Bộ 3 đề thi Sinh học 9 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Tuyển chọn Bộ 3 đề thi Sinh học 9 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Sinh học 9 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Sinh học 9.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Sinh 9 Cuối kì 1 bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Trường hợp nào sau đây thể hiện đúng NTBS trong cấu trúc của ADN?      

A. A – T, G – X.         B. A – G.                C. A – X, G – T.       D. X – A, T – G.

Câu 2: Đặc điểm di truyền của bệnh Đao là

A. tế bào có 3 NST thứ 21.                         B. tế bào có một NST giới tính X.   

C. đột biến gen trội.                                    D. đột biến gen lặn.

Câu 3: Bản chất hóa học của gen là

A. một đoạn của phân tử ADN chứa thông tin di truyền. 

B. có khả năng tự nhân đôi.

C. một đại phân tử gồm nhiều đơn phân.

D. một loại đơn phân.

Câu 4: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?

A. tARN.                   B. mARN.              C. rARN.               D. ADN.

Câu 5: Thể đồng hợp là

A. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau.

B. kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.

C. kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng giống nhau.

D. các cặp gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau.

Câu 6: Những loại giao tử có thể tạo ra từ kiểu gen AaBB là

A. AB, Ab,aB, ab.      B. Ab, ab.               C. AB, aB.             D. AB, Ab, aB.

Câu 7: Ở cà chua có 2n = 24. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có thể có số NST đơn là

A. 12.                        B. 6.                       C. 24.                     D. 48.

Câu 8: Một mạch đơn của gen có 1500 nuclêôtit. Trong đó, số nuclêôtit loại A chiếm 20%, số nuclêôtit loại G chiếm 40%, số nuclêôtit loại X chiếm 10%. Số nuclêôtit loại T trên mạch đó là

A. 450.                      B. 150.                     C. 300.                     D. 900. 

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường?

Câu 2 (3 điểm): Ở đậu Hà Lan, khi cho đậu Hà Lan thân cao thuần chủng lai với đậu Hà Lan thân thấp thì thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có 335 cây thân cao : 115 cây thân thấp.

a. Hãy biện luận và viết sơ đồ cho phép lai trên.

b. Khi cho đậu Hà lan  F1 lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào?

Câu 3 (1 điểm): Tại sao luật pháp nước ta cấm kết hôn trong vàng 4 đời và quy định 1 vợ một chồng?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1: Giả thuyết của Menđen có nội dung là

A. mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định. 

B. trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố trong cặp phân li về một giao tử. 

C. các nhân tố di truyền được tổ hợp với nhau trong quá trình thụ tinh. 

D. cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin là

A. tARN.                   B. mARN.              C. rARN.               D. cả 3 đáp án trên.

Câu 3: Quy luật phân li có nội dung là

A. Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.

B. Khi lai hai cơ thể khác nhau về một hoặc một vài tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

C. Khi lai hai cơ thể khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 hoa đỏ về tính trạng của bố hoặc mẹ còn F2 thì tỉ lệ là 3 trội : 1 lặn.

D. Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li và giữ nguyên bản chất như là ở cơ thể thuần chủng P.

Câu 4: Biến dị nào sau đây là biến di tổ hợp?

A. Do sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lai các tính trạng của P xuất hiện các biến dị tổ hợp.

B. Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lai các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P. Kiểu hình này gọi là biến dị tổ hợp.

C. Kiểu hình vàng nhăn, xanh trơn những kiểu hình này được gọi là  biến dị tổ hợp.

D. Bên cạnh kiểu hình giống P. Còn kiểu hình khác P gọi là biến dị tổ hợp.

Câu 5: F2 của lai hai cặp tính trạng tạo được 16 tổ hợp là vì

A. lai hai cặp tính trạng tương phản.

B. biến dị tổ hợp nếu F2 xuất hiện nhiều kiểu hình khác P.

C. sự kết hợp ngẫu nhiên qua thụ tinh của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái.

D. tích các tỉ lệ tính trạng hợp thành chúng.

Câu 6: Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài thể hiện là

A. đặc trưng về hình thái, kích thước.

B. đặc trưng về nguồn gốc từ bố và nguồn gốc từ mẹ.

C. đặc trưng về số lượng. 

D. A và C đúng.

Câu 7: Trong quá trình phân chia tế bào NST điển hình ở kì nào?

A. Kì đầu.                  B. Kì giữa.              C. Kì sau.               D. Kì cuối.

Câu 8: Chức năng cơ bản của NST là

A. lưu giữ thông tin di truyền. 

B. Chứa đựng prôtêin.

C. Chứa đựng mARN.

D. Chứa đựng các đặc điểm của sinh vật. 

Câu 9: Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự lớn lên của cơ thể  là

A. Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

B. Phân chia đồng đều nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

C. Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

D. Thay thế các tế bào già của cơ thể thường xuyên bị chết đi.

Câu 10: Đặc điểm cơ bản về cách sắp xếp NST ở kì giữa của lần phân bào 2 là

A. Các NST kép xếp 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc .

B. NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. Các cặp NST đơn 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc .

D. Cả A, B, C.

Câu 11: Kết quả giảm phân tế bào con có bộ NST là

A. n.                          B. 2n.                     C. 3n.                     D. 4n.

Câu 12: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là

A. sự kết hợp tế bào chất của  giao tử đực với một giao tử cái.

B. sự hình thành một cơ thể mới.

C. sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.

D. sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái.

Câu 13: Trong tế bào NST giới tính tồn tại

A. thành cặp tương đồng

B. tồn tại với 1 số lượng lớn trong tế bào sinh dưỡng.

C. tồn tại thành cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY và thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.

D. tồn tại thành cặp tương đồng XX, không tương đồng XY tồn tại với nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội.

Câu 14: Con gái phải nhận loại tinh trùng  mang NST giới tính nào từ bố?

A. Y.                          B. X.                      C. XX.                   D. XY.

Câu 15: Ứng dụng di truyền giới tính vào lĩnh vực chăn nuôi với mục đích 

A. tăng năng xuất nuôi trồng.                    B. nâng cao chất lượng sản phẩm.

C. điều khiển tỉ lệ đực cái.                         D. điều khiển khả năng sinh sản của bố mẹ.

Câu 16: Di truyền liên kết là

A. hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

B. hiện tượng nhiều nhóm tính trạng di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

C. hiện tượng các gen trên nhiều NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

D. cả A và B.

Câu 17: Nguyên nhân tạo tính đa dạng của ADN là

A. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit.

B. Do số lượng các nuclêôtit.

C. Do thành phần các nuclêôtit.

D. Cả A, B, C.

Câu 18: Số mạch đơn và đơn phân của ARN khác so với số mạch đơn và đơn phân của ADN là

A. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X.

B. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X.

C. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X.

D. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X.

Câu 19: Một đoạn gen có cấu trúc như sau: 

Mạch 1: – A – X – T – X – G – T – X – A – 

Mạch 2: – T – G – A – G – X – A – G – T – 

Nếu mạch 2 là mạch khuôn thì đoạn mạch mARN được tổng hợp là

A. – A – X – T – X – G – T – X – A – 

B. – U – G – A – U – X – A – X – G – 

C. – A – X – U – X – G – U – X – A – 

D. – U – G – A – G – X – U – G – X –

Câu 20: Mạch một của gen có các loại nuclêôtit là: A1 = 100 ; T1 = 200 ; G1= 300 ; 

X1 = 400 . Nếu mạch một của gen này là mạch khuôn để tổng hợp phân tử mARN thì  từng loại nuclêôtit  của mARN là

A. A = 100 ; U = 200 ; G = 300 ; X = 400. 

B. A = 200 ; U = 100 ; X = 300 ; G = 400. 

C. A = U = 150 ; G = X = 350.

D. A = U = 350 ; G = X = 150. 


 


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Câu 1: Khi giao phấn giữa cây đậu Hà Lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thuần chủng thì kiểu hình thu được ở các cây lai F1

A. hạt vàng, vỏ trơn.                                 B. hạt vàng, vỏ nhăn

C. hạt xanh, vỏ trơn.                                 D. hạt xanh, vỏ nhăn

Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào 

A. kì trung gian.         B. kì đầu.               C. kì giữa.              D. kì sau.

Câu 3: Thành phần cấu tạo của crômatit bao gồm

A. phân tử prôtêin.                                   B. phân tử ADN.       

C. prôtêin loại histôn và phân tử ADN.     D. axit và bazơ.

Câu 4: Cơ chế dẫn đến phát sinh đột biến gen là

A. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào.

B. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào.

C. Rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN.

D. Sự phân li của NST trong nguyên phân.

Câu 5: Một loài thực vật có các đặc tính tốt, muốn nhân nhanh số lượng loài thực vật này người ta dùng phương pháp hoặc công nghệ nào sau đây?

A. Công nghệ tế bào.                                B. Công nghệ chuyển nhân và phôi.

C. Công nghệ gen.                                    D. Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc

Câu 6: Một gen có chiều dài 510 nm, số nuclêôtit loại A = 30% tổng số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là

A. A= T=900; G= X = 2100.                     B. A= T = 900; G=X = 600.

C. A= T= 450; G = X = 300.                     D. A= T = 600; G = X= 900.

Câu 7: Hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội của người là 6,6 x 1012. Theo lí thuyết hàm lượng ADN trong nhân của trứng là

A. 6,6 x 1012.              B. 3,3 x 1012.          C. 6,6 x 106.           D. 3,3 x 106.

Câu 8: Ruồi giấm có 2n = 8, số nhóm gen liên kết bằng

A. 2.                          B. 4.                       C. 8.                       D. 1.

Câu 9: Phương pháp nào sau đây không được dùng để nghiên cứu di truyền người?

A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.

B. Phương pháp tế bào học.

C. Phương pháp lai phân tích.

D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 10: Ruồi giấm đực có kiểu gen (di truyền liên kết ) cho mấy loại giao tử:

A. 2 loại : Bb, Vv.                                     B. 4 loại: BV, Bv, bV, bv.       

C. 2 loại : BV, bv.                                     D. Cả B và C.

Câu 11: Từ noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho mấy tế bào trứng?

