Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)

    Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1

    Thời gian: 45 phút

(Cho học sinh bốc thăm, đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng một trong các đoạn văn, đoạn thơ trích từ các bài tập đọc SGK TV2, tập 1, trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung của đoạn văn, đoạn thơ đó).

Hai anh em

      Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt rồi bó lúa chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng.

      Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.” Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.

      Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần lúa của ta cũng bằng phần chú ấy thì thật không công bằng.” Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.

      Sáng hôm sau, hai anh em đều ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.

      Cho đến một hôm, hai anh em đều ra đồng, rình xem vì sao có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trên tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau.

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu bài tập:

Câu 1: (0,5 điểm) Bài văn trên nói về:

A. Chia lúa

B.Tình anh em

C. Mùa gặt

Câu 2: (0,5 điểm) Việc gì xảy ra khi hai anh em cùng ra đồng vào sáng hôm sau?

A. Hai đống lúa không còn nữa.

B. Một đống lúa to, một đống lúa bé.

C. Hai đống lúa vẫn bằng nhau.

Câu 3: (0,5 điểm) Người em nghĩ như thế nào?

A. Anh còn vất vả giống mình.

B. Anh mình vất vả nuôi vợ con.

C. Anh mình còn phải nuôi vợ con.

Câu 4: (0,5 điểm) Người anh nghĩ như thế nào?

A. Em ta sống một mình rất tốt.

B. Em ta sống một mình vất vả.

C. Em ta sống một mình sung sướng.

Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ việc làm của người em?

A. Ra đồng rình xem.

B. Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.

C. Gặt lúa rồi bó lúa

Câu 6: (0,5 điểm) “Họ rất đỗi ngạc nhiên.” là câu viết theo mẫu:

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 7: (1 điểm) Em hãy đặt một câu theo kiểu câu: Ai làm gì? để nói về người anh hoặc người em trong câu chuyện.

….……………………………………………………………………………….

Câu 8: (1 điểm) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

….……………………………………………………………………………….

….……………………………………………………………………………….

….……………………………………………………………………………….

Câu 9: (1 điểm) Đặt 1 câu hỏi để thể thể hiện sự thán phục về tình cảm của hai anh em dành cho nhau.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Hai anh em

      Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không cân bằng.” Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 đến 5 câu) kể về một người mà em yêu quý nhất.

Câu 1: (0,5 điểm) Bài văn trên nói về:

B. Tình anh em

Câu 2: (0,5 điểm) Việc gì xảy ra khi hai anh em cùng ra đồng vào sáng hôm sau?

C. Hai đống lúa vẫn bằng nhau.

Câu 3: (0,5 điểm) Người em nghĩ như thế nào?

C. Anh mình còn phải nuôi vợ con.

Câu 4: (0,5 điểm) Người anh nghĩ như thế nào?

B. Em ta sống một mình vất vả.

Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ việc làm của người em?

B. Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.

Câu 6: (0,5 điểm) “Họ rất đỗi ngạc nhiên.” là câu viết theo mẫu:

B. Ai thế nào?

Câu 7: (1 điểm) HS đặt được 1 câu kể Ai làm gì? đúng theo yêu cầu được 1 điểm. Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm bị trừ 0,25 điểm.

Ví dụ: Người anh lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của người em.

Người em lấy lúa của mình chia cho anh.

Câu 8: (1 điểm) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

Anh em ruột thịt phải luôn yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn và đỡ đần nhau.

Câu 9: (1 điểm). HS đặt được 1 câu hỏi đúng theo yêu cầu được 1 điểm. Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm bị trừ 0,25 điểm.

VD: Sao hai anh em thương yêu nhau thế nhỉ?

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 4 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,2 điểm.

*Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

- Đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Viết được đoạn văn kể về một người mà em yêu quý nhất, khoảng 4-5 câu trở lên.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 6,0; 5,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5; 0.

Gợi ý:

a. Người em yêu quý nhất tên là gì?

b. Người đó làm nghề gì? Ở đâu?

c. Tình cảm của người đó đối với em như thế nào?

d. Tình cảm của em với người đó ra sao?

Tham khảo

Mẫu 1:

      Ông ngoại của em năm nay sáu mươi hai tuổi. Ông làm nghề thợ điện, giờ đã nghỉ hưu. Trước đây, hàng ngày, ông cùng các chú công nhân khác phải trèo lên những cột điện cao để sửa chữa đường dây điện, lắp đặt công tơ. Ông em rất dũng cảm. Nhờ có ông mà những người dân có điện để thắp sáng và ông còn kiếm được tiền để mua quần áo mới, sách vở thưởng cho em mỗi khi em được học sinh giỏi. Em rất yêu quý và tự hào về ông.

Mẫu 2:

      Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong, Bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấy hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em.

Xem thêm bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học