Đề thi Lịch Sử 11 Học kì 1 năm 2024 có đáp án (30 đề)
Phần dưới là danh sách Đề thi Lịch Sử 11 Học kì 1 năm 2024 có đáp án (30 đề). Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử 11.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Lịch Sử 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Câu 1. Kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Pháp.
B. Đức.
C. Anh.
D. Mĩ.
Câu 2. Sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907, nước Nga vẫn là một nước
A. quân chủ chuyên chế.
B. quân chủ lập hiến.
C. cộng hòa đại nghị.
D. cộng hòa quý tộc.
Câu 3. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào tháng
A. 10/1922.
B. 11/1922.
C. 12/1922.
D. 1/1924.
Câu 4. Ngành kinh tế nào của Nhật chịu tác động nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp quân sự.
C. Tài chính ngân hàng.
D. Kinh doanh buôn bán.
Câu 5. Trong những năm 1918 - 1939, các thế lực phản động, hiếu chiến ở Đức đã tập trung lại trong tổ chức nào?
A. Đảng Quốc xã.
B. Đảng Cộng sản Đức.
C. Đảng Xã hội dân chủ Đức.
D. Đảng Đoàn kết dân tộc.
Câu 6. Theo lịch Nga, ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ở Nga là
A. 24/10/1917.
B. 20/10/1917.
C. 7/10/1917.
D. 25/10/1917.
Câu 7. Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo nào đã có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng?
A. Mô-da.
B. Bét-tô-ven.
C. Trai-cốp-xki.
D. Béc-tơn Brếch.
Câu 8. Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới và bảo vệ quyền lợi cho mình, đầu năm 1920, các nước tư bản đã thành lập
A. Liên hợp quốc.
B. Hội Quốc liên.
C. Hội nghị Viên.
D. Hội liên hiệp quốc tế.
Câu 9. Chính sách đối ngoại nào được Mĩ áp dụng ở khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1934 - 1939?
A. “Ngoại giao láng giềng”.
B. “Cam kết và mở rộng”.
C. “Láng giềng thân thiện”.
D. “Trỗi dậy hòa bình”.
Câu 10. Ở Nhật Bản, cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) diễn ra trầm trọng nhất vào năm
A. 1929.
B. 1930.
C. 1931.
D. 1932.
Câu 11. Báo cáo của V.I.Lê-nin trước Trung ương Đảng Bônsêvích Nga (tháng 4/1917) chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang
A. cuộc nội chiến cách mạng.
B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. cách mạng tư sản kiểu mới.
D. tư sản dân quyền cách mạng.
Câu 12. Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp là
A. G.Oa-sinh-tơn.
B. F.Ru-dơ-ven.
C. B.Clin-tơn.
D. A.Lin-côn.
Câu 13. Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc
A. làm cầu nối để mở rộng quan hệ giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc.
B. đề cao các giá trị, giáo lí của Kitô giáo, bảo vệ trật tự phong kiến chuyên chế.
C. tấn công vào hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên, bảo vệ ý thức hệ phong kiến.
D. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến; hình thành tư tưởng của giai cấp tư sản.
Câu 14. Trong những năm 1921 – 1941, việc nhiều quốc gia công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?
A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh.
B. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với các nước lớn.
C. Uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
D. Sự mâu thuẫn, đối địch giữa các nước đế quốc với Liên Xô đã chấm dứt.
Câu 15. Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?
A. Sự hình thành của liên minh phát xít (phe Trục).
B. Hình thành hai khối đế quốc đối đầu nhau: phe Hiệp ước - phe Liên minh.
C. Sự hình thành của các liên minh kinh tế giữa các nước đế quốc.
D. Mĩ gia tăng ảnh hưởng và can thiệp sâu sắc vào đời sống chính trị ở châu Âu.
Câu 16. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là
A. tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
B. tác động của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản châu Âu.
C. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản không được giải quyết triệt để.
D. các nước tư bản sản xuất ồ ạt dẫn đến tình trạng “cung” vượt quá “cầu”.
Câu 17. Yếu tố nào chi phối mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Sự giao thoa giữa các nền văn hóa.
B. Sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ lớn.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Câu 18. Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh
A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.
B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.
