Đề cương ôn tập Văn 6 Học kì 2 năm 2024
Đề cương ôn tập Văn 6 Cuối kì 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp học sinh lớp 6 có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 2.
Xem thử Đề cương CK2 Văn 6 KNTT Xem thử Đề cương CK2 Văn 6 CTST Xem thử Đề cương CK2 Văn 6 CD
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề cương ôn tập Văn 6 Cuối kì 2 mỗi bộ sách bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Xem thử Đề cương CK2 Văn 6 KNTT Xem thử Đề cương CK2 Văn 6 CTST Xem thử Đề cương CK2 Văn 6 CD
Lưu trữ: Đề cương ôn tập Văn 6 Cuối kì 2 (sách cũ)
Phần I: Văn bản
Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:
1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài
2. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi
3. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh
4. Vượt thác – Võ Quảng
5. Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê
6. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ
7. Lượm – Tố Hữu
8. Cô Tô – Nguyễn Tuân
9. Cây tre Việt Nam – Thép Mới
Phần II: Tiếng Việt
Nhận diện và thực hành:
1. Phó từ (Khái niệm, phân loại)
2. So sánh (Khái niệm, cấu tạo, các kiểu so sánh, tác dụng)
3. Nhân hóa (Khái niệm, các kiểu nhân hóa, tác dụng)
4. Ẩn dụ (Khái niệm, các kiểu ẩn dụ, tác dụng)
5. Hoán dụ (Khái niệm, các kiểu hoán dụ, tác dụng)
6. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
7. Các thành phần chính của câu: Phân biệt TPC (CN, VN) với TPP của câu; nắm rõ CN, VN.
8. Câu trần thuật đơn:
- Câu trần thuật đơn có từ là (Câu định nghĩa, miêu tả, đánh giá, giới thiệu,…).
- Câu trần thuật đơn không có từ là (Câu miêu tả, câu tồn tại,…)
9. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
Phần III: Tập làm văn
1. Văn tả cảnh
2. Văn tả người
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần I: Văn bản
1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài
- Giá trị nội dung
• Bức chân dung tự họa của Dế Mèn còn là biểu tượng cho tuổi trẻ, cho sự nông nổi xốc nổi của bản thân khi chưa thực sự trưởng thành.
• Từ sai lầm của Dế Mèn chúng ta còn rút ra bài học cho chính bản thân mình: phải luôn quan tâm, giúp đỡ người xung quanh, không được có thói kiêu căng tự phụ, xốc nổi không chỉ gây ảnh hưởng đến chính mình mà còn làm hại những người khác.
- Giá trị nghệ thuật
• Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…
• Cách kể chuyện hấp dẫn theo ngôi thứ nhất, vốn ngôn từ phong phú, sinh động, lối nói dân dã “nghèo sức quá” “nói thẳng thừng” …
• Miêu tả tài tình, mượn câu chuyện về loài vật để gửi gắm bài học loài người.
2. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi
- Giá trị nội dung: Đoàn Giỏi đã xây dựng lên một bức tranh thiên nhiên nơi sông nước Cà Mau với vẻ đẹp phóng khoáng, hùng vĩ, hoang sơ, rộng lớn của vùng đất lắm sông nhiều kênh rạch, tên gọi những địa danh gắn liền với đặc trưng độc đáo của vùng đó vô cùng giản dị, tự nhiên, độc đáo. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.
- Giá trị nghệ thuật:
• Ngôi kể chuyện thứ nhất xưng "tôi" giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực.
• Vận dụng linh hoạt mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.
• Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh... nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm.
3. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh
- Giá trị nội dung: Vẻ đẹp của cô em gái Kiều Phương và sự thức tỉnh của người anh nhắn nhủ chúng ta rằng hãy tự nhìn lại bản thân những bài học ý nghĩa:
• Lòng nhỏ nhen, ích kỉ, ghen tị, đố kị là một thói xấu cần loại bỏ trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đặc biệt trước mỗi thành công hay tài năng của người khác, ta cần có cách ứng xử đúng đắn để nhận được sự trân trọng và niềm hạnh phúc chân thật.
• Lòng nhân hậu và sự độ lượng của người khác cũng là một liều thuốc tinh thần quý giá giúp chúng ta tự nhận thức được những thiếu sót của bản thân và tự biết vươn lên hoàn thiện nhân cách.
- Giá trị nghệ thuật:
• Ngôi kể thứ nhất → giọng điệu hồn nhiên, chân thực.
• Lối kể hồn nhiên này đã góp phần tạo độ tin cậy và tính chân thực cho người đọc. Đặc biệt trong truyện tác giả đã miêu tả rất tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật. Người đọc như được hóa thân thành nhân vật qua từng câu chữ của tác giả.
4. Vượt thác – Võ Quảng
- Giá trị nội dung: Từ hành trình vượt thác gian nan, tác giã đã khắc họa ra bức tranh thiên nhiên nơi vùng sông nước rộng lớn, hùng vĩ, bao la, bát ngát. Nhưng rồi dưới ngòi bút của tác giả, hình ảnh con người nổi bật trong khung cảnh sông nước khắc nghiệt từ đó ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp phóng khoáng, khỏe mạnh, dũng cảm, thông minh, lại vô cùng khiêm nhường của con người, nổi bật ở đây là hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư.
