Đề cương ôn tập Học kì 1 KTPL 12 Kết nối tri thức (có lời giải)



Bộ đề cương ôn tập Cuối kì 1 KTPL 12 Kết nối tri thức với bài tập trắc nghiệm, tự luận đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục Kinh tế & Pháp luật 12 Học kì 1.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Học kì 1 KTPL 12 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP:

Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

- Khái niệm và sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Vai trò của chính sách kinh tế trong phát triển.

Bài 2. Hội nhập quốc tế

- Ý nghĩa và vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế.

- Các cơ hội và thách thức khi hội nhập.

- Việt Nam trong các tổ chức kinh tế quốc tế.

Bài 3. Bảo hiểm

- Khái niệm bảo hiểm và các loại hình bảo hiểm phổ biến.

- Quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm.

Bài 4. An sinh xã hội

- Khái niệm và vai trò của an sinh xã hội.

- Các chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam.

Bài 5. Lập kế hoạch kinh doanh

- Các bước lập kế hoạch kinh doanh cơ bản.

- Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh đối với doanh nghiệp.

Bài 6. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

- Khái niệm trách nhiệm xã hội.

- Các lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội.

Bài 7. Quản lý thu chi trong gia đình

- Các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân và gia đình.

- Cách lập kế hoạch tài chính hiệu quả.

PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

2.1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Tăng trưởng kinh tế là

A. sự biến đổi về chất kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một năm.

B. sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

C. sự liên kết chặt chẽ giữa hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.

D. sự kết hợp giữa tăng thu nhập với bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống.

Câu 2.Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?

A. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

C. Các chỉ số phát triển con người như sức khoẻ, giáo dục.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

Câu 3. Đâu không phải là chỉ tiêu của phát triển kinh tế?

A. Tiến bộ xã hội.

B. Tăng trưởng kinh tế.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

D. Kiềm chế được sự gia tăng dân số.

Câu 4. Chỉ số nào được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng?

A. GNI/người.

B. GDP/người.

C. GPT/người.

D. BMI/người.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Chỉ mang lại lợi ích cho các nước lớn trên thế giới.

B. Là phương thức phát triển phổ biến của các quốc gia.

C. Tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.

D. Là tất yếu khách quan của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Câu 6. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là

A. nhu cầu tối thiểu.

B. quá trình đơn lẻ.

C. tình trạng khẩn cấp.

D. tất yếu khách quan.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?

A. Đẩy mạnh bảo hộ sản xuất trong nước.

B. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính.

C. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài.

D. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.

Câu 8.  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về bảo hiểm xã hội?

A. Là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.

B. Bảo hiểm xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

D. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng phù hợp thu nhập.

Câu 9. Loại hình bảo hiểm nào được đề cập đến trong thông tin sau?

Thông tin. Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tố chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

(Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiếm xã hội năm 2014).

A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

B. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C. Bảo hiểm xã hội thương mại.

D. Bảo hiểm xã hội toàn diện.

Câu 10. Theo quy định của pháp luật, với người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội trường hợp nào dưới đây người tham gia bảo hiểm không được nhận quyền lợi bảo hiểm?

A. Thai sản hoặc bệnh nghề nghiệp.

B. Bị sa thải vì vi phạm kỷ luật.

C. Hết tuổi lao động theo quy định.

D. Ôm đau hoặc tai nạn lao động.

................................

................................

................................

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc được gọi là

A. tăng trưởng kinh tế.

B. phát triển kinh tế.

C. Thành phần kinh tế.

D. Chuyển dịch kinh tế.

Câu 2. Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là

A. tốc độ tăng thu nhập.

B. tốc độ tăng trưởng kinh tế.

C. tốc độ gia tăng việc làm.

D. tốc độ phát triển xã hội.

Câu 3. Để nâng cao chỉ số phát triển con người, nước ta đẩy mạnh sự phát triển của con người thông qua các chỉ số

A. sức khoẻ, thông minh và dân số.

B. thông minh, dân số và giới tính.

C. sức khoẻ, giáo dục và thu nhập.

D. giới tính, thông minh và hạnh phúc.

Câu 4. Các chỉ tiêu để đánh giá phát triển kinh tế bao gồm?

A. Sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNI/người; Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực; Chỉ tiêu về tiến dộ xã hội.

B. Sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNI/người

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực; Chỉ tiêu về tiến dộ xã hội.

D. Sự gia tăng GDP, GNI; Chỉ tiêu về tiến dộ xã hội.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai về quan điểm định hướng hội nhập kinh tế ở Việt Nam?

A. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện.

B. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

C. Hạn chế tham gia thoả thuận thương mại quốc tế.

D. Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế.

Câu 6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư?

