Đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 11 Cánh diều
Bộ đề cương ôn tập Giữa kì 1 Ngữ Văn 11 Cánh diều với các dạng bài đa dạng có lời giải chi tiết giúp học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức cần ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Văn 11 Giữa kì 1.
Nội dung kiến thức Văn 11 Giữa kì 1 Cánh diều
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Nhận biết và vận dụng hiểu biết về thơ trữ tình (giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố ngôn từ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ;...) và đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm (cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp, ngôn ngữ,...) để đọc hiểu các bài thơ và đoạn trích truyện thơ.
- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, truyện thơ Nôm, thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu những đoạn trích tiêu biểu trong truyện Kiều, thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
a. Truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm
Nội dung |
Truyện thơ dân gian |
Truyện thơ Nôm |
1. Khái niệm |
Truyện thơ dân gian là truyện do dân gian kể lại bằng hình thức thơ và phương thức truyền miệng. |
Truyện thơ Nôm là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm, phần lớn theo thể thơ lục bát. |
2. Đặc điểm |
- Sáng tác tập thể. - Phương thức lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng. - Mang tính nguyên hợp. |
- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. - Phản ánh cuộc sống qua một cốt truyện với hệ thống nhân vật, sự kiện, vừa bộc lộc thái độ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, của tác giả. |
3. Phân loại |
- Căn cứ vào cơ sở sự kết hợp giữa tự sự (và trữ tình, có thể chia truyện thơ dân gian thành 2 nhóm: nhóm tự sự - trữ tình (yếu tố tự sự nổi trội hơn), nhóm trữ tình – tư sự (yếu tố trữ tình nổi trội hơn). - Căn cứ vào đề tài, chủ đề, có thể chia truyện dân gian thành ba nhóm chính: tình yêu lứa đôi; những người nghèo khổ, bất hạnh; ước mơ công lí, chính nghĩa. |
Căn cứ vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có thể chia truyện thơ Nôm thành hai nhóm một cách tương đối: truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học. + Thơ Nôm bình dân: thường khuyết tên tác giả; thường lấy đề tài, cốt truyện từ truyện dân gian như cổ tích; ngôn ngữ nôm na, mộc mạc. + Thơ Nôm bác học: phần lớn có tên tác giả, hay lấy đề tài, cốt truyện từ những tác phẩm cổ của Trung Quốc nhưng được người viết sáng tạo lại một cách độc đáo. |
4. Cốt truyện |
Gồm ba phần: Gặp gỡ - Thử thách (hoặc Tai biến) – Đoàn tụ. |
|
5. Nhân vật |
Thường được phân theo loại (tốt – xấu, thiện – ác), được miêu tả qua những biểu hiện bên ngoài (diện mạo, hành động, lời nói) và qua tâm trạng. |
- Thường được phân theo loại chính diện và phản diện, tương ứng với chính - tà, thiện - ác, tốt - xấu. - Phần nhiều được miêu tả với những biểu hiện bên ngoài (diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại) hơn là với đời sống nội tâm (cảm xúc, suy tư, ngôn ngữ độc thoại) hơn là con người với đời sống nội tâm (cảm xúc, suy tư, ngôn ngữ, độc thoại). Tính cách nhân vật thường tĩnh tại, ít có sự vận động và phát triển, những tác động của hoàn cảnh có tác dụng làm rõ hơn tính cách đã được định hình. |
6. Ngôn ngữ |
Đậm chất dân ca, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh và các biện pháp tu từ. |
Trong ba hình thức ngôn ngữ tự sự là ngôn ngữ gián tiếp (lời tác giả), ngôn ngữ trực tiếp (lời nhân vật), ngôn ngữ nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng thể hiện cảm xúc, suy tư, giọng điệu nhân vật; lời tác giả và lời nhân vật đan xen vào nhau, khó lòng tách bạch), truyện thơ Nôm hay sử dụng ngôn ngữ gián tiếp. Người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba. |
b. Bối cảnh lịch sử, môi trường gia đình, cuộc đời tác giả với việc đọc hiểu thơ văn
Nội dung |
Kiến thức |
Khái niệm |
- Bối cảnh lịch sử, môi trường gia đình là những yếu tố khách quan có ảnh hưởng tới cuộc đời, con người và sáng tác của tác giả. - Cuộc đời, con người nhà văn là yếu tố chủ quan tác động trực tiếp tới sáng tác văn chương. - Tác phẩm là “tấm gương phản chiếu” tác giả và thời đại. |
c. Nghệ thuật Truyện Kiều
Nội dung |
Kiến thức |
1. Thể loại |
Truyện thơ Nôm, kết hợp được thế mạnh của cả tự sự và trữ tình. |
2. Cốt truyện |
- Nguyễn Du tiếp thu cốt truyện từ cuốn tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Thâm tài nhân (Trung Quốc). - Cốt truyện của Truyện Kiều giống nhiều truyện thơ Nôm với kết cấu ba phần Gặp gỡ - Thử thách – Đoàn tụ, kết thúc có hậu – người tốt được đền bù, kẻ xấu bị trừng phạt. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Truyện Kiều so với truyện thơ Nôm ở kết thúc tác phẩm: về hình thức là có hậu song thực chất là bi kịch. |
