Đề cương ôn tập Học kì 2 KTPL 12 Cánh diều (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 2 KTPL 12 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục Kinh tế & Pháp luật 12 Học kì 2.

Xem thử

Chỉ từ 40k mua trọn bộ đề cương ôn tập Học kì 2 KTPL 12 Cánh diều theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:

Bài 10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

- Khái niệm hôn nhân và gia đình.

- Các điều kiện để kết hôn hợp pháp.

- Các hành vi bị nghiêm cấm trong hôn nhân và gia đình.

- Ý nghĩa của việc tuân thủ quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

- Trình bày quyền và nghĩa vụ học tập của công dân theo Hiến pháp và Luật Giáo dục.

- Phân tích vai trò của học tập đối với cá nhân và xã hội.

- Giải thích vì sao học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ.

- Tình huống về việc bỏ học, ép trẻ em nghỉ học đi làm.

- Trình bày trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập.

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

- Khái niệm an sinh xã hội.

- Ý nghĩa của chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

- Giải thích vai trò của chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

- Di sản văn hóa là gì? Phân biệt di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Các hành vi bị cấm trong việc xâm hại di sản văn hóa.

- Giải thích vì sao cần bảo vệ di sản văn hóa.

- Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa.

- Tình huống phát hiện hành vi vẽ bậy, đập phá di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

- Vai trò học sinh trong việc tuyên truyền bảo vệ di sản.

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Trình bày các quyền và nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường.

- Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên.

- Phân tích hậu quả của việc khai thác tài nguyên bừa bãi.

- Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường.

- Tình huống xử lý khi thấy bạn bè xả rác, chặt phá cây.

- Đề xuất hoạt động bảo vệ môi trường trong trường học.

 Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế

- Khái niệm pháp luật quốc tế.

- Đặc điểm cơ bản của pháp luật quốc tế.

- Vai trò của pháp luật quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia.

- Giải thích nguyên tắc cơ bản trong pháp luật quốc tế.

- Nhận biết tình huống quốc gia vi phạm luật quốc tế (xâm phạm chủ quyền, dùng vũ lực...).

Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia; Luật Biển quốc tế

- Khái niệm dân cư quốc tế, lãnh thổ, biên giới quốc gia.

- Khái quát về Luật Biển quốc tế (UNCLOS 1982).

- Vai trò của biên giới và lãnh thổ trong việc xác lập chủ quyền quốc gia.

- Tầm quan trọng của việc tuân thủ Luật Biển quốc tế.

PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân là

A. việc hai người khác giới đi đăng kí kết hôn.

B. việc hai người cùng giới hoặc khác giới đi đăng kí kết hôn.

C. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

D. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi tổ chức đám cưới.

Câu 2. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về người con hiếu thảo?

A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.

B. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.

C. Công cha, nghĩa mẹ nặng triều/ Ra công báo đáp ít nhiều phận con.

D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

Câu 3. Theo quy định của pháp luật, Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số vào học các trường đại học là thể hiện quyền bình đẳng

A. văn hóa.

B. chính trị.

C. an ninh.

D. giáo dục.

Câu 4. Luật Giáo dục quy định gì về trách nhiệm của cha mẹ đối với việc học tập của con em?

A. Có trách nhiệm tạo điều kiện cho con học tập

B. Không cần quan tâm đến việc học của con vì đó là trách nhiệm của nhà trường

C. Chỉ hỗ trợ tài chính, không cần quan tâm đến học tập

D. Không có trách nhiệm gì, con có quyền tự quyết định

Câu 5.  Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục?

Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Khuyên nhủ nhẹ nhàng không được, người thân của anh V và chị A đã dùng nhiều lời lẽ có tính xúc phạm về sự lựa chọn của hai người; đồng thời tỏ thái độ khinh miệt đồng bào dân tộc thiểu số. Bất chấp sự phản đối từ phía gia đình, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

A. Anh V và chị A.

B. Chị A và người thân.

C. Anh V và người thân.

D. Người thân của anh V, chị A.

Câu 6. Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, người bệnh là người

A. sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

B. bị các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

C. bị tai nạn, thương tích cần phải đi cấp cứu.

D. bị tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Câu 7. Người lao động không có bảo hiểm y tế sẽ gặp khó khăn gì khi khám chữa bệnh?

