Đề cương ôn tập Học kì 1 KTPL 12 Cánh diều (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 1 KTPL 12 Cánh diều với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục Kinh tế & Pháp luật 12 Học kì 1.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Học kì 1 KTPL 12 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:

Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Khái niệm và sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Vai trò của chính sách kinh tế trong phát triển.

Bài 2. Hội nhập quốc tế

- Ý nghĩa và vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế.

- Các cơ hội và thách thức khi hội nhập.

- Việt Nam trong các tổ chức kinh tế quốc tế.

Bài 3. Bảo hiểm

- Khái niệm bảo hiểm và các loại hình bảo hiểm phổ biến.

- Quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm.

Bài 4. An sinh xã hội

- Khái niệm và vai trò của an sinh xã hội.

- Các chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam.

Bài 5. Lập kế hoạch kinh doanh

- Các bước lập kế hoạch kinh doanh cơ bản.

- Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh đối với doanh nghiệp.

Bài 6. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

- Khái niệm trách nhiệm xã hội.

- Các lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội.

Bài 7. Quản lý thu chi trong gia đình

- Các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân và gia đình.

- Cách lập kế hoạch tài chính hiệu quả.

PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Tăng trưởng kinh tế là

A. sự biến đổi về chất kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một năm.

B. sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

C. sự liên kết chặt chẽ giữa hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.

D. sự kết hợp giữa tăng thu nhập với bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống.

Câu 2.Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?

A. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

C. Các chỉ số phát triển con người như sức khoẻ, giáo dục.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

Câu 3. Đâu không phải là chỉ tiêu của phát triển kinh tế?

A. Tiến bộ xã hội.

B. Tăng trưởng kinh tế.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

D. Kiềm chế được sự gia tăng dân số.

Câu 4. Chỉ số nào được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng?

A. GNI/người.

B. GDP/người.

C. GPT/người.

D. BMI/người.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Chỉ mang lại lợi ích cho các nước lớn trên thế giới.

B. Là phương thức phát triển phổ biến của các quốc gia.

C. Tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.

D. Là tất yếu khách quan của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Câu 6. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là

A. nhu cầu tối thiểu.

B. quá trình đơn lẻ.

C. tình trạng khẩn cấp.

D. tất yếu khách quan.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?

A. Đẩy mạnh bảo hộ sản xuất trong nước.

B. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính.

C. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài.

D. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.

Câu 8.  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về bảo hiểm xã hội?

A. Là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.

B. Bảo hiểm xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

D. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng phù hợp thu nhập.

Câu 9. Loại hình bảo hiểm nào được đề cập đến trong thông tin sau?

Thông tin. Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tố chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

(Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiếm xã hội năm 2014).

A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

B. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C. Bảo hiểm xã hội thương mại.

D. Bảo hiểm xã hội toàn diện.

Câu 10. Theo quy định của pháp luật, với người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội trường hợp nào dưới đây người tham gia bảo hiểm không được nhận quyền lợi bảo hiểm?

A. Thai sản hoặc bệnh nghề nghiệp.

B. Bị sa thải vì vi phạm kỷ luật.

C. Hết tuổi lao động theo quy định.

D. Ôm đau hoặc tai nạn lao động.

................................

................................

................................

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định được tính bằng cách nào dưới đây?

A. Bằng tổng giá trị gia tăng của một nền kinh tế.

B. Bằng tổng thu nhập từ hàng hoá và dịch vụ do người dân tạo ra.

C. Bằng tổng chỉ tiêu cuối cùng của các hộ gia đình.

D. Bằng tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra của một nền kinh tế.

Câu 2. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế

A. so với các nền kinh tế khác trên thế giới.

B. trong nhiều năm, nhiều thập kỉ liên tiếp.

C. trong một thời gian nhất định so với thời kì gốc.

D. so với mức tăng trưởng chung của kinh tế thế giới.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt lượng của một nền kinh tế.

B. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.

C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.

D. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi cả về chất và lượng của một nền kinh tế.