A. Của tư nhân, công ty vào một công ty ở nước khác và trực tiếp điều hành công ty đó

B. Mua cổ phiếu, trái phiếu của một doanh nghiệp ở nước khác

C. Cho vay ưu đãi giữa chính phủ các nước

D. Dùng cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước

Câu 7. Chính sách nào sau đây không nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Đẩy mạnh toàn diện thể chế, cải cách hành chính.

B. Hạn chế điều kiện cho địa phương tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.

D. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.

Câu 8. Bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để tổ chức bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm là đặc điểm của loại hình bảo hiểm nào sau đây?

A. Bảo hiểm thương mại.

B. Bảo hiểm xã hội.

C. Bảo hiểm y tế.

D. Bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 9. Đâu là vai trò của bảo hiểm xã hội?

A. Gia tăng tổn thất, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của con người.

B. Gia tăng thất nghiệp trong nền kinh tế.

C. Kìm hãm hội nhập kinh tế quốc tế.

D. Góp phần chuyển giao rủi ro, là một kệnh huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 10. Người lao động được hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp nào?

A. Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

B. Đang hưởng lương hưu.

C. Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 11. An sinh xã hội là gì?

A. Hệ thống chăm sóc y tế miễn phí cho mọi người.

B. Hệ thống các biện pháp và chính sách bảo vệ và cải thiện điều kiện sống của con người.

C. Hệ thống giáo dục bắt buộc cho trẻ em.

D. Hệ thống bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 12. Những ai được hưởng lợi từ các chương trình an sinh xã hội?

A. Chỉ có người lao động.

B. Chỉ có người già và trẻ em.

C. Tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, giới tính, hoặc nghề nghiệp.

D. Chỉ có người nghèo và thất nghiệp.

Câu 13. Nguyên nhân nào khiến một người có thể nhận được trợ cấp xã hội?

A. Có công việc ổn định.

B. Mất việc làm do bị sa thải hoặc công ty phá sản.

C. Có thu nhập cao.

D. Không có bảo hiểm y tế.

Câu 14. Mục tiêu chính của việc lập kế hoạch kinh doanh là gì?

A. Xác định chiến lược tiếp thị.

B. Thu hút các nhà đầu tư.

C. Định rõ mục tiêu và các bước thực hiện để đạt được mục tiêu.

D. Tạo ra một báo cáo tài chính hàng năm.

Câu 15. Tại sao kế hoạch tài chính lại quan trọng trong kế hoạch kinh doanh?

A. Để xác định số lượng nhân viên cần thiết.

B. Để dự báo doanh thu và chi phí.

C. Để phân tích thị trường.

D. Để lập danh sách nhà cung cấp.

Câu 16. Phân tích thị trường trong kế hoạch kinh doanh thường bao gồm những yếu tố nào?

A. Đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, và đối tượng khách hàng.

B. Chi phí sản xuất, lợi nhuận dự kiến, và dòng tiền.

C. Tầm nhìn doanh nghiệp, sứ mệnh và mục tiêu.

D. Kế hoạch phát triển sản phẩm, chiến lược tiếp thị và tuyển dụng.

Câu 17. Toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

B. Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

C. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

D. Chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.

Câu 18. Hành vi, việc làm nào dưới đây biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp?

A. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường và các quy định khác của pháp luật.

B. Sản xuất kinh doanh hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi giá.

C. Sản xuất sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường.

D. Đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm/ dịch vụ cho người tiêu dùng.

Câu 19. Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

A. Chị T nhập hoa quả từ Trung Quốc về bán nhưng quảng cáo là hàng nhập khẩu từ Mĩ.

B. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.

C. Cửa hàng X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

D. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.

Câu 20. Trong trường hợp dưới đây, hành động nào không phải là biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua hoạt động của công ty B?

Trường hợp. Công ty B luôn đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu. Đồng thời, công ty áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới đề vận hành phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khẳng định vị thế, xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng. Đối với người lao động, công ty thực hiện đảm bảo lợi ích chính đáng (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,..) theo đúng cam kết. Chính những điều đó đã làm cho các nhân viên trong công ty gắn bó lâu dài và luôn tận tâm, tận tụy trong công việc.

A. Áp dụng mô hình quản trị tiên tiến khi điều hành công ty.

B. Phát triển kinh doanh gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường.

C. Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

D. Đặt lợi ích công ty lên trên hết để tối ưu hóa lợi nhuận.

Câu 21. Việc quản lí các khoản thu nhập, chi tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình và phù hợp với thu nhập được gọi là

A. quản lí hoạt động tín dụng.

B. quản lí hoạt động tiêu dùng.

C. quản lí thu, chi trong gia đình.

D. quản lí đầu tư trong gia đình.

Câu 22. Hành vi nào sau đây là không phù hợp khi nói về quản lí thu, chi trong gia đình?

