Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 3 (có đáp án)
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 3 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Người bạn mới
Cả lớp đang làm bài tập toán, bỗng một phụ nữ bước vào, khẽ nói với thầy giáo:
- Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học.
- Mời bác đưa em vào. -Thầy giáo nói.
Bà mẹ bước ra và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng về phía cô bé nhỏ xíu - em bị gù.
Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: "Các con đừng để bạn cảm thấy bạn bị chế nhạo". Các trò ngoan của thầy đã hiểu - các em vui vẻ, tươi cười nhìn bạn mới.
Thầy giáo giới thiệu:
- Mơ là học sinh mới của lớp ta. Bạn từ tỉnh xa chuyển đến. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Bạn bé nhỏ nhất lớp mà.
Cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay:
- Em nhường chỗ cho bạn.
Mơ ngồi vào bàn và nhìn các bạn mới với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.
Theo XU-KHÔM-LIN-XKI
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Người bạn mới (Mơ) có đặc điểm gì?
a. Bạn nhỏ xíu, bị gù.
b. Bạn không thể tự đi vào lớp.
c. Bạn rất nhát, mẹ dắt mới vào lớp.
Câu 2: Lúc đầu thấy Mơ, thái độ của các bạn trong lớp như thế nào?
a. Vui vẻ, tươi cười.
b. Ngạc nhiên.
c. Chế nhạo.
Câu 3: Thấy ánh mắt của thầy, thái độ của các bạn thay đổi như thế nào?
a. Vui vẻ, tươi cười.
b. Ngạc nhiên.
c. Chế nhạo.
Câu 4: Các bạn làm gì khi thầy giáo yêu cầu nhường chỗ ở bàn đầu cho Mơ?
a. Cả lớp ai cũng xin nhường chỗ.
b. Bạn học sinh bé nhất xin nhường chỗ.
c. Sáu bạn ngồi bàn đầu xin nhường chỗ.
Câu 5: Vì sao Mơ nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy?
a. Vì Mơ thấy bạn nào cũng thân thiện với mình.
b. Vì Mơ tin tưởng vào thầy giáo.
c. Vì Mơ rất dịu dàng.
Câu 6: Câu nào dưới đây viết theo mẫu Ai ( con gì, cái gì) là gì?
a. Mơ bé nhỏ nhất lớp.
b. Mơ là bạn học sinh mới.
c. Các bạn tươi cười đón Mơ.
Câu 7: Điền vào chỗ chấm tr hay ch:
Mười quả .....ứng .....òn
Mẹ gà ấp ủ
Mười ....ú gà con
Hôm nay ra đủ.
Lòng ......ắng lòng đỏ
Thành mỏ thành ......ân
Cái mỏ tí hon
Cái .....ân bé xíu.
Câu 8: Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in đậm:
- Kiến cánh vơ tô bay ra
Bao táp mưa sa tới gần.
- Da tràng xe cát biên đông
Nhọc lòng mà chăng nên công cán gì.
Câu 9: Nối để tạo thành câu có nghĩa
Ai ( con gì, cái gì)? |
Là gì? |
|
Bố Mợ |
là loài chim của đông quê |
|
Mẹ Mơ |
là học sinh lớp 7 |
|
Chị Mơ |
là công nhân |
|
Chim Gáy |
là thủy thủ |
II. Chính tả: Viết bài Người bạn mới từ đầu đến “tươi cười nhìn bạn mới”
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
ĐÁP ÁN – TUẦN 3
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: a
Câu 2: b
Câu 3: a
Câu 4: c
Câu 5: a
Câu 6: b
Câu 7: Điền vào chỗ chấm tr hay ch:
Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủp
Mười chú gà con
Hôm nay ra đủ.
Lòng trắng lòng đỏ
Thành mỏ thành chân ;
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu.
Câu 8: Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên chữ in đậm:
- Kiến cánh vỡ tô bay ra
Bão táp mưa sa tới gần.