3. Nhân vật |
- Nhân vật phân chia theo loại (nhân vật tốt, thiện như Kim Trọng, Từ Hải, nhân vật xấu, ác như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh,…). - Nhân vật không thể phân chia theo loại (nhân vật có sự đan xen tốt – xấu như Thúc Sinh). Tính cách nhân vật được khắc họa với cả dáng vẻ bên ngoài và đời sống nội tâm, có sự phát triển bởi tác động của hoàn cảnh (Thúy Kiều). |
4. Nội tâm nhân vật được thể hiện qua các mặt |
- Lời người kể chuyện. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình. - Lời độc thoại nội tâm. |
5. Người kể chuyện |
Người kể chuyện ở truyện thơ Nôm chủ yếu là ngôi thứ ba, là người kể chuyện toàn tri. Do người kể chuyện ở ngôi thứ ba nên điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài câu chuyện. Trong Truyện Kiều, điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi, từ người đứng ngoài câu chuyện thành người trong cuộc, kết hợp người kể chuyện toàn tri và người kể chuyện hạn tri, kết hợp kể với biểu đạt tình cảm. |
6. Nghệ thuật miêu tả |
- Thiên nhiên có khi là đối tượng thẩm mĩ, được miêu tả chân thực, sinh động, có khi là phương tiện thể hiện tình cảm với nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. - Nhân vật chính diện thường được Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp ước lệ, lí tưởng hóa, nhân vật phản diện thường được miêu tả bằng bút pháp tả thực. |
7. Ngôn ngữ |
- Ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian (ca dao, tục ngữ) và ngôn ngữ bác học kết tinh từ sách vở. - Ngôn ngữ tác phẩm vừa bình dị, vừa mang vẻ đẹp cổ điển. |
................................
................................
................................
Các dạng bài Văn 11 Giữa kì 1 Cánh diều
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP MINH HỌA
1. Dạng 1: Đọc – hiểu
Bài tập 1. Đọc văn bản sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước đi theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
A. Thể thơ lục bát
B. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
C. Thể thơ thất ngôn trường thiên.
D. Thể thơ thất ngôn bát cú.
Câu 2. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong hai câu thơ “Gần xa nô nức yến anh/ Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.”?
A. Ẩn dụ
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. Cường điệu
Câu 3. Hai câu thơ “Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.” cho biết lễ hội mùa xuân diễn ra ở thời điểm nào?
A. Thời điểm cuối mùa xuân
B. Thời điểm đầu mùa xuân
C. Thời điểm giữa mùa xuân
D. Thời điểm đầu mùa hè
Câu 4. Trong đoạn thơ miêu tả cảnh lễ hội, tác giả sử dụng nhiều từ loại nào sau đây?
A. Danh từ, động từ, tính từ
B. Đại từ, danh từ, tính từ
C. Danh từ, đại từ, động từ
D. Danh từ, tình thái từ, động từ
Câu 5. Bốn câu thơ đầu miêu tả điều gì?
A. Vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên ngày xuân
B. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
C. Không khí du xuân tưng bừng, nhộn nhịp
D. Cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều
Câu 6. Cụm từ “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh:
A. Từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim yến, chim oanh bay ríu rít
B. Chim yến, chim oanh vào mùa xuân thường bay từng đàn, từng đàn ríu rít
C. Khung cảnh lễ hội mùa xuân tưng bừng trong tiết Thanh minh
D. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên vào ngày xuân tưng bừng, nhộn nhịp
Câu 7. Các từ láy “tà tà”, “thơ thẩn”, “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ” trong 6 câu thơ cuối có tác dụng nghệ thuật gì?
A. Gợi lên vẻ đẹp của cảnh vật, tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của chị em Thúy Kiều
B. Gợi lên không khí lễ hội mùa xuân đã tàn và cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
C. Gợi lên vẻ đẹp của bóng chiều, phong cảnh, dòng nước và cây cầu cuối ghềnh
D. Gợi lên tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối vì cảnh lễ hội tưng bừng, náo nhiệt đã tàn
Câu 8. Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
A. Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng
B. Bức tranh thiên nhiên ngày xuân tràn đầy sức sống, sinh động
C. Bức tranh thiên nhiên ngày xuân giàu tính ước lệ, tượng trưng
D. Cảnh vật ngày xuân và cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
Câu 9. Qua đoạn thơ trên, anh/chị học tập được gì về nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du?