A. 1 trứng.                 B. 2 trứng.              C. 3 trứng.              D. 4 trứng. 

Câu 12: Trong giảm phân các NST kép tương đồng có sự tiếp hợp và bắt chéo nhau vào

A. kì đầu 2.                B. kì giữa 2.           C. kì đầu 1.             D. kì giữa 1.

Câu 13: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là

A. biến đổi hình dạng.                               B. tự nhân đôi.        

C. trao đổi chất.                                        D. co duỗi trong phân bào.

Câu 14: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Thực hiện phép lai P như sau: thân đỏ thẫm x thân xanh lục cho F1: 49,9% thân đỏ thẫm, 50,1% thân xanh lục. Kiểu gen của P là

A. P = AA  x  AA.                                    B. P = Aa  x   AA.          

C. P = Aa  x  Aa.                                       D. P = Aa  x   aa.

Câu 15: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng

A. 2n (đơn).               B. n (đơn).               C. 2n (kép).             D. n (kép).

Câu 16: Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NST. Đó là dạng đột biến cấu trúc NST nào dưới đây?         

A. mất đoạn.              B. lặp đoạn.            C. đảo đoạn.           D. chuyển đoạn.

Câu 17: Thường biến thuộc loại biến dị nào sau đây?                  

A. Biến dị đột biến.                                   B. Biến dị di truyền được.          

C. Biến dị không di truyền được.               D. Biến dị tổ hợp.                                            

Câu 18: Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân thì trường hợp nào sau đây là đúng?

A. A = T, G = X.                                      B. A + T = G + X.      

C. A + X + G = T + A + X.                       D. A + X = G + X.  

Câu 19: Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân, số NST trong tế bào đó là       

A. 4.                          B. 8.                       C. 16.                      D. 32. 

Câu 20: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 3 : 3 : 1 : 1?

A. AaBb x AaBB.                                      B. AaBb x aaBb.    

C. AaBB x Aabb.                                       D. Cả 3 phép lai nêu trên.


 Bộ 3 đề thi Sinh học 9 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu di truyền học của Menđen là

A. thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.

B. dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.

C. phương pháp phân tích thế hệ lai.

D. theo dõi và phân tích kết quả thí nghiệm một cách khách quan.

Câu 2: Mục đích của phép lai phân tích là

A. phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp.

B. phát hiện thể đồng hợp trội và đồng hợp lặn.

C. phát hiện thể đồng hợp lặn và dị hợp.

D. phát hiện những cơ thể có lợi để củng cố.

Câu 3: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì

A. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.           B. F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

C. F1 phân li theo tỉ lệ 1 trội : 1 lặn.           D. F2 phân li theo tỉ lệ  9 : 3 : 3 : 1.

Câu 4: Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là

A. sự phân chia đều chất tế bào cho hai tế bào con.

B. sự phân chia đều chất nhân cho hai tế bào con.

C. sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang hai tế bào con.

D. sự phân ly đồng đều của cặp NST về hai tế bào con.            

Câu 5: Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể?

A. Tế bào sinh sản.                                   

B. Tất cả các tế bào trừ tế bào sinh sản chín.

C. Tế bào trứng.                                       

D. Tế bào tinh trùng.

Câu 6: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?

A. ARN thông tin.                                    B. ARN vận chuyển. 

C. ARN ribôxôm.                                    D. Cả 3 loại trên.

Câu 7: Kết quả của một phép lai có tỉ lệ kiểu hình là 9 : 3 : 3 : 1. Kiểu gen của P trong phép lai trên có thể là

A. AaBb x AaBb.                                     B. AABB x aabb.   

C. Aabb x aaBb.                                       D. AaBb x aabb.

Câu 8: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Thực hiện phép lai cây cà chua thân đỏ thẫm với cây cà chua thân xanh lục thu được F1: 49,9% thân đỏ thẫm : 50,1% thân xanh lục. Kiểu gen của P trong công thức lai trên là

A. AA   x  AA.            B. Aa  x  aa.           C. Aa  x   AA.         D. Aa   x  Aa.

Câu 9: Trong thụ tinh sự kiên quan trọng nhất là

A. sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.                 

B. sự phân chia nhân của trứng và tinh trùng.

C. tinh trùng gặp trứng.                                                           

D. các giao tử kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1 : 1.

Câu 10: Trong các loại tế bào dưới đây, loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?

A. hợp tử.                                                 B. giao tử.       

C. tế bào mầm sinh dục.                           D. tế bào sinh dưỡng                

Câu 11: Mục đích của quá trình tổng hợp ARN trong tế bào là 

A. chuẩn bị tổng hợp prôtêin cho tế bào.                                  

B. chuẩn bị cho sự nhân đôi ADN. 

C. chuẩn bị cho sự phân chia tế bào.                                          

D. tham gia cấu tạo NST. 

Câu 12: Trong cấu trúc 1 đoạn ADN kép, liên kết hiđrô được hình thành giữa các nuclêôtit nào?

A. A – T  và T – A.                                   B. G – X và G – U. 

C. X – G và T – A.                                   D. A – T và G – X.

Câu 13: Bệnh di truyền nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây ra? 

A. Bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh.                             

B. Bệnh đao, bệnh Tớcnơ.

C. Bệnh Tớcnơ, bệnh bạch tạng.                                                         

D. Bệnh ung thư máu, Tớcnơ 

Câu 14: Cơ thể 4n được tạo thành do dạng biến dị nào sau đây?

A. Đột biến dị bội thể.                              B. Đột biến đa bội thể.        

C. Đột biến gen.                                       D. Thường biến.

Câu 15: Kiểu gen nào dưới đây tạo ra hai loại giao tử?

A. AaBb.                   B. AaBB.               C. AABB.              D. aabb.

Câu 16: Khi các cá thể có kiểu gen Bb tự thụ phấn, ở F2 có tỉ lệ 

A. Bb = 100%.                                         B. Bb = 75%, BB + bb = 25%.     

C. Bb = 50%, BB + bb = 50%.                  D. Bb = 25%, BB + bb = 75%. 

Câu 17: Có một phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau nhân đôi là

A. 5.                          B. 6.                       C. 7.                       D. 8.

Câu 18: Gen A bị đột biến thành gen a. Gen a ngắn hơn gen A là 3,4 Å. Loại đột biến gen đã xảy ra là

A. mất cặp nuclêôtit.                                B. thêm cặp nuclêôtit.

C. thay thế cặp nuclêôtit.                          D. đảo vị trí của cặp nuclêôtit.  

Câu 19: Một gen tự nhân đôi n lần liên tiếp sẽ tạo ra được bao nhiêu gen giống nó?

A. 2 gen.                    B. n gen.                 C. 2n gen.               D. n2 gen. 

Câu 20: Một con gà mái có 10 tế bào sinh dục nguyên phân liên tiếp 3 lần, các tế bào con sinh ra giảm phân bình thường. Số lượng thể định hướng được tạo ra là 

A. 320.                      B. 80.                     C. 240.                   D. 30.


 


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1: Menđen đã sử dụng đối tượng chủ yếu nào để thực hiện các thí nghiệm của mình?

A. Cây cà chua.                                        B. Ruồi giấm.

C. Cây Đậu Hà Lan.                                 D. Côn trùng.

Câu 2: Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là

A. cặp gen tương phản.                             B. cặp tính trạng tương phản.

C. cặp bố mẹ thuần chủng tương phản.      D. hai cặp gen tương phản.

Câu 3: Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào?

A. Kì sau.                  B. Kì giữa.               C. Kì đầu.             D. Kì cuối.

Câu 4: Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào?

A. Kì sau.           B. Kì giữa.     C. Kì đầu.               D. Kì cuối.

Câu 5: Thực chất của di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có

A. tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.

B. các biến dị tổ hợp.

C. 4 kiểu hình khác nhau.

D. tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn.

Câu 6: Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là

A. rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN.

B. hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào.

C. hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào.

D. sự không phân li của NST trong nguyên phân.

Câu 7: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi phân tích riêng từng cặp tính trạng thì tỉ lệ hạt vàng : hạt xanh thu được có kết quả là

A. 1 : 3.                      B. 1 : 1.                  C. 3 : 1.                  D. 1 : 2.

Câu 8: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?

A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY.

B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX.

C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY.

D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY.

Câu 9: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là

A. n (kép).                 B. 2n(đơn).            C. 2n (kép).            D. n (đơn).

Câu 10: Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34 Å­­­ gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi cặp nuclêôtit tương ứng sẽ là

A. 1,7 Å.                    B. 340 Å.                          C. 17 Å.                 D. 3,4 Å.

Câu 11: Để xác định kiểu hình trội ở F1 có kiểu gen đồng hợp tử hay dị hợp tử ta phải tiến hành

A. Lai F1 với bố hoặc mẹ.                         B. Lai một cặp tính trạng.

C. Lai kinh tế.                                          D. Lai phân tích.

Câu 12: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả

A. A + T = G + X.                                      B. A = X, G = T.

C. A + G = T + X.        D. A + X + T = X + T + G.

Câu 13: Khi xảy ra đột biến mất một cặp nuclêôtit thì chiều dài của gen giảm đi bao nhiêu?

A. 3 Å.                       B. 3,4 Å.                C. 6 Å.                   D. 6,8 Å.

Câu 14: Từ một  tế bào mẹ sau giảm phân ở cơ thể lưỡng bội cho ra

A. 2 tế bào con.                                         B. 4 tế bào con.         

C. 6 tế bào con.                                         D. 8 tế bào con.

Câu 15: Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?

A. P: AaBb x Aabb.                                  B. P: AaBb x aabb.

C. P: aaBb x AABB.                                D. P: AaBb x aaBB.

Câu 16: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ

A. 2A : 1a.                 B. 3A : 1a.              C. 1A : 1a.              D. 1A : 2a.

Câu 17: Một phân tử ADN có 10 chu kì xoắn, thì tổng số nuclêôtit của phân tử là

A. 200.                      B. 100.                   C. 50.                     D. 20.

Câu 18: Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau:

  • X – U – U – X – G – A – G – X –

Đoạn mạch nào dưới đây là mạch khuôn của đoạn gen đã tổng hợp ARN nói trên?

