng nào sau đây?

A. Có tỉ lệ người già thấp

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Có tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm nhiều

D. Có tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao

Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả quần thể sinh vật và quần thể người?

A. Văn hoá

B. Hôn nhân

C. Mật độ

D. Giáo dục

Câu 19: Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc là:

A. từ 65 tuổi trở lên.

B. từ 85 tuổi trở lên. 

C. từ 50 tuổi trở lên.

D. từ 80 tuổi trở lên.

Câu 20: Trong số các động vật dưới đây, động vật nào có số lượng cá thể trong mỗi quần thể bé nhất?

A. Cầy hương

B. Chuột đồng

C. Linh cẩu

D. Gấu trắng

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Câu 1: Vì sao về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá? 

A. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.

B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.

C. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.

D. Hạn sự thoát hơi nước.

Câu 2: Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường nào? 

A. 0˚ - 40˚.

B. 10˚ - 40˚.

C. 20˚ - 30˚.

D. 25˚ - 35˚.

Câu 3: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? 

A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.

D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.

Câu 4: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào?

A. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.

B. Lá và thân cây tiêu giảm.

C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng

D. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng

Câu 5: Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng?

A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão.

B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng bảo vệ được khỏi con người phá hoại.

C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc.

D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng.

Câu 6: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô? 

A. Ếch, ốc sên, lạc đà.

B. Ốc sên, giun đất, thằn lằn.

C. Giun đất, ếch, ốc sên.

D. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông.

Câu 7: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng và máu từ cơ thể vật chủ là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? 

A. Sinh vật ăn sinh vật khác.

B. Hội sinh.

C. Cạnh tranh.

D. Kí sinh.

Câu 8: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng “tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì? 

A. Cạnh tranh.

B. Sinh vật ăn sinh vật khác. 

C. Hội sinh.

D. Cộng sinh.

Câu 9: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?

A. Hội sinh.

B. Cộng sinh.

C. Kí sinh.

D. Nửa kí sinh.

Câu 10: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? 

A. Tiềm năng sinh sản của loài.

B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn

C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn

D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn

Câu 11:Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển? 

A. Đáy tháp rộng

B. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định

C. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh

D. Tỉ lệ sinh cao

Câu 12: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo: 

A. lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.

B. nguồn thức ăn của quần thể.

C. khu vực sinh sống.

D. cường độ chiếu sáng.

Câu 13: Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào: 

A. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.

B. khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

C. tuổi thọ của các cá thể trong quần thể.

D. mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể.

Câu 14: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là: 

A. 50/50

B. 70/30

C. 75/25

D. 40/60

Câu 15: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? 

A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng.

B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao.

C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng.

D. Tập hợp các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng.

Câu 16: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: 

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha

- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha

- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? 

A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.        

B. Dạng phát triển.

C. Dạng giảm sút.

D. Dạng ổn định.

Câu 17: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: 

- Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha.

- Nhóm tuổi sinh sản: 43 con /ha

- Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con /ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? 

A. Dạng ổn định

B. Dạng phát triển

C. Dạng giảm sút

D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển

Câu 18: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: 

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha

- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha

- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? 

A. Dạng phát triển.

B. Dạng ổn định.

C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.

D. Dạng giảm sút.

Câu 19: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? 

A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.

B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.

C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.

D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắcViệt Nam.

Câu 20: Quần thể người có 3 dạng  tháp tuổi  như hình sau   

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 9 năm 2024 có ma trận (8 đề) 

Dạng tháp dân số già là: 

A. Dạng a, b

B. Dạng b, c 

C. Dạng a, c

D. Dạng c


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học