C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
D. nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.
Câu 19. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), giới cầm quyền Đức đã
A. thực hiện các cải cách kinh tế: đổi mới quá trình sản xuất, tổ chức quản lý,...
B. thực hiện các quyền tự do, dân chủ.
C. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
D. tiếp tục duy trì chế độ cộng hòa tư sản đại nghị.
Câu 20. Chính phủ Hít-le công khai khủng bố Đảng Cộng sản Đức, vì Đảng Cộng sản
A. là chính đảng lớn nhất nước Đức.
B. kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
C. chống lại nền Cộng hòa Vaima.
D. công khai phá hoại chế độ cộng hòa tư sản.
Câu 21. Đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là gì?
A. Đầu tư để phát triển đồng bộ tất cả các ngành công nghiệp.
B. Tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển công nghiệp.
C. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, trọng tâm là: công nghiệp chế tạo máy, nông cụ...
D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, tạo tiền đề phát triển các ngành kinh tế khác.
Câu 22. Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong những năm 1933 - 1939 là
A. công nghiệp quân sự.
B. công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ.
C. công nghiệp nhẹ.
D. công nghiệp khai khoáng và luyện kim.
Câu 23. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai và Oasinhtơn để
A. bàn cách đối phó, chống lại Liên Xô.
B. bàn cách khôi phục và phát triển kinh tế châu Âu.
C. kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
D. thành lập liên minh chính trị - quân sự ở châu Âu.
Câu 24. Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Nhật Bản, vì
A. tàn dư của quan hệ sản xuất phong kiến.
B. là ngành kinh tế chủ chốt.
C. lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
D. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
Câu 25. Đạo luật quan trọng nhất trong “Chính sách mới” của nước Mĩ là
A. Đạo luật ngân hàng.
B. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Đạo luật cứu tế xã hội.
Câu 26. Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) ở Mĩ?
A. Hàng hóa dư thừa,“cung” vượt “quá cầu”.
B. Giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.
C. Sức mua của nhân dân giảm sút.
D. Sự sụt giảm của giá dầu thô trên thế giới.
Câu 27. Cách mạng tháng Mười Nga là
A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
B. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để.v
D. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi.
Câu 28. Bản chất của “Chính sách mới” do Tổng thống F.Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ là
A. thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.
B. tăng cường vai trò của nhà nước trong việc điều tiết và quản lí nền kinh tế.
C. nhà nước nắm vai trò điều tiết toàn bộ nền kinh tế.
D. loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.
Câu 29. Biện pháp được các nước Anh, Pháp, Mĩ áp dụng để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?
A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít.
B. Cải cách chính trị, tăng cường quyền lực của nhà nước.
C. Cải cách kinh tế - xã hội.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
Câu 30. Nội dung nào không phản ánh đúng những thành tựu mà Liên Xô đạt được trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa (1925 – 1941)?
A. Thanh toán nạn mù chữ.
B. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học.
C. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.
D. Hoàn thành phổ cập giáo dục đại học.
Câu 31. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?
A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Đẩy hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.
C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần.
D. Xã hội các nước tư bản không ổn định do các cuộc đấu tranh, biểu tình của người thất nghiệp.
Câu 32. Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã
A. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình.
D. giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.
Câu 33. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
A. Hơn 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương.
B. Nhiều thành phố, làng mạc, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.
C. Chi phí các nước đế quốc sử dụng cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
D. Hơn 60 triệu người chết, trên 90 triệu người bị thương.
Câu 34. Nội dung nào không phản ánh đúng những sai lầm, hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 – 1941?
A. Thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, xơ cứng, thiếu năng động và trì trệ.
C. Thực hiện chưa tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.
D. Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 35. Tại sao các nước Đức, Italia, Nhật Bản lựa chọn con đường phát xít hóa bộ máy cai trị để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
A. Có thuộc địa, có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa.
B. Không có hoặc có rất ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hẹp.
C. Ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
D. Phong trào đấu tranh dân chủ của nhân dân các nước Đức, Italia, Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ.
Câu 36. Điểm tương đồng Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 là gì?
A. Cách mạng giành được thắng lợi, chế độ Nga hoàng bị lật đổ.
B. Đưa đất nước Nga phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Cách mạng diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga.
D. Cách mạng thắng lợi, đưa nước Nga đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 37. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”?
A. Vích-to Huy-gô.
B. An-be Anh-xtanh.
C. A.Nôben.
D. Lô-mô-nô-xốp.
Câu 38. Trên tờ báo Sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: “Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?
A. Ph.Ăng-ghen.
B. C.Mác.
C. V.I.Lê-nin.
D. Mao Trạch Đông.
Câu 39. Từ Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn.
B. Khuyến khích tư nhân nước ngoài đầu tư, kinh doanh.
C. Chỉ nên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng.
D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 40. Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học gì để bảo vệ hòa bình thế giới?
A. Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước lớn.
B. Kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực hiếu chiến, phản động, cực đoan.
C. Thực hiện chính sách hữu nghị, hòa bình giữa các quốc gia.
D. Chế tạo các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới, xây dựng lực lượng quân sự mạnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Lịch Sử 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là
A. trật tự hai cực Ianta.
B. trật tự Viên.
C. hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
D. trật tự thế giới đa cực.
Câu 2. Điểm khởi đầu trong kế hoạch xâm lược và thống trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản là
A. Việt Nam.
B. Triều Tiên.
C. Mông Cổ.
D. Trung Quốc.
Câu 3. Năm 1934, sau khi Tổng thống Hin-đen-bua qua đời, Hít-le tự xưng là
A. Tổng thống.
B. Quốc trưởng.
C. Thủ tướng.
D. Thống soái.
Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) bùng nổ đầu tiên tại
A. Nhật Bản.
B. Liên Xô.
C. Mĩ.
D. Anh.
Câu 5. Ngày 29/10/1929 đã đi vào lịch sử nước Mĩ với tên gọi
A. “ngày thứ sáu đen tối”.
B. “ngày thứ ba đen tối”.
C. “ngày chủ nhật đẫm máu”.
D. “ngày thứ hai đen tối”.
Câu 6. Theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn, các nước tư bản giành được nhiều quyền lợi nhất là
A. Mĩ, Anh, Đức, Italia.
B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản.
C. Anh, Mĩ, Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Nga, Italia.
Câu 7. Ở Mĩ, cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), bắt đầu từ lĩnh vực
A. công nghiệp quốc phòng.
B. công nghiệp khai khoáng và luyện kim.
C. tài chính ngân hàng.
D. nông nghiệp và giao thông vận tải.
Câu 8. Ở Đức, trong những năm 1933 - 1939, ngành kinh tế nào được tăng cường đầu tư để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự?
A. Công nghiệp quốc phòng.
B. Công nghiệp khai khoáng và luyện kim.
C. Giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.
D. Công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ.
Câu 9. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp
A. vô sản Trung Quốc.
B. nông dân Trung Quốc.
C. tiểu tư sảnTrung Quốc.
D. tư sản Trung Quốc.
Câu 10. Để khủng bố, đàn áp Đảng Cộng sản Đức chính phủ Hít-le đã vu cáo những người cộng sản
A. đốt cháy nhà Quốc hội.
B. tổ chức ám sát Tổng thống Hin-đen-bua.
C. tổ chức ám sát Thủ tướng Hít-le.
D. kích động nhân dân chống chính quyền.
Câu 11. Động lực chính trong cuộc Cách mạng 1905 – 1907, Cách mạng tháng Hai (1917) và Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là
A. giai cấp tư sản, nông dân.
B. nông dân, bình dân thành thị.
C. công nhân, nông dân, binh lính.
D. giai cấp tư sản, công nhân.
Câu 12. Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào để nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)?
A. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
B. Áp dụng “Chính sách mới”.
C. Tăng lương cho người lao động.
D. Hỗ trợ người nghèo và dân chủ hóa lao động.
Câu 13. Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V.I.Lênin đề ra trong
A. “Chính sách cộng sản thời chiến”.
B. “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”.
C. “Chính sách kinh tế mới”.
D. “Luận cương tháng Tư”.
Câu 14. Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941) là
A. phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.
B. phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.
C. phát triển công nghiệp quốc phòng.
D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Câu 15. Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
A. Áp dụng “Chính sách mới”.
B. Áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
C. Thực hiện dân chủ hóa lao động.
D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Câu 16. Đặc điểm nổi bật về chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?
A. Các nước đế quốc bao vây, cô lập Nga.
B. Quân đội các nước đế quốc mở cuộc tấn công vũ trang vào Nga.
C. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
Câu 17. Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra chính sách “Láng giềng thân thiện” đối với khu vực Mĩ Latinh nhằm mục đích
A. xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Mĩ Latinh, củng cố vị trí của Mĩ ở đây.
B. thiết lập quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước Mĩ Latinh.
C. thiết lập quan hệ hợp tác cùng phát triển kinh tế với các nước Mĩ Latinh.
D. giúp đỡ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển đất nước.
Câu 18. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã
A. góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.
B. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.
C. làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền.
D. làm gia tăng những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.
Câu 19. Kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là
A. Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) thành công, nước Nga xô viết ra đời.
B. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.
C. nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới được sử dụng.
D. chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.
Câu 20. Ý nghĩa lớn nhất của “Chính sách mới” do Tổng thống F.Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện đối với nền kinh tế Mĩ là
A. đưa nước Mĩ nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933).
B. đưa nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
C. giải quyết được nạn thất nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân.
D. tạo nền móng để nước Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Câu 21. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 22. Trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa (1925 - 1941), thành tựu to lớn nhất Liên Xô đạt được trên lĩnh vực kinh tế là
A. hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
B. hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp.
C. nền nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn.
D. trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Câu 23. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi là
A. Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917).
B. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945).
C. Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917).
D. Cách mạng tháng Tám ở Inđônêxia (1945).
Câu 24. Bao trùm trong xã hội các nước châu Phi ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa
A. giai cấp nông dân với địa chủ.
B. giai cấp tư sản bản địa với chính quyền thực dân.
C. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
D. nhân dân các nước châu Phi với thực dân phương Tây.
Câu 25. Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911?
A. Không thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến.
B. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
C. Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
D. Không đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 26. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga mang tính chất của một cuộc
A. cách mạng vô sản.
B. chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. cách mạng tư sản.
D. cách mạng tư sản kiểu mới.
Câu 27. Quan hệ quốc tế trong hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không tồn tại mâu thuẫn giữa
A. các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.
B. hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
C. các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
D. các nước tư bản thắng trận vì những bất đồng về quyền lợi.
Câu 28. Nội dung nào không phản ánh đúng những nội dung chủ yếu được thể hiện trong văn học của các nước phương Đông vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
B. Ca ngợi tinh thần bất khuất, dũng cảm đấu tranh cho độc lập, tự do.
C. Phản ánh cuộc sống cơ cực của nhân dân dưới ách thực dân, phong kiến.
D. Ca ngợi tiến bộ của văn minh phương Tây và hành động “khai hóa” của các nước đế quốc.
Câu 29. Nội dung nào không phản ánh đặc điểm nổi bật của tình hình sản xuất nông nghiệp ở Liên Xô trong những năm 1925 - 1941?
A. Nền nông nghiệp tập thể hóa.
B. Nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn.
C. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”.
D. Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Câu 30. Đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?
A. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản.
B. Là cuộc khủng hoảng thừa, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
C. Là cuộc khủng hoảng thiếu, có quy mô lớn nhất trong lịch sử các nước tư bản.
D. Là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu tiên, để lại hậu quả nặng nề cho các nước tư bản.
Câu 31. Nội dung nào không phản ánh đúng tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đến Nhật Bản?
A. Nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
B. Số công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người.
C. Mâu thuẫn xã hội, phong trào đấu tranh của nhân dân quyết liệt.
D. Đe dọa sự tồn tại của nền quân chủ chuyên chế ở Nhật Bản.
Câu 32. Chính phủ Mĩ có thái độ như thế nào đối với các vấn đề quốc tế, đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đang đến gần?
A. Kêu gọi các nước Anh, Pháp, Liên Xô thành lập liên minh chống phát xít.
B. Giữ thái độ trung lập - không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
C. Hợp tác với Anh, Pháp để thành lập Mặt trận Đồng minh chống phát xít.
D. Ủng hộ, hợp tác với thế lực phát xít để phát động chiến tranh, chia lại thị trường, thuộc địa.
Câu 33. Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu của Liên Xô trên lĩnh vực ngoại giao trong những năm 1925 - 1941?
A. Phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
B. Đầu năm 1925, Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với trên 20 quốc gia.
C. Liên Xô là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
D. Liên Xô trở thành thành viên chính thức của Hội Quốc liên.
Câu 34. Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản?
A. Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.
B. Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự đẫm máu.
C. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
D. Chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.
Câu 35. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến cho quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức diễn ra nhanh?
A. Thiếu thống nhất trong đấu tranh chống phát xít giữa Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ.
B. Đảng Quốc xã có ảnh hưởng lớn trong quần chúng nhân dân Đức.
C. Lực lượng phát xít nhận được sự ủng hộ của giới đại tư sản.
D. Lực lượng phát xít nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản.
Câu 36. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích”?
A. Rút-xô.
B. Vôn-te.
C. Mông-te-xki-ơ.
D. Mê-li-ê.
Câu 37. Bản chất của “Chính sách kinh tế mới” (NEP) của nước Nga Xô viết là gì?
A. Thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.
B. Nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
C. Loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.
D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Câu 38. Điểm giống nhau cơ bản giữa hai khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ và Đức, Italia, Nhật Bản là gì?
