Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Chương 2 có đáp án (Đề 4)



Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 Chương 2

Thời gian: 15 phút

Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm chữ cái đứng trước phương án đó cho các câu từ 1 đến 8.

Câu 1: Tại sao băng kéo lại bị uốn cong như hình vẽ khi bị nung nóng? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Chương 2 có đáp án (Đề 4)

 A. vì băng kép dãn nở vì nhiệt.

 B. vì sắt và đồng dãn nở vì nhiệt khác nhau.

 C. vì sắt dãn nở vì nhiệt nhiều hơn đồng.

 D. vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.

Câu 2: Chọn phương án đúng.

Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

 A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

 B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

 C. Chỉ có chiều cao tăng.

 D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Câu 3: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

 A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.

 B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.

 C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

 D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Câu 4: Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó?

 A. Do hơi nước từ tay ta bốc ra.

 B. Nước từ trong bình ga thấm ra.

 C. Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

 D. Cả B và C đều đúng.

Câu 5: Khi một chất lỏng đang sôi mà thôi không đun nữa thì nhiệt độ của nó sẽ:

 A. giảm hoặc không thay đổi tùy theo từng chất.

 B. tiếp tục tăng.

 C. không thay đổi.

 D. giảm.

Câu 6: Biết khi nhiệt độ tăng từ 20°C đến 50°C thì 1 lít nước nở thêm 10,2 cm3. Vậy 5000 cm3 nước ban đầu ở 20°C khi được đun nóng tới 50°C thì sẽ có thể tích là

 A. 5010,2 cm3.

 B. 5051,0 cm3.

 C. 1010,2 cm3.

 D. 1051,0 cm3.

Câu 7: Một nhiệt kế có giới hạn đo theo thang nhiệt độ Xenxiut là từ 25°C đến 80°C. Nếu tính theo thang nhiệt độ Farenhai thì giới hạn đo của nhiệt kế đó là

 A. 298°F đến 353°F.

 B. 77°F đến 176°F.

 C. 26,8°F đến 81,8°F.

 D. 45°F đến 144°F.

Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sự sôi?

 A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.

 B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

 C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi.

 D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

Câu 9: Tại sao đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong?

 A. Để dễ sửa chữa.

 B. Để ngăn bớt khí bẩn.

 C. Để giảm tốc độ lưu thông của hơi.

 D. Để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống.

Câu 10: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội. Các đoạn AB và BC ứng với những quá trình nào? Đặc điểm của những quá trình đó? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Chương 2 có đáp án (Đề 4)

 A. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi, nước sôi ở 100°C; thời gian sôi từ phút thứ 0 đến phú thứ 10. Đoạn BC ứng với quá trình nước bay hơi sau khi sôi, nước nguội dần từ 100°C xuống 40°C trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 25.

 B. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.

 C. Đoạn AB ứng với quá trình nước bay hơi ở nhiệt độ 80°C. Đoạn BC ứng với quá trình bay hơi, nguội dần.

 D. Đoạn AB ứng với quá trình nước chưa sôi, không bay hơi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí lớp 6 Chương 2 có đáp án (Đề 4)

Câu 1: Chọn D.

Sở dĩ băng kép lại bị uốn cong như hình vẽ khi bị nung nóng là vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn sắt, khi nung nóng nó đẩy cong lên.

Câu 2: Chọn A.

Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

Câu 3: Chọn D.

Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Câu 4: Chọn C.

Khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó là do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

Câu 5: Chọn D.

Khi một chất lỏng đang sôi mà thôi không đun nữa thì nhiệt độ của nó sẽ giảm.

Câu 6: Chọn B.

Ta có 5000 cm3 = 5 lít.

Vậy 5 lít nước nở thêm 5.10,2 = 51,0 cm3.

Do đó thể tích sau khi nở là V = 5000 + 51,0 = 5051,0 cm3.

Câu 7: Chọn B.

Ta có: 25°C = 32°F + 25.1,8 = 77°F

  80°C = 32°F + 80.1,8 = 176°F.

Vậy nếu tính theo thang nhiệt độ Farenhai thì giới hạn đo của nhiệt kế đó là từ 77°F đến 176°F.

Câu 8: Chọn A.

Đối với các chất lỏng khác nhau, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.

Câu 9: Chọn D.

Các đường ống dẫn hơi khi hoạt động nhiệt độ thường rất cao nên dễ làm các ống này bị dãn nở => biến dạng. Do đó, để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống người ta thường thiết kế các đường ống dẫn hơi có những đoạn uốn cong.

Câu 10: Chọn A.

Từ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội ta thấy đoạn AB ứng với quá trình nước sôi, nước sôi ở 100°C; thời gian sôi từ phút thứ 0 đến phút thứ 10. Đoạn BC ứng với quá trình nước bay hơi sau khi sôi, nước nguội dần từ 100°C xuống 40°C trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 25.

Xem thêm các Đề kiểm tra Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Mục lục các đề kiểm tra Vật Lí 6 khác:


de-kiem-tra-vat-li-lop-6-chuong-2.jsp


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học