- Dã tràng xe cát biển đông
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
Câu 9: Nối để tạo thành câu có nghĩa
- Bố Mợ là thủy thủ
- Mẹ Mơ là công nhân
- Chị Mơ là học sinh lớp 7
- Chim Gáy là loài chim của đông quê
I. Luyện đọc văn bản sau:
EM CÓ XINH KHÔNG ?
Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh:
“Em có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen: “Em xinh lắm!”
Một hôm, gặp hươu, voi em hỏi:
- Em có xinh không?
Hươu ngắm voi rồi lắc đầu:
- Chưa xinh lắm vì em không có đôi sừng giống anh.
Nghe vậy, voi nhặt vài cành cây khô, gài lên đầu rồi đi tiếp.
Gặp dê, voi hỏi:
- Em có xinh không?
- Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi. Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà. Về nhà với đội sừng và bộ râu giả, voi em hớn hở hỏi anh:
- Em có xinh hơn không?
Voi anh nói:
- Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!
Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Sau khi bỏ sùng và râu đi, voi em
thấy mình xinh đẹp hẳn lên. Giờ đây, voi em hiểu rằng mình chỉ xinh đẹp khi đúng là voi.
(Theo Voi em đi tìm tự tin)
II. Đọc hiểu:
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Những từ nào dưới đây chỉ hành động của voi em ?
A. nhặt cành cây B. nhổ khóm cỏ dại
C. lắc đầu D. ngắm mình trong gương
2. Voi em hỏi anh điều gì?
A. Em mặc có đẹp không?
C. Em có tốt không?
D. Em có xinh không?
3. Anh khen voi em điều gì?
A. Em ngoan lắm.
B.Em chăm chỉ lắm
D. Em xinh lắm.
4. Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em đã bỏ sừng và râu?
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới những từ không cùng nhóm với mỗi dòng sau:
a. bạn bè, kết bạn, bạn thân, bạn học.
b. ngoan ngoãn , chạy bộ , bơi , múa hát, chơi cầu lông.
6. Khoanh vào chữ cái trước dòng có tiếng viết sai chính tả s/x:
a. sim, sông, suối, chim sẻ
b. xem xét, mùa xuân, xấu xa, xa xôi
c. quả sung, chim xáo, sang sông
d. đồng xu, xem phim, hoa xoan
7.Viết các từ chỉ hoạt động của người, con vật có trong tranh:
8. Viết câu hỏi và câu trả lời về con người, con vật ở bài tập 7.
M: - Ai đang thả diều?
→ Bạn trai đang thả diều.
ĐÁP ÁN – TUẦN 3
II. Đọc hiểu:
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. A, B và D
2. D
3. D
4. Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em đã bỏ sừng và râu?
- Em thật xinh đẹp khi là chính mình. Hãy cứ tự tin và vui vẻ vậy nhé!
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới những từ không cùng nhóm với mỗi dòng sau:
a. bạn bè, kết bạn, bạn thân, bạn học.
b. ngoan ngoãn , chạy bộ , bơi , múa hát, chơi cầu lông.
6. Khoanh vào chữ cái trước dòng có tiếng viết sai chính tả s/x:
a. sim, sông, suối, chim sẻ
b. xem xét, mùa xuân, xấu xa, xa xôi
c. quả sung, chim xáo, sang sông
d. đồng xu, xem phim, hoa xoan
7.Viết các từ chỉ hoạt động của người, con vật có trong tranh:
- Bạn nam đang thả diều
- Hai bạn nữa đang lắc vòng
- Chim đang hót
- Ông mặt trời đang tỏa sáng
8. Viết câu hỏi và câu trả lời về con người, con vật ở bài tập 7.
M: - Ai đang thả diều?
→ Bạn trai đang thả diều.
- Ai đang lắc vòng?
→Hai bạn nữa đang lắc vòng.
Bài 1: Đọc bài sau:
Xe lu và xe ca
Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế giễu:
- Cậu đi chậm như rùa ấy! Xem tớ đây này!
Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm.
Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì lầy lội quá. Bấy giờ xe lu mới tiến lên. Khi đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca mới tiếp tục lên đường.
Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của xe lu là như vậy.
(Phong Thu)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì?
a. Dừng lại, đợi xe lu cùng đi.
b. Chế giễu xe lu chậm như rùa rồi phóng vụt lên, bỏ xe lu đằng sau.
c. Quay lại hỏi chuyện gì đã xảy ra với xe lu.
2. Tới quãng đường bị hỏng, chuyện gì đã xảy ra với xe ca?
a. Vì cố vượt qua, xe ca đã bị gãy bánh.
b. Xe ca phải đỗ lại vì đường lầy lội quá.
c. Xe ca bị ngã, lăn kềnh giữa đường.
3. Nhờ đâu xe ca có thể tiếp tục lên đường?
a. Nhờ xe lu đã lăn cho đám đá cuội và đá hộc phẳng lì.
b. Xe ca kê một tấm ván rồi tự mình đi qua.
c. Nhờ các bác công nhân dọn đường cho sạch.
4. Cuối cùng xe ca đã hiểu ra điều gì?
a. Xe lu chậm chạp và cẩn thận.
b. Không nên đi vào quãng đường lầy lội.
c. Không nên xem thường người khác, mỗi người đều có điểm mạnh khác nhau.
5. Em hãy kể ra một vài điểm mạnh của bản thân?
............................................................................................
6. “Xe lu và xe ca là đôi bạn thân. Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau.”, hãy tìm các từ chỉ sự vật trong hai câu văn trên?
............................................................................................
7. Câu nào thuộc kiểu câu Ai là gì?
a. Xe ca và xe lu là đôi bạn thân.
b. Xe lu đi rất chậm.
c. Công việc của xe lu là như vậy.
Bài 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để có câu theo mẫu Ai là gì?
a. Lan là.................................................................................
b. Bút chì, thước kẻ là là. ..............................................................
c. ..................................................... là nơi em sinh ra.
d. .................................... là người mẹ thứ hai của em.
Bài 3: Viết câu kiểu Ai là gì? có cùng nghĩa với câu sau:
Câu chuyện Xe lu và xe ca rất thú vị.
.................................................................................................
Bài 4: Điền vào chỗ trống :
a. r/d/gi?
- cái …...ổ; …...á sách; cái …....á; .......ừng núi; xe …...ừng lại, …..á đỗ
b. ngh/ ng?
- …..iên cứu, ….ẹn ngào, …ao ngán, …...oằn ngoèo, …...ịch ngợm, …..iêm trang.
Bài 5: Dưới đây là 4 câu trong đoạn văn tả chú chim bồ câu. Em hãy sắp xếp lại các câu ấy cho đúng thứ tự.
a. Đôi mắt màu đen được viền một đường tròn đỏ.
b. Chú chim bồ câu chỉ to bằng cái bắp chuối bé.
c. Bộ lông của chú màu xám pha xanh lục.
d. Hai cánh úp dài theo thân và che kín hai bên lườn.
Các câu được sắp xếp theo thứ tự ............................................................................
ĐÁP ÁN – TUẦN 3
Bài 1:
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
6 |
7 |
Đáp án |
b |
b |
a |
c |
xe lu, xe ca, đôi bạn, đường |
a |
Bài 2:
a. Lan là người bạn thân nhất của em.
b. Bút chì, thước kẻ là những đồ vật cùng em tới trường.
c. Hà Nội là nơi em sinh ra.
d. Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.
Bài 3: Gợi ý: Xe lu và xe ca là câu chuyện rất thú vị.
Bài 4:
- cái rổ; giá sách; cái rá; rừng núi; xe dừng lại, giá đỗ
- nghiên cứu, nghẹn ngào, ngao ngán, ngoằn ngoèo, nghịch ngợm, nghiêm trang.
Bài 5: Thứ tự: b-a-c-d
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3