A. Ghi chép khoản thu hằng tháng.

B. Lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng.

C. Tuyệt đối không tiêu dùng cho hoạt động giải trí.

D. Phân loại các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình?

A. Tăng chất lượng cuộc sống của gia đình.

B. Kiểm soát được nguồn thu, chi trong gia đình.

C. Dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và tương lai.

D. Tăng số tiền mặt cho hoạt động mua sắm hằng ngày.

Câu 24. Yếu tố nào dưới đây thường được coi là một phần quan trọng trong việc thu hút nhà đầu tư vào kế hoạch kinh doanh?

A. Đánh giá nhân viên.

B. Phân tích tài chính chi tiết và kế hoạch phát triển dài hạn.

C. Mô tả sản phẩm chi tiết.

D. Chiến lược tuyển dụng nhân sự.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Thông tin nào dưới đây là những biến đổi tích cực về văn hoá do tác động của sự phát triển kinh tế?

Yêu cầu: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d

a. Nhận thức về văn hoá, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn.

b. Nguy cơ du nhập ồ ạt văn hoá ngoại lai, lối sống thực dụng và các tư tưởng đi ngược lại các giá trị chân, thiện, mĩ.

c. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá được kế thừa, bảo tồn và phát huy.

d. Những chuẩn mực, giá trị văn hoá, đạo đức cũng có nguy cơ bị mai một. Con người trong cộng đồng, xã hội dần mất đi nét đẹp trong giao tiếp của “tình làng, nghĩa xóm”, thay vào đó là quan hệ công việc đơn thuần.

Câu 2. Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

Thông tin: Bảo hiểm sức khỏe cá nhân bao gồm các dịch vụ y tế cơ bản như khám bệnh, chữa bệnh và phẫu thuật, cũng như bảo vệ chi phí điều trị nội trú và ngoại trú.

Yêu cầu: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi câu hỏi sau:

a. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân không bao gồm bảo vệ chi phí điều trị ngoại trú.

b. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân cũng bao gồm bảo vệ chi phí mua thuốc chữa bệnh.

c. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân chỉ áp dụng cho các bệnh lý nghiêm trọng.

d. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân không liên quan đến việc bảo vệ chi phí khám bệnh định kỳ.

Câu 3. Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

Thông tin: Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể và phương hướng phát triển trong tương lai. Đây là công cụ quản lý chiến lược để điều hành hoạt động kinh doanh và thu hút các nhà đầu tư. Một kế hoạch kinh doanh thường bao gồm các phần như phân tích thị trường, chiến lược sản phẩm/dịch vụ, chiến lược tiếp thị và bán hàng, kế hoạch tài chính, phân tích SWOT và kế hoạch hành động.

Yêu cầu: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi câu hỏi sau:

a. Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể và phương hướng phát triển.

b. Phân tích SWOT là một phần không cần thiết trong kế hoạch kinh doanh.

c. Kế hoạch kinh doanh không bao gồm chiến lược sản phẩm/dịch vụ.

d. Mục tiêu chính của lập kế hoạch kinh doanh là tạo ra một báo cáo tài chính hàng năm.

Câu 4. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau:

Trường hợp. Vợ chồng anh A sống ở ngoại ô thành phố. Anh A là nhân viên kinh doanh của công ty M, mức thu nhập hàng tháng của anh dao động trong khoảng 15 đến 20 triệu đồng. Chị K (vợ anh A) là giáo viên, mức thu nhập hàng tháng của chị là 7.5 triệu đồng. Đầu năm, vợ chồng anh A thống nhất đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ dành 50% thu nhập cho các chi tiêu thiết yếu, 30% thu nhập cho chi tiêu không thiết yếu và tiết kiệm 20% thu nhập gia đình để thực hiện mục tiêu mua xe máy. 2 tháng trở lại đây, anh A bị mất việc, thu nhập gia đình bị giảm sút, kinh tế gia đình eo hẹp, nhưng chị K vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra bằng cách cắt giảm toàn bộ các chi tiêu không thiết yếu; thậm chí, các chi tiêu thiết yếu cũng bị cắt giảm; các món ăn thịt, cá, trứng, sữa… dần dần ít xuất hiện trong bữa ăn gia đình

A. Gia đình chị A đã bỏ qua bước xác định mục tiêu tài chính vì thấy không cần thiết.

B. Khi nguồn thu nhập bị giảm sút, chất lượng cuộc sống của gia đình chị A vẫn không bị ảnh hưởng gì.

C. Việc xác định các khoản thu, chi trong anh A đã được tính toán, cân nhắc.

D. Khi nguồn thu nhập bị giảm sút, chị A đã có sự điều chỉnh kế hoạch chi tiêu, nhưng sự điều chỉnh này chưa thực sự phù hợp.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập KTPL 12 Kết nối tri thức có lời giải hay khác:




Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học