A. – X – A – X – A – G – X – T – G –       

B. – G – A – A – G – X – T – X – G –

C. – G – A – A – G – X – U – X – G –     

D. – X – T – T – X – G – A – G – X –

Câu 19: Ở nữ bệnh nhân có các triệu chứng: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con là hậu quả của đột biến

A. thêm một NST số 23.                           B. thêm một NST số 21.

C. dị bội thể ở cặp NST số 23.                  D. dị bội thể ở cặp NST số 21.

Câu 20: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là

A. 25%.                     B. 50%.                  C. 75%.                  D. 100%.

Bộ 3 đề thi Sinh học 9 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Câu 1: Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết được gọi là

A. thường biến.                                        B. biến dị ngẫu nhiên.

C. di truyền.                                             D. biến dị.

Câu 2: Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào sau đây?

A. Lai với cơ thể đồng hợp trội.                B. Lai với cơ thể dị hợp.

C. Lai phân tích.                                      D. Phân tích các thế hệ lai.

Câu 3: Sự phân li của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

A. Kì trung gian.        B. Kì đầu.              C. Kì giữa.              D. Kì sau.        

Câu 4: Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

A. Kì đầu.                  C. Kì trung gian.    B. Kì giữa.              D. Kì sau và kì cuối.

Câu 5: Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn, khi lai 2 cá thể thuần chủng tương phản khác nhau về 1 cặp tính trạng thì

A. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

D. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

Câu 6: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được

A. toàn quả đỏ.                                         B. toàn quả vàng.     

C. tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng.                   D. tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng.

Câu 7: Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là

A. do sự phân chia tế bào làm số NST nhân đôi.

B. do NST nhân đôi theo chu kì tế bào.

C. do NST luôn ở trạng thái kép trong chu kì tế bào.

D. do sự tự sao của ADN dẫn đến sự nhân đôi của NST.

Câu 8: Trong quá trình hình thành hình thành chuỗi axit amin các loại nuclêôtit ở mARN và tARN khớp với nhau theo nguyên tắc bổ sung là

A. A với T và G với X.                             B. A với G và T với X.

C. A với U và G với X.                             D. A với X và G với T.

Câu 9: Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân, trường hợp nào sau đây là đúng? 

A. A = T, G = X.                                      B. A + T = G + X.                                                    

C. A + X + G = T + A + X.                       D. A + X = G + X. 

Câu 10: Khi xảy ra đột biến mất một cặp nuclêôtit thì chiều dài của gen giảm đi bao nhiêu?

A. 3 Å.                       B. 3,4 Å.                C. 6 Å.                   D. 6,8 Å.

Câu 11: Kiểu gen nào sau đây tạo ra 2 loại giao tử? 

A. AaBb.                   B. AaBB.               C. AABB.              D. aabb.

Câu 12: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 3 : 3 : 1 : 1?

A. AaBb x AaBB.                                    B. AaBb x aabb.

C. AaBB x aabb.                                         D. AaBb x AaBb.

Câu 13: Có một phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau nhân đôi là

A. 5.                          B. 6.                       C. 7.                       D. 8.

Câu 14: Gen A bị đột biến thành gen a. Gen a dài hơn gen A 3,4 Å. Dạng đột biến gen đã xuất hiện là

A. mất cặp nuclêôtit.                                B. thêm cặp nuclêôtit.

C. thay cặp nuclêôtit.                                D. đảo vị trí của cặp nuclêôtit.   

Câu 15: Xét một cặp NST tương đồng, NST thứ nhất có nguồn gốc từ bố chứa các đoạn NST ABCD, NST thứ hai có nguồn gốc từ mẹ chứa các đoạn NST abcD. Khi giảm phân thấy xuất hiện một loại tinh trùng có thành phần các đoạn   NST là BCD. Hiện tượng đột biến xảy ra là

A. lặp đoạn NST.                                     B. mất đoạn NST.

C. đảo đoạn NST.                                     D. mất cặp nuclêôtit.

Câu 16: Ở 1 loài thực vật, sự hình thành màu sắc hoa không chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Trong đó, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thực hiện phép lai nào để xác định chính xác kiểu gen cây hoa đỏ?

A. Lai các cây hoa đỏ với các cây hoa trắng rồi quan sát sự biểu hiện kiểu hình ở đời con.

B. Cho các cây hoa đỏ và hoa trắng giao phấn ngẫu nhiên và quan sát kiểu hình ở đời con.

C. Lai các cây hoa đỏ với nhau và quan sát kiểu hình ở đời con.

D. Cho các cây hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên và quan sát kiểu hình ở đời con.

Câu 17: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể được tạo ra là

A. 6.                          B. 2.                       C. 8.                       D. 4.

Câu 18: Mạch thứ nhất của gen có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit là A : T : G : X = 4 : 2 : 1 : 3. Gen này có 1368 liên kết hiđrô. Số liên kết hóa trị của gen là

A. 669.                     B. 1138.                     C. 2278.                 D. 667.

Câu 19: Cho một số hội chứng sau ở người:  

(1) Hội chứng Tơcnơ                           (2) Hội chứng Đao

(3) Hội chứng Siêu nữ                               (4) Hội chứng Claiphentơ

Hội chứng thuộc dạng đột biến thể ba trên cặp NST số 23 là

A. (1), (3).                  B. (2), (4).              C. (3), (4).              D. (1), (4).

Câu 20: Loại giao tử nào sau đây được hình thành do sự rối loạn không phân li của 1 cặp NST trong giảm phân?