A. Phải tự chi trả toàn bộ chi phí điều trị.         

B. Không được khám chữa bệnh tại bệnh viện công lập.

C. Không được hưởng chế độ nghỉ ốm.

D. Không được nhận hỗ trợ từ doanh nghiệp.

Câu 8. Hành vi nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe?

A. Ông H đã thực hiện các chỉ định của bác sĩ trong khám, chữa bệnh.

B. Bạn M tố cáo hành vi bán thuốc giả của cửa hàng thuốc A.

C. Chị P đã trung thực trong khai báo y tế.

D. Bà D là người cao tuổi nên không phải chờ khám theo thứ tự quy định.

Câu 9. Những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Di sản văn hóa phi vật thể.

B. Di sản văn hóa tinh thần.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản thiên nhiên.

Câu 10. Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. Tập thể lớp 12A1 tham gia dâng hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ.

B. Cứ vào ngày giỗ tổ, gia đình ông P đều đến đền thờ để dâng hương.

C. Chị E chê bai di tích lịch sử quê mình không có gì đặc sắc.

D. Ông M truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho con cháu.

................................

................................

................................

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

năm 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (5 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân là

A. việc hai người khác giới đi đăng kí kết hôn.

B. việc hai người cùng giới hoặc khác giới đi đăng kí kết hôn.

C. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

D. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi tổ chức đám cưới.

Câu 2. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về người con hiếu thảo?

A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.

B. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.

C. Công cha, nghĩa mẹ nặng triều/ Ra công báo đáp ít nhiều phận con.

D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

Câu 3. Theo quy định của pháp luật, Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số vào học các trường đại học là thể hiện quyền bình đẳng

A. văn hóa.

B. chính trị.

C. an ninh.

D. giáo dục.

Câu 4. Luật Giáo dục quy định gì về trách nhiệm của cha mẹ đối với việc học tập của con em?

A. Có trách nhiệm tạo điều kiện cho con học tập

B. Không cần quan tâm đến việc học của con vì đó là trách nhiệm của nhà trường

C. Chỉ hỗ trợ tài chính, không cần quan tâm đến học tập

D. Không có trách nhiệm gì, con có quyền tự quyết định

Câu 5. Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục?

Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Khuyên nhủ nhẹ nhàng không được, người thân của anh V và chị A đã dùng nhiều lời lẽ có tính xúc phạm về sự lựa chọn của hai người; đồng thời tỏ thái độ khinh miệt đồng bào dân tộc thiểu số. Bất chấp sự phản đối từ phía gia đình, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

A. Anh V và chị A.

B. Chị A và người thân.

C. Anh V và người thân.

D. Người thân của anh V, chị A.

Câu 6. Pháp luật quy định về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thể hiện ở việc công dân

A. yêu cầu được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

B. tố cáo hành vi trái pháp luật trong khám, chữa bệnh.

C. chủ động tiếp cận với thông tin y tế về chăm sóc sức khỏe.

D. tôn trọng người làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Câu 7. Hành vi nào dưới đây thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe?

A. Anh N là cán bộ ý tế đã hướng dẫn đầy đủ các thủ tục nhập viện cho bệnh nhân.

B. Chị T đã bán chiếc xe máy thuộc sở hữu của mình cho một người khác.

C. Bà P đã có những góp ý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh viện.

D. Ban C là sinh viên được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây là sai:

A. Người bệnh phải khám bệnh theo cơ sở khám bệnh được chỉ định.

B. Người bệnh không cung cấp bệnh sử cho bác sĩ điều trị là vi phạm nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

C. Chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh là biểu hiện của nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

D. Cơ sở khám bệnh có nghĩa vụ bảo mật thông tin đời tư mà người bệnh đã cung cấp trong quá trình khám, chữa bệnh.

Câu 9. Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cổ vật quốc gia.