A. Ngôn ngữ chọn lọc, giàu chất tạo hình, vừa tả vừa gợi, kết hợp các từ láy và từ ghép một cách thích hợp
B. Thiên về yếu tố tả, không cần gợi, tập trung liệt kê những chi tiết, hình ảnh, màu sắc của khung cảnh thiên nhiên
C. Sử dụng nhiều điển cố, điển tích, tập trung liệt kê những đường nét, khí trời, màu sắc của khung cảnh thiên nhiên
D. Tập trung liệt kê những cảnh vật, khí trời, màu sắc, không khí, thời tiết của khung cảnh thiên nhiên
Câu 10. Trong thời đại ngày nay, lễ tảo mộ - nét truyền thống văn hóa xa xưa của dân tộc có còn được lưu giữ không?
A. Vẫn còn được lưu giữ vì đây là truyền thống văn hóa tốt đẹp thể hiện tình cảm gia đình, tấm lòng thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên
B. Không còn được lưu giữ vì cuộc sống hiện đại phát triển, con người không còn thời gian quan tâm đến các lễ hội truyền thống
C. Vẫn còn được lưu giữ nhưng không rộng rãi, chủ yếu còn được bảo tồn ở các tỉnh phía Bắc nước ta
D. Vẫn còn được lưu giữ chủ yếu ở Nam Bộ nhưng chỉ một số ít gia đình đi tảo mộ, cúng tổ tiên vào tiết Thanh minh
Câu 11. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ: "Ngày xuân con én đưa thoi/Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi"
Câu 12. Em hãy nêu cảm nhận về bốn câu đầu đoạn trích thơ.
Bài tập 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
KHUN LÚA – NÁNG ỦA
(CHÀNG LÚA – NÀNG ỦA)
(Truyện thơ dân tộc Thái)
(Trích)
Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ
Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn
Vời trông nào thấy người thương
240-Trời âm thầm tỏa màn sương mịt mùng
Vào cánh rừng trông chừng xa khuất
Nàng như cuồng ngã vật nằm queo
Bà Nàng cuống sợ nhào theo
Ôm con nhớn nhác giữa đèo nhờ ai ?
245-Nhờ chim Én cánh dài tìm Lú
Kể ngọn ngành, Chàng sợ đi ngay
Đây rồi Chàng gọi, Chàng lay
-Hỡi ôi, Vía Ủa có hay chăng về
Anh đây mà, dậy đi Em hỡi
250-Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong
“Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng
Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê
-Anh yêu quí , chết đi cho khuất
Sống chia lìa, lay lắt anh ơi !
255-Van Nàng, Mẹ mới nên lời :
-Sợ Cha bắt “chém” cả đôi chẳng nề !
Khun Lú mới vỗ về Nàng Ủa :
Gắng hãy về chớ quá buồn đau
Mặc cho kẻ lượn bên rào
260-Có trời chứng giám ta nào phụ nhau !
Nàng về những âu sầu buồn bã
Nước mắt thì lã chã kêu gào
Người Cha sôi giận tuôn trào
- Hễ mày còn bướng thì tao chặt đầu!
265 - Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến
Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng
Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn
Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.
(Bản diễn Nôm “Khun Lú – Náng Ủa” của Nguyễn Khôi dài 452 câu thơ đã được Nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc in và phát hành 1100 cuốn, tại Hà Nội tháng 9 - 1997)
Chú thích:
(Tóm tắt tác phẩm: Tích truyện cổ Chàng Lú – nàng Ủa có ở các dân tộc Kháng (Xá), Khơ Mú, Thái,... Chàng Lú và nàng Ủa yêu nhau tha thiết từ nhỏ. Lớn lên, Ủa bị cha mẹ ép gả cho một tù trưởng có thế lực. Cả hai cùng tự vẫn, kiện lên đến Trời. Nhưng chính Trời lại là người chủ mưu trong mọi chuyện. Họ bị đày thành hai ngôi sao (sao Khun Lú và sao Nàng Ủa), mỗi ngôi sao đứng một góc trời, mãi mãi trông đợi nhau mà không được gần nhau.
Tích khác: Câu chuyện duyên trời, tình đất thiếu đạo lý, chia lìa đôi lứa vì ép duyên, nên họ rủ nhau quyên sinh (chết) lên Mường Trời, mong được xum họp; nào ngờ Then (Trời) háo sắc lại tranh Vợ lấy làm tỳ thiếp, nạt Chồng làm oan hồn lẩn khuất trong không gian; chưa thôi, Then (Trời) lại bắt họ trở thành 2 ngôi sao Khun Lú – Náng Ủa (Sao Hôm- Sao Mai) chỉ cho nhìn nhau mà không được gặp.