A. Giao tử có n NST.                                B. Giao tử có n = ± 1 NST.

C. Giao tử có n = ± 2 NST.                       D. Giao tử có 2n NST.


 


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Câu 1: Đối tượng Menđen sử dụng để nghiên cứu di truyền là

A. cây Hoa Phấn.                                     B. Ruồi giấm.

C. cây đậu Hà Lan.                                   D. Trên nhiều loài côn trùng.

Câu 2: Để xác định kiểu gen của một cơ thể mang tính trạng trội là thuần chủng hay không, người ta có thể sử dụng

A. Lai phân tích.                                      B. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.                    

C. Giao phối ngẫu nhiên.                          D. Tự thụ phấn

Câu 3: Ở nguyên phân, sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể xảy ra ở

A. kì trung gian.         B. kì đầu.               C. kì giữa.              D. kì sau.

Câu 4: Quá trình nguyên phân xảy ra gồm

A. 1 kì trung gian và 1 kì chính.                B. 1 kì trung gian và 3 kì chính.

C. 1 kì trung gian và 2 kì chính.                D. 1 kì trung gian và 4 kì chính.

Câu 5: Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố là

A. C, H, O, Na, S.                                     B. C, H, O, P.                

C. C, H, O, N, P.                                      D. C, H, P, N, Mg.

Câu 6: Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của

A. phân tử prôtêin.                           B. phân tử ADN. 

C. ribôxôm.                                             D. phân tử ARN mẹ.

Câu 7: Ở phép lai hai cặp tính trạng giữa cây đậu Hà Lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn của Menđen. Kết quả F2 có tỉ lệ thấp nhất thuộc về kiểu hình

A. hạt vàng, vỏ trơn.                                 B. hạt vàng, vỏ nhăn.                              

C. hạt  xanh, vỏ trơn.                                D. hạt xanh, vỏ nhăn.


Câu 8: Khi giao phấn giữa cây đậu Hà Lan thuần chủng có hạt vàng, vỏ trơn với cây có hạt xanh, vỏ nhăn thì kiểu hình thu được ở các cây con là

A. hạt vàng, vỏ trơn.                                 B. hạt vàng, vỏ nhăn.

C. hạt xanh, vỏ trơn.                                 D. hạt xanh, vỏ nhăn.

Câu 9: Một khả năng của nhiễm sắc thể đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là

A. biến đổi hình dạng.                              B. trao đổi chất.

C. tự nhân đôi.                                         D. co, duỗi trong phân bào.

Câu 10: Gà có 2n = 78 NST. Số NST có trong 1 tế bào của gà đang ở kì trước I của   giảm phân là

A. 78 NST đơn.          B. 78 NST kép.       C. 39 NST đơn.      D. 39 NST kép.

Câu 11: Qua giảm phân ở động vật, mỗi noãn bào bậc 1 cho

A. 4 trứng.                 B. 4 tinh trùng.       C. 1 trứng.              D. 1 tinh trùng

Câu 12: Quá trình tự nhân của ADN diễn ra theo

A. nguyên tắc bổ sung.                                     

B. nguyên tắc giữ lại một nửa.       

C. nguyên tắc đa phân.                

D. nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa.

Câu 13: Chức năng của ADN là

A. Mang thông tin di truyền.

B. Truyền đạt thông tin di truyền.   

C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.   

D. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

Câu 14: Các nuclêôtit giữa 2 mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng các liên kết

A. ôxi.                       B. hiđrô.                C. nitơ                     D. phốt pho.

Câu 15: Phép lai nào dưới đây tạo ra con lai ở F1 có 2 kiểu hình nếu tính trội hoàn toàn?

A. P: AA x AA.          B. P: AA x Aa.       C. P: aa x aa.          D. P: Aa x aa.


Câu 16: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan. Khi phân tích từng cặp tính trạng thì ở F2 tỉ lệ của mỗi cặp tính trạng là 

A. 3 : 1.                      B. 1 : 1.                  C. 9 : 3 :  3 : 1.        D. 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 17: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là

A. tự nhân đôi nhiễm sắc thể.                  

B.  co xoắn và tháo xoắn nhiễm sắc thể.               

C. phân li nhiễm sắc thể về 2 cực của tế bào.

D. tiếp hợp giữa 2 nhiễm sắc thể  kép trong từng cặp tương đồng.                  

Câu 18: Có một phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần. Số phân tử ADN tạo được ra sau quá trình nhân đôi là

A. 5.                          B. 6.                       C. 7.                       D. 8.

Câu 19: Trong các phép lai dưới đây, phép lai nào tạo ra nhiều kiểu gen và nhiều kiểu hình nhất ở con lai?

A. P: AAbb x aaBB                                    B. P: AABB x aabb.                                 

C. P: AaBb x AaBb.                                 D. P: AaBb x Aabb.

Câu 20: Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở bậc cấu trúc nào?