A. Cải cách kinh tế - xã hội để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).
B. Mong muốn duy trì nguyên trạng hệ thống Vécxai – Oasinhtơn có lợi cho mình.
C. Thống nhất trong âm mưu chống lại Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.
D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933).
Câu 39. Quá trình phát xít hóa ở Đức có thể bị ngăn chặn không? Tại sao?
A. Không thể ngăn chặn, do thế lực của Đảng Quốc xã quá mạnh.
B. Có thể ngăn chặn, nếu như Tổng thống Hin-đen-bua không chỉ định Hít-le làm Thủ tướng Đức.
C. Không thể ngăn chặn, do đây là sự phát triển tất yếu của nước Đức.
D. Có thể ngăn chặn, nếu Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ Đức đoàn kết đấu tranh.
Câu 40. “Giống như mặt trời chói lọi … chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế.” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 12, trang 300). Nhận định trên của Hồ Chí Minh đề cập đến cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII).
B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
C. Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII).
D. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945).
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Lịch Sử 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), nước Mĩ đã áp dụng
A. “Chính sách mới”.
B. “Chính sách kinh tế mới” (NEP).
C. “Kế hoạch Mácsan”.
D. “Láng giềng thân thiện”.
Câu 2. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1920 – 1921) để
A. bàn cách đối phó, chống lại Liên Xô.
B. bàn cách khôi phục và phát triển kinh tế châu Âu.
C. kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
D. thành lập liên minh chính trị - quân sự ở châu Âu.
Câu 3. Chính phủ Mĩ có thái độ như thế nào đối với các vấn đề quốc tế, đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đang đến gần?
A. Kêu gọi các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới thành lập liên minh chống phát xít.
B. Giữ thái độ trung lập - không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
C. Hợp tác với Anh, Pháp, Liên Xô để thành lập khối Đồng minh chống phát xít.
D. Ủng hộ, hợp tác với thế lực phát xít để phát động chiến tranh, chia lại thị trường, thuộc địa.
Câu 4. Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh
A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.
B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.
C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản?
A. Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.
B. Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự đẫm máu.
C. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
D. Chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng những sai lầm, hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 – 1941?
A. Thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, xơ cứng, thiếu năng động và trì trệ.
C. Thực hiện chưa tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp.
D. Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (4 điểm). Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Lê-nin có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười?
Câu 2 (3 điểm). Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) có tác động như thế nào đến Việt Nam?
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Lê-nin có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười? 4a. Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
- Đối với nước Nga:
+ Thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. 0.25
+ Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. 0.25
- Đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. 0.25
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới. 0.25
b. Vai trò của Lê-nin đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười
- Lê-nin là người đứng đầu Đảng Bôn-sê-vish Nga, sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga là một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của Cách mạng tháng Mười. 0.5
- Trước tình trạng hai chính quyền song song tồn tại sau Cách mạng tháng Hai, Lê-nin đã soạn thảo “Luận cương tháng Tư”, vạch rõ chủ trương, đường lối và phương pháp đấu tranh để lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. 1
- “Luận cương tháng Tư” của Lê-nin đã có vai trò quan trọng trong việc giải quyết sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối và phương pháp cách mạng, thúc đẩy cách mạng Nga tiếp tục phát triển đi lên.
- Khi tình thế cách mạng chín muồi, Lê-nin đã quyết định táo bạo, mau lẹ, kịp thời chuyển cách mạng Nga từ giai đoạn đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. => Quyết định táo bạo, kịp thời chớp thời của Lê-nin là một trong những yếu tố đảm bảo sự toàn thắng của Cách mạng tháng Mười. 0.5
- Lê-nin trực tiếp tham gia chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân lao động Nga để lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản. 0.5
=> Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga gắn liền với tên tuổi và sự chỉ đạo sáng suất của Lê-nin. 0.5
Câu 2 Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) có tác động như thế nào đến Việt Nam? 3 a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. 0.5
- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước. 0.5
- Quan hệ quốc tế:
+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. 0.5
+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 0.5
b. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đến Việt Nam
- Để thoát khỏi khủng hoảng, thực dân Pháp đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) => Việt Nam chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 (mà trực tiếp là từ chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp): 0.5
+ Kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái, sản xuất đình trệ, sản lượng của hầu hết các ngành đều suy giảm. 0.25
+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng => mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc. 0.25
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Lịch Sử 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúngCâu 1. Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V.I. Lênin đề ra trong
A. Chính sách cộng sản thời chiến.
B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Chính sách kinh tế mới (NEP).