Đoạn trích: Lú - Ủa không thể đến được với nhau và tâm trạng của nàng Ủa đang theo mẹ về nhà)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đặc điểm của truyện thơ trong văn bản trên là:
A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần
B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng văn vần
C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ ba
D. Có sự việc, cốt truyện và có lời đối thoại
Câu 2. Tâm trạng của cô gái được thể hiện trong đoạn truyện thơ trên là:
A. Buồn đau khổ sở, âu sầu, nước mắt lã chã rơi khi không thể ở bên cạnh người mình yêu
B. Nhẹ nhõm như trút được gánh nặng lấy chàng trai nghèo khó
C. Suy nghĩ về tương lai của chính mình
D. Gào khóc thảm thiết, mong muốn ở bên người mình yêu
Câu 3. Đoạn thoại sau thể hiện nội dung gì:
Giật mình choàng tỉnh Nàng bừng cơn mê
- Anh yêu quí, chết đi cho khuất
Sống chia lìa, lay lắt anh ơi!
A. Nàng Ủa mong chàng Lú quên mình đi
B. Nàng Ủa quyết định tìm tới cái chết để bảo vệ tình yêu của hai người
C. Nàng Ủa gửi lời tới chàng Lú thà rằng mình chết đi còn phải chịu cảnh sống chia lìa, lay lắt
D. Nàng Ủa không còn cách nào khác ngoài việc tìm đến cái chết để chứng minh tình yêu
Câu 4. Người cha thể hiện sự ngăn cấm quyết liệt cuộc hôn nhân của Nàng Ủa Chàng Lú như thế nào?
A. Người cha quyết từ mặt con
B. Người cha dọa sẽ chặt đầu nếu không nghe lời
C. Người cha sẽ bỏ nhà ra đi
D. Người cha sẽ giết chàng Lú
Câu 5. Tâm trạng của chàng trai thể hiện qua câu thơ sau là gì?
- Hỡi ôi, Vía Ủa có hay chăng về
Anh đây mà, dậy đi Em hỡi
250 - Ngượi vợ yêu anh đợi anh mong
“Hà hơi” Chàng bế Chàng bồng
A. Thất vọng vì sự dại dột của nàng Ủa
B. Lo lắng sợ rằng nàng Ủa không bao giờ tỉnh lại
C. Hoảng loạn, lo sợ vì nghĩ mình đã khiến nàng Ủa bất tỉnh
D. Xót xa, lo lắng, đầy yêu thương gọi nàng Ủa tỉnh dậy
Câu 6. Những hành động trong đoạn thơ cho thấy được tình cảm của chàng Lú dành cho nàng Ủa là:
A. Sợ đi tìm ngay, chàng gọi, chàng lay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng chớ quá buồn đau
B. Sợ đi tìm ngay, vỗ về nàng, khuyên nhủ nàng và cùng nàng về xin phép gia đình một lần nữa
C. Vỗ về nàng, chăm sóc nàng tận tình khi nàng bị ngất đi
D. Vỗ về, khuyên nhủ và an ủi nàng, hẹn gặp lại nàng duyên ở kiếp sau
Câu 7. Theo kết cấu của truyện thơ dân gian, đoạn trích trên nằm ở phần nào?
A. Gặp gỡ, yêu nhau và kết duyên
B. Bị gia đình ngăn cấm, đôi lứa chia lìa
C. Trải qua nhiều khó khăn, trắc trở
D. Đoàn tụ, sum vầy
Câu 8. Cảm nhận của em về tâm trạng của nàng Ủa qua đoạn thơ
Nàng rời chàng buồn đau theo mẹ
Đường về quê vắng vẻ quạnh buồn
Vời trông nào thấy người thương
…..
Nàng như cuồng ngã vật nằm queo
….
Nàng về những âu sầu buồn bã
Nước mắt thì lã chã kêu gào
Người Cha sôi giận tuôn trào
- Hễ mày còn bướng thì tao chặt đầu!
265 - Vừa lúc Tạo thăm Dâu đã đến
Mẹ mắng con, im ỉm trong buồng
Nàng Ủa xinh đẹp ngậm buồn
Khóc thương Chàng Lú chẳng còn thiết chi.
Câu 9. Mặc dù cũng đau đớn buồn khổ như nàng Ủa nhưng chàng Lú vẫn khuyên nàng Ủa trở về và đừng quá buồn đau. Theo em, vì sao lại như vậy?
Câu 10. Em hãy nêu cảm nhận tình cảm của chàng Lú và nàng Ủa trong đoạn trích trên.
................................
................................
................................
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)