A. Cấu trúc bậc 1.                                     B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2.                        

C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3.                       D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.


 


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Câu 1: Trong phương pháp nghiên cứu của Menđen không có nội dung nào sau đây?

A. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau.

B. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai.

C. Lai phân tích cơ thể lai F3.

D. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

Câu 2: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?

I. Aa x aa;     II. Aa x Aa;     III. AA x aa;     IV. AA x Aa;     V. aa x aa.

Câu trả lời đúng là

A. I, III, V.                 B. I, III.                  C. II, III.                 D. I, V.

Câu 3: Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen của cơ thể dị hợp?

A. AaBb.                   B. AAbb.               C. aaBB.                D. aabb.   

Câu 4: Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp?

A. Quả tròn, chín sớm.                              

B. Quả dài, chín muộn.

C. Quả tròn, chín muộn.                           

D. Quả tròn, chín sớm và quả dài, chín muộn.

Câu 5: Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi phân tích riêng từng cặp tính trạng thì tỉ lệ hạt vàng : hạt xanh thu được có kết quả như thế nào?

A. 1 : 3.                      B. 1 : 1.                  C. 3 : 1.                  D. 1 : 2.

Câu 6: Thành phần hoá học của NST bao gồm

A. prôtêin histôn.                                     B. phân tử ADN và prôtêin histôn.

C. phân tử ADN.                                       D. axit và bazơ.

Câu 7: Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh

A. mức độ tiến hoá của loài.                      

B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.   

D. số lượng gen của mỗi loài.

Câu 8: Trong chu kì tế bào, NST tự  nhân đôi diễn ra ở 

A. kì đầu.                   B. kì trung gian.     C. kì sau.                D. kì giữa.       

Câu 9: Đơn phân của ADN gồm có 4 loại nuclêôtit là

A. T, U, G, X.            B. A, U, G, X.        C. G, A, X, T.         D. U, T, A, G. 

Câu 10: Phân tử ADN có khối lượng đạt đến

A. hàng vạn đvC.                                        B. hàng trăm đến hàng vạn đvC.

C. hàng vạn đến hàng triệu đvC.               D. hàng triệu đến hàng chục triệu đvC.

Câu 11: Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào sau đây quy định?

A. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN.

B. Khối lượng phân tử ADN trong nhân tế bào.

C. Tỉ lệ A + T/ G + X trong phân tử ADN.

D.  A + G = T + X.

Câu 12: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào

A. tác động của các tác nhân gây đột biến.

B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.

C. tổ hợp gen mang đột biến.

D. môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến.

Câu 13: Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có chứa bộ NST nào sau đây được gọi là thể lệch bội?

A. 2n.                        B. 2n + 2.               C. 3n.                     D. 4n.

Câu 14: Hiện tượng nào sau đây là thường biến?

A. Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng.

B. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.

C. Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản dài.

D. Lợn có vành tai bị xẻ thùy, chân dị dạng.

Câu 15: Một hợp tử  ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 thực hiện nguyên phân. Kì sau số tâm động trong tế bào là

A. 46.                        B. 92.                     C. 23.                     D. 69.

Câu 16: Một tế bào của người có bộ NST lưỡng bội là 46 nguyên phân liên tiếp tạo ra số tế bào con ở thế hệ cuối cùng có tổng số 736 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số đợt nguyên phân của tế bào đó là

A. 2.                            B. 3.                        C. 4.                        D. 5.

Câu 17: Tính trạng chiều dài lông của chó do một cặp gen quy định. Chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Lai bố mẹ đều lông ngắn, thể dị hợp, kết quả F1 sẽ là

A. toàn bộ lông dài.                                  B. 1 lông ngắn : 1 lông dài.     

C. 3 lông ngắn : 1 lông dài.                       D. 2 lông ngắn : 1 lông dài.    

Câu 18: Một đoạn ADN có chiều dài 3570Å. Số chu kì xoắn của gen là

A. 210.                      B. 119.                   C. 105.                   D. 238.

Câu 19: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này?

A. 35%.                     B. 15%.                  C. 20%.                  D. 25%.

Câu 20: ở cà chua gen A quy định quả đỏ, gen a  quả vàng, gen B  quả tròn, gen b  quả bầu dục. Khi lai 2 giống cà chua quả màu đỏ dạng bầu dục và quả vàng dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ dạng tròn. Cho F1 lai phân tích thu được: 301 cây quả đỏ dạng tròn: 299 cây quả đỏ dạng bầu dục : 301 cây quả vàng dạng tròn : 303 cây vàng dạng bầu dục. Kiểu gen của P là

A. P: AABB x aabb.                                 B. P: Aabb x aaBB.        

C. P: AaBB x AABb.                               D. P: AAbb x aaBB.





Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Ý nghĩa của biến dị tổ hợp trong chọn giống và tiến hoá là

A. nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống và tiến hoá

B. nguồn giống thuần chủng trong chọn giống và tiến hoá

C. nguồn gen giống bố mẹ cần được duy trì và bảo tồn

D. không mang lại ý nghĩa gì.

Câu 2: Hoạt động cơ bản của NST trong kì trung gian của nguyên phân là

A. đóng xoắn, tự nhân đôi thành NST kép.

B. duỗi xoắn, tự nhân đôi thành NST kép.

C. đóng xoắn, phân đôi thành NST đơn.

D. duỗi xoắn, phân đôi thành NST đơn.

Câu 3: Hai tế bào 2n giảm phân bình thường thì kết quả sẽ là

A. tạo ra 4 tế bào 2n.                                B. tạo ra 8 tế bào 2n

C. tạo ra 8 tế bào n.                                    D. tạo ra 4 tế bào n

Câu 4: Trẻ đồng sinh là

A. những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh. 

B. những đứa trẻ sinh ra cùng trứng. 

C. những đứa trẻ sinh ra khác trứng.        

D. những đứa trẻ có cùng một kiểu gen.

Câu 5: Nơi tổng hợp prôtêin là

A. nhân tế bào.           B. màng tế bào.       C. ARN.                  D. ribôxôm.

Câu 6: Mức phản ứng là

A. khả năng của sinh vật có thể chống chịu được các điều kiện bất lợi trong một giới hạn nào đó.

B. biểu hiện kiểu hình của một kiểu gen.

C. giới hạn thường biến của một kiểu gen trước các môi trường khác nhau.

D. biểu hiện của kiểu hình trước môi trường.

Câu 7: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là

A. 25%.                     B. 50%.                  C. 75%.                  D. 100%.

Câu 8: Ở ngô 2n = 20. Một tế bào ngô đang ở kì sau của giảm phân II có số lượng NST là

A. 40.                         B. 30.                      C. 20.                       D. 10.

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Đột biến gen là gì? Kể tên các dạng đột biến gen? Tại sao đột biến thường có hại cho bản thân sinh vật? 

Câu 2 (2 điểm): Ở lúa, cho cây lúa có hạt chín sớm giao phấn với cây lúa có hạt chín muộn thu được F1 đồng loạt cây hạt chín sớm. Tiếp tục cho F tự thụ phấn với nhau thu được F2.

a. Có thể dựa vào định luật di truyền nào để xác định tính trạng trội, tính trạng lặn? Quy ước gen và viết sơ đồ lai cho phép lai nói trên?                                                                               

b. Trong số các cây lúa có hạt chín sớm ở F2 làm cách nào để chọn được cây thuần chủng? Giải thích?

Câu 3 (1 điểm): Giải thích tại sao gen nằm trong tế bào nhưng lại quy định được tính trạng của cơ thể?




 


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Sinh học 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu di truyền của Moocgan là

A. ruồi giấm.              B. chuột bạch.        C. đậu Hà Lan.       D. đậu Xanh.

Câu 2: Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên

A. cặp NST tương đồng.                           B. các cặp gen tương phản.   

C. nhóm gen liên kết.                                 D. nhóm gen độc lập.

Câu 3: Kết thúc kì cuối của giảm phân I, số NST trong tế bào là

A. 2n NST đơn.          B. n NST đơn.         C. 2n NST kép.       D. n NST kép.

Câu 4: Bộ NST của người bị bệnh Đao thuộc dạng nào dưới đây?

A. 2n + 1.                    B. 2n – 1.                 C. 2n + 2.                D. 2n – 2.

Câu 5: Loại biến dị không di truyền cho thế hệ sau là

A. biến dị tổ hợp.        B. thường biến.       C. đột biến gen.      D. đột biến NST.

Câu 6: Nếu một cặp sinh đôi có cùng giới tính, cùng nhóm máu và không mắc bệnh thì nhận định nào sau đây là phù hợp?

A. Cần quan sát các hành động, cử chỉ thì mới có thể khẳng định được là đồng sinh cùng trứng hay khác trứng.

B. Cần có thêm một số đánh giá để xác định đồng sinh cùng trứng hay khác trứng.

C. Đây là cặp sinh đôi cùng trứng.

D. Đây là cặp sinh đôi khác trứng.

Câu 7: Một gen có 3000 Nu, trong đó số nuclêôtit loại T = 900. Số nuclêôtit loại X của gen là

A. 1500.                      B. 900.                    C. 600.                    D. 2100.

Câu 8: Ở người gen A quy định mắt đen, gen a quy định mắt xanh. Mắt đen là trội hoàn toàn so với mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen như thế nào để chắc chắn con sinh ra toàn mắt đen?

A. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa).  

B. Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (Aa). 

C. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt xanh (aa).    

D. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa).

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm): Thế nào là đột biến cấu trúc NST? Đột biến cấu trúc NST gồm những loại nào? Vì sao đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật?

Câu 2 (2,5 điểm): Một đoạn ARN có trình tự sắp xếp các nuclêôtit như sau:

– A – U – X – U – U – X – G – A –

a. Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên?

b. Viết lại trật tự các cặp nuclêôtit của đoạn gen trên sau khi xảy ra các dạng đột biến: + Mất 1 cặp nuclêôtít ở cặp số 3.

+ Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 5 bằng 1 cặp nuclêôtit khác loại.

Câu 3 (1 điểm): Tại sao phụ nữ không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn, quá dày hoặc quá nhiều con và không nên sinh con ở tuổi ngoài 35?

Xem thử


Đề thi, giáo án các lớp các môn học