Câu 4. Tiến bộ xã hội là đích hướng tới trong chiến lược phát triển của các quốc gia, vì:

A. thực chất của tiến bộ xã hội là giải quyết hài hoà giữa sự phát triển kinh tế với phát triển xã hội.

B. tiến bộ xã hội là cơ sở của việc nâng cao đời sống vật chất của mỗi người dân trong một quốc gia.

C. tiến bộ xã hội gắn với cuộc sống hoà bình, độc lập, tự do cho nhân dân.

D. tiến bộ xã hội là cơ sở phát huy tính tích cực, năng động của con người.

Câu 5. Nhận định nào dưới đây phản ánh đúng bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế.

A. Sự gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực/toàn cầu.

B. Sự gắn kết hoạt động thương mại của một quốc gia với các quốc gia trong khu vực và toàn cầu.

C. Mở rộng quan hệ đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác trong nền kinh tế thế giới.

D. Mở rộng hoạt động di chuyển lao động đáp ứng yêu cầu của phân công lạo động quốc tế.

Câu 6. Yếu tố nào dưới đây là động lực quan trọng thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Sự mong muốn hội nhập của các quốc gia đang phát triển.

B. Sự tăng lên của mức sống trung bình của người dân.

C. Sự phát triển của kinh tế thị trường.

D. Sự phát triển của xã hội ở các quốc gia.

Câu 7. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) có hiệu lực năm 2007. Phương án nào dưới đây mô tả đúng về cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong Hiệp định này?

A. Song phương.

B. Đa phương.

C. Khu vực.

D. Toàn cầu.

Câu 8. Thuật ngữ “Bảo hiểm" dùng để chỉ một biện pháp nhằm

A. chuyển giao, chia sẻ rủi ro.

B. né tránh rủi ro.

C. quản trị rủi ro.

D. loại trừ rủi ro.

Câu 9. Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về bảo hiểm thương mại?

A. Bảo hiểm thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận.

B. Bảo hiểm thương mại do Nhà nước tổ chức thực hiện.

C. Bảo hiểm thương mại là bảo hiểm tự nguyện.

D. Bảo hiểm thương mại gồm: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ.

Câu 10. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm 2023 thị trường bảo hiểm đã đạt được những kết quả sau: tổng tài sản ước đạt 913 336 tỉ đồng; đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 762 580 tỉ đồng; giải quyết hơn 1 triệu việc làm cho người lao động. (Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ian:vn, ngày 28/12/2023)

Thông tin trên đề cập đến vai trò nào dưới đây của bảo hiểm?

A. Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm.

B. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

C. Góp phần giảm thiểu tổn thất cho người tham gia bảo hiểm.

D. Góp phần ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.

Câu 11. Chính sách nào sau đây không thuộc hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam?

A. Chính sách hỗ trợ việc làm.

B. Chính sách trợ giúp xã hội.

C. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp.

Câu 12. Đoạn thông tin sau đề cập đến chính sách an sinh xã hội nào của Việt Nam?

Thông tin. Theo Cục Bảo trợ xã hội, chính sách trợ giúp xã hội tại Việt Nam hướng vào hỗ trợ hộ nghèo về bảo hiểm y tế, sản xuất, tiền điện; hỗ trợ dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số. Cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, chăm sóc trẻ em, người tâm thần và 23 trung tâm công tác xã hội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động cứu trợ kịp thời cho người dân, hỗ trợ 182900 tấn gạo cứu đói cho gần 12,194 triệu lượt nhân khẩu và hàng nghìn tỉ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả do thiên tai, dành hàng trăm tỉ đồng chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp lễ, tết.

Nguồn: SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 34

A. Chính sách việc làm.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách trợ giúp xã hội.

Câu 13. Việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội có vai trò quan trọng trong việc

A. giải quyết triệt để các mâu thuẫn, bất bình đẳng trong xã hội.

B. xóa bỏ hoàn toàn chênh lệch giàu - nghèo giữa các nhóm dân cư.

C. giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.

D. xóa bỏ hoàn toàn sự chênh lệch về điều kiện sống giữa các vùng, miền.

Câu 14. Bản mô tả những nội dung cơ bản về định hướng, mục tiêu, nguồn lực, tài hính,... nhằm giúp chủ thể kinh doanh xác định các nhiệm vụ để thực hiện được nục tiêu đã đề ra là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Sản xuất kinh doanh.