B. Di sản văn hóa.

C. Truyền thống dân tộc.

D. Di sản thiên nhiên thế giới.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa?

A. Bà C mở câu lạc bộ để truyền bá kĩ thuật hát Xoan cho trẻ em.

B. Bạn B giới thiệu di sản văn hóa của quê hương trên mạng xã hội.

C. Anh P phát tán thông tin sai lệch về giá trị của lễ hội truyền thống.

D. Anh X tỏ thái độ phê phán các bạn có hành vi vứt rác tại khu di tích.

Câu 11. Nhóm bạn H đi tham quan một di tích lịch sử nổi tiếng. Trong quá trình tham quan, K lấy một viên gạch nhỏ từ di tích làm kỷ niệm. Nếu là bạn của K, em sẽ làm gì?

A. Khuyến khích K giữ lại để làm kỷ niệm.

B. Yêu cầu K đặt viên gạch lại chỗ cũ và giải thích hành vi này là sai.

C. Không quan tâm vì đó là việc của K.

D. Chỉ nhắc nhở K nhưng không yêu cầu trả lại.

Câu 12. “Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khóang sản, dầu khí, động vật,…)” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tài nguyên du lịch.

B. Môi trường tự nhiên.

C. Môi trường sinh thái.

D. Tài nguyên thiên nhiên.

Câu 13. Hành vi nào dưới đây không thể hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Hưởng úng Giờ Trái Đất, gia đình nhà anh D đã tắt đèn điện trong một giờ.

B. Bạn H đã cùng lớp mình tham gia dọn vệ sinh khu vực xung quanh trường học.

C. Ông Q thường xử dụng xung điện trong đánh bắt cá.

D. Anh V đã xây dựng khu chứa nước thải của trang trại.

Câu 14. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

Trong khu phố nơi M sinh sống, có một nhà máy sản xuất thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lý ra con kênh gần đó, làm nước bị đục và bốc mùi hôi thối. Người dân trong khu phố đã nhiều lần phàn nàn nhưng tình trạng này vẫn không thay đổi. Một số người lớn tuổi khuyên M và các bạn không nên can thiệp vì "người ta có quyền kinh doanh". Tuy nhiên, M biết rằng việc xả thải không kiểm soát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.

Trong tình huống này, M nên làm gì?

A. Thu thập thông tin, hình ảnh về tình trạng ô nhiễm và báo lên chính quyền địa phương hoặc cơ quan bảo vệ môi trường.

B. Rủ bạn bè viết đơn khiếu nại gửi lên các cấp chính quyền để có biện pháp xử lý.

C. Phớt lờ vì nghĩ rằng mình chỉ là học sinh, không thể làm gì thay đổi.

D. Đến gặp trực tiếp chủ nhà máy để yêu cầu họ dừng ngay hành vi xả thải trái phép.

Câu 15. Pháp luật quốc tế góp phần giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và các chủ thể khác bằng phương pháp

A. Dùng vũ lực.

B. Hoà bình.

C. Cưỡng ép.

D. Can thiệp.

Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về luật quốc tế?

A. Luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên.

B. Luật quốc tế được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các quốc gia.

C. Luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau.

D. Các thoả thuận kí kết bằng văn bản giữa các chủ thể pháp luật quốc tế thì được gọi là điều ước quốc tế.

Câu 17. Tình huống sau đây phản ánh về vai trò nào của pháp luật quốc tế?

Tình huống. Do mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa quốc gia A và quốc gia B trong nhiều năm mà chưa được giải quyết, quốc gia A đã dùng vũ lực tấn công vào lãnh thổ của quốc gia B, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế. Quốc gia B đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc can thiệp. Căn cứ vào pháp luật quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an đã ra nghị quyết yêu cầu quốc gia A tôn trọng pháp luật quốc tế, rút quân đội, lập lại hoà bình, an ninh ở quốc gia B. Quốc gia A buộc phải thực hiện nghị quyết của Liên hợp quốc, rút quân đội ra khỏi lãnh thổ quốc gia B.

Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật – bộ sách Cánh diều, trang 107

A. Là cơ sở để thiết lập các quan hệ ngoại giao, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.

B. Duy trì và phát huy mối quan hệ liên minh giữa các tổ chức quốc tế phi chính phủ.

C. Là cơ sở duy nhất để xây dựng mối quan hệ liên minh giữa các quốc gia/ chủ thể khác.

D. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia/ chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Câu 18. Theo chế độ đối xử quốc gia, người nước ngoài được hưởng các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân nước sở tại, nhưng bị hạn chế các quyền về chính trị như:

A. quyền bầu cử, ứng cử,...

B. quyền tự do ngôn luận.

C. quyền tự do kinh doanh.

D. quyền tiếp cận thông tin.

Câu 19. Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia khác đều đường hưởng quyền tự do cơ bản là:

A. Tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm

B. Tự do khai thác tài nguyên thiên nhiên

C. Tự do đánh bắt cá mà không cần tuân thủ luật pháp của quốc gia ven biển

D. Tự do xây dựng căn cứ quân sự, tự do đi lại

Câu 20. Một quốc gia A viện dẫn quyền “tự vệ chính đáng” theo Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc để sử dụng vũ lực tấn công một nhóm vũ trang trong lãnh thổ quốc gia B, mà không có sự đồng ý của quốc gia B. Trong trường hợp này, hành động của quốc gia A có thể bị coi là vi phạm luật quốc tế nếu:

A. Quốc gia B chưa từng tham gia vào bất kỳ hành động tấn công nào chống lại quốc gia A.

B. Quốc gia A đã đưa vụ việc ra Hội đồng Bảo an nhưng chưa được phê duyệt.

C. Quốc gia A và quốc gia B không có tranh chấp lãnh thổ từ trước.

D. Quốc gia A sử dụng vũ khí không sát thương trong chiến dịch.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (2 điểm)

Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 21. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau:

a. Người bệnh được tự do lựa chọn nơi khám, chữa bệnh.

b. Tham gia nghiên cứu y sinh về khám bệnh, chữa bệnh là nghĩa vụ của mọi công dân.

c. Chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh là biểu hiện của nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

d. Người bệnh không cung cấp thông tin bệnh sử cho bác sĩ điều trị là vi phạm nghĩa vụ công dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Câu 22. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d ở câu sau:

a. Trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công dân có quyền sống trong môi trường trong lành.

b. Để bảo vệ môi trường, hành vi chôn lấp chất độc, chất phóng xạ bị nghiêm cấm.

c. Trong bảo vệ môi trường, hoạt động của người dân ở làng nghề cần phải đảm bảo nộp thuế bảo vệ môi trường.

d. Đốt chất thải rắn ở nơi công cộng không thể hiện quyền của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Phần III. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 23. Anh/chị hiểu thế nào là pháp luật quốc tế? Hãy nêu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.

Câu 24. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp: Nước A và nước B kí kết với nhau “Hiệp ước biên giới trên bộ", trong đó quy định các nội dung chi tiết, cụ thể về việc sử dụng chung nguồn nước trên sông, hồ biên giới và khai thác tài nguyên ở khu vực biên giới. Năm nay, do hạn hán kéo dài nên nguồn nước trên sông biên giới không đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ven sông của hai nước. Trước tình trạng này, chính quyền nước A đã gây khó khăn, cản trở cư dân nước B sử dụng nguồn nước chung của sông biên giới bằng cách sử dụng lực lượng vũ trang đe doạ, ngăn chặn cư dân nước B lấy nước sản xuất.

a) Hiệp định biên giới quốc gia giữa hai nước A và B gồm những nội dung gì?

b) Hành vi của nước Á trong tình huống trên có phù hợp với pháp luật quốc tế hay không? Giải thích vì sao.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập KTPL 12 Cánh diều có lời giải hay khác:

Để học tốt lớp 12 các môn học sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học