D. Luận cương tháng Tư.
Câu 2. Người đề xướng việc thực hiện “Chính sách mới” ở Mĩ là Tổng thống
A. G.Oa-sinh-tơn.
B. F.Ru-dơ-ven.
C. B.Clin-tơn.
D. A.Lin-côn.
Câu 3. Vì sao cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga?
A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.
B. Sự tồn tại của hai chính quyền khiến Nga không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Sự tồn tại của hai chính quyền không đưa nước Nga thoát khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Các nước đế quốc bao vây, cô lập và tổ chức tấn công vũ trang vào Nga.
Câu 4. Sự kiện nào được xem như đã “mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức”?
A. Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ (năm 1934).
B. Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng nước Đức (tháng 1/1933).
C. Đảng Cộng sản Đức bị đặt ra ngoài vòng pháp luật (tháng 3/1933).
D. Hít-le ban hành lệnh tổng động viên và triển khai các hành động quân sự ở châu Âu.
Câu 5. Đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?
A. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản.
B. Là cuộc khủng hoảng thừa, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
C. Là cuộc khủng hoảng thiếu, có quy mô lớn nhất trong lịch sử các nước tư bản.
D. Là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu tiên, để lại hậu quả nặng nề cho các nước tư bản.
Câu 6. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã
A. góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.
B. góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.
C. góp phần làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền.
D. làm gia tăng những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Trình bày những nét lớn về: hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu, kết quả và ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga Xô viết.
Câu 2 (4 điểm). Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh (1929 – 1933) giữa hai nhóm nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-, Nhật Bản có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó?
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 Trình bày những nét lớn về: hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu, kết quả và ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga Xô viết. 3* Hoàn cảnh ra đời:
- Kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng: năm 1920, sản lượng nông nghiệp chỉ bằng 1/2 so với trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7, nhiều địa phương lâm vào bệnh dịch, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi. 0.25
- Khó khăn về chính trị - xã hội: 0.25
+ Lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, xúi giục nhân dân nổi dậy chống chính quyền, gây bạo loạn ở nhiều nơi.
+ Chưa có quốc gia nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Nga Xô viết.
- Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich đã thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lênin đề xướng, nhằm mục đích: nhanh chóng khắc phục tình trạng khủng hoảng trong nước; hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế và ổn định đời sống chính trị - xã hội. 0.25
* Nội dung chủ yếu
- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, thuế lương thực được thu bằng hiện vật. 0.25
- Công nghiệp: 0.75
+ Tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của nhà nước.
+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.
+ Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Thương nghiệp và tiền tệ: thực hiện tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn; năm 1924, phát hành đồng rúp mới. 0.25
=> Bản chất của Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. 0.25
* Kết quả, ý nghĩa
- Kết quả: đến năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp của Liên Xô cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh. 0.25
- Ý nghĩa:
+ Nhân dân xô viết đã vượt qua được cuộc khủng hoảng: kinh tế được phục hồi, chính trị - xã hội dần được ổn định. 0.25
+ Để lại bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước. 0.25
Câu 2 Trình bày hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh (1929 – 1933) giữa hai nhóm nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-, Nhật Bản có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó? 4a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)
- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. 0.5
- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước. 0.5
- Quan hệ quốc tế:
+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. 0.5
+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 0.5
b. Điểm khác biệt trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản
- Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc tiến hành những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Ví dụ, nước Mĩ thực hiện Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề xướng. 0.5
- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc phát xít hóa bộ máy thống trị. 0.5
c. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản
- Anh, Pháp, Mĩ:
+ Có nhiều thị trường và thuộc địa => có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa, do đó có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách. 0.25
+ Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Anh, Pháp, Mĩ thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước thông qua biện pháp hòa bình, cải cách. 0.25
- Đức, I-ta-lia-a, Nhật Bản:
+ Kho có hoặc có ít thuộc địa, thị trường tiêu thụ hẹp => thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường. 0.25
+ Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước bằng bạo lực. 0.25
Xem thêm bộ đề thi Lịch Sử 11 mới năm 2024 chọn lọc khác:
- Đề thi Lịch Sử 11 Giữa học kì 1 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 11 có đáp án (5 đề)
- Bộ 3 đề thi Lịch Sử 11 Giữa kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
- Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 11 năm 2024 có ma trận (3 đề)
- Đề thi Lịch Sử 11 Giữa học kì 2 có đáp án (3 đề)
- Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 11 có đáp án (3 đề)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)