B. Ý tưởng kinh doanh.

C. Kế hoạch kinh doanh.

D. Cơ hội kinh doanh.

Câu 15. Bản kế hoạch kinh doanh được lập không bao gồm bước nào dưới đây?

A. Xác định ý tưởng kinh doanh.

B. Xác định mục tiêu kinh doanh.

C. Xác định chiến lược kinh doanh

D. Xác định đơn vị kinh doanh.

Câu 16. Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, để khắc phục rủi ro về cung ứng các yếu tố đầu vào, chủ thể sản xuất kinh doanh cần thực hiện việc làm nào dưới đây?

A. Nghiên cứu thị trường định kì và theo dõi xu hướng công nghệ để điều chỉnh sản phẩm.

B. Thực hiện đa dạng hoá nhà cung cấp và xây dựng một mạng lưới cung ứng dự phòng.

C. Tăng cường tuyển dụng người lao động có trình độ, kĩ năng và kinh nghiệm.

D. Tích trữ các nguồn nguyên liệu đầu vào để tránh gián đoạn quá trình sẽ xuất kinh doanh.

Câu 17. Toàn bộ trách nhiệm mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tư cách pháp lí của doanh nghiệp.

B. Hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

C. Văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp.

D. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Câu 18. Em hãy lựa chọn phương án đúng khi nói về hình thức thực hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp.

A. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng.

B. Sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi giá.

C. Sản xuất sản phẩm, dịch vụ gây hại cho xã hội và môi trường.
D. Độc chiếm thị trường nhằm quyết định giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Câu 19. Việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

A. Trách nhiệm kinh tế.

B. Trách nhiệm pháp lí.

C. Trách nhiệm đạo đức.

D. Trách nhiệm nhân văn.

Câu 20. Thông tin trên dưới đây đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

Thông tin. Công ty cổ phần B sản xuất mặt hàng thực phẩm. Từ nhiều năm nay, công ty đã thực hiện đầy đủ quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, hằng năm đầu tư hàng tỉ đồng để xây dựng hệ thống xử lí nước thải. Đồng thời, công ty còn thực hiện đúng nghĩa vụ kê khai và nộp thuế cho Nhà nước theo đúng quy định.

A. Trách nhiệm từ thiện.

B. Trách nhiệm kinh tế.

C. Trách nhiệm pháp lí.

D. Trách nhiệm đạo đức.

Câu 21. Thói quen chi tiêu hợp lí trong gia đình là

A. chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với tình hình tài chính của gia đình.

B. chi tiêu quá mức so với khả năng tài chính của gia đình.

C. mua sắm theo cảm xúc, lãng phí tiền bạc cho những khoản chi không cần thiết.

D. chỉ tiêu không có kế hoạch, không có mục tiêu tài chính rõ ràng.

Câu 22. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?

A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.

B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.

C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.

D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.

Câu 23. Do một số khoản chi ngoài kế hoạch của gia đình nên mẹ bạn V đã cắt giảm một số khoản chi không thiết yếu. Việc làm của mẹ bạn V thể hiện bước nào dưới đây trong lập kế hoạch quản lí thu, chi?

A. Thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu.

B. Thống nhất tỉ lệ phân chi khoản thu, chi trong gia đình.

C. Thực hiện việc xác định mục tiêu tài chính trong gia đình.

D. Thực hiện khoản thu chi, đánh giá điều chỉnh kế hoạch nếu có.

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Gia đình anh T có thu nhập khá cao và đang có kế hoạch sau 6 năm nữa sẽ mua một căn hộ trên phố. Tuy nhiên, gia đình anh thường xuyên chi tiêu vượt quá giới hạn đặt ra trong kế hoạch, đặc biệt là trong các hoạt động giải trí và mua sắm đồ xa xỉ. Thói quen chi tiêu này đã khiến khả năng tiết kiệm và đầu tư của gia đình anh bị suy giảm, thậm chí phải đối mặt với áp lực tài chính và nợ nần.

Câu 24. Thói quen chi tiêu không hợp lí của gia đình anh T là

A. chi tiêu theo kế hoạch.

B. kiểm soát tốt nguồn thu.

C. chủ động thực hiện kế hoạch.

D. chi tiêu quá mức, lãng phí.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lí.

(Theo: Tạp chí Công thương, “Lí luận tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững nền kinh tế ở Việt Nam”, ngày 20/9/2020)

a. Tăng trưởng kinh tế thể hiện thông qua quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

b. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế.

c. Tổng sản phẩm quốc nội và tổng thu nhập quốc dân là các chỉ tiêu quan trọng của tăng trưởng kinh tế.

d. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau:

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tháng 12/2023, lượng khách du lịch nội địa cả năm 2023 ước đạt 108 triệu lượt người; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2023 ước đạt 673,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,8 % tổng mức và tăng 14,7 % so với năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 37,8 nghìn tỉ đồng và tăng 52,5 % so với năm trước.

(Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023, du lịch Việt Nam tăng tốc, đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, ngày 20/12/2023)

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 là gần 160 nghìn lao động. Người lao động Việt Nam ở nước ngoài đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với thu nhập ổn định, gửi về nước lượng kiều hối hơn 3 tỉ USD/năm.

(Theo: Báo Nhân dân, “Năm 2023: Gần 160 nghìn lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, ngày 12/01/2024)

a. Một trong các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là dịch vụ thu ngoại tệ.

b. Dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam bao gồm các dịch vụ quốc tế như du lịch, xuất, nhập khẩu lao động.

c. Tác động tiêu cực của dịch vụ thu ngoại tệ ở Việt Nam là làm gia tăng nợ nần, tạo ra rủi ro tài chính.

d. Dịch vụ thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư.

Câu 3. Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

Thông tin: Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình xác định các mục tiêu kinh doanh và xây dựng các chiến lược, biện pháp để đạt được những mục tiêu đó. Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ thường bao gồm các phần như giới thiệu doanh nghiệp, phân tích thị trường, chiến lược tiếp thị, kế hoạch tài chính, và phân tích SWOT. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kinh doanh là giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng hướng đi và thu hút nhà đầu tư.

Yêu cầu: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi câu hỏi sau:

a. Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình xác định các mục tiêu kinh doanh và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó.

b. Phân tích SWOT không phải là một phần của kế hoạch kinh doanh.

c. Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ bao gồm giới thiệu doanh nghiệp, phân tích thị trường, chiến lược tiếp thị, kế hoạch tài chính và phân tích SWOT.

d. Mục tiêu chính của lập kế hoạch kinh doanh là tạo ra một báo cáo tài chính hàng năm.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau:

Do nhiều lần vỡ kế hoạch tài chính, chị B quyết định lập kế hoạch thu, chi cho gia đình. Trên cơ sở theo dõi mức chi tiêu của gia đình, căn cứ vào nguồn thu và mục tiêu tài chính trong tương lai, chị B áp dụng tỉ lệ 50/30/20. Trong đó, 50 % được sử dụng cho nhà ở, ăn uống, đi lại và đóng học phí cho con; 30 % sẽ được dùng để giải trí, mua sắm những thứ chị thực sự thích; còn 20 % được dùng để tiết kiệm, đầu tư. Nếu gặp những dịp tiêu tiền có kế hoạch như đi chơi, du lịch thì gia đình sẽ trích ngay khoản tiền dành cho du lịch từ đầu tháng. Trước khi mua sắm thêm bất cứ thứ gì chị đều cân nhắc tài chính của mình để phù hợp. Chị cũng luôn để dành khoản tiền cho những trường hợp bất khả kháng như ốm đau.

a. Để xây dựng kế hoạch quản lí thu, chi thì nhất định phải chia theo đúng tỉ lệ 50/30/20 mới có khả năng quản lí được tài chính trong gia đình.

b. Một trong những mục đích của quản lí thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chi tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.

c. Cứng nhắc, thiếu linh hoạt là một trong những sai lầm dễ mắc phải trong quá trình thực hiện kế hoạch thu, chi trong gia đình.

d. Chỉ khi nào chị B được chi tiêu theo mọi sở thích, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập KTPL 12 Cánh diều có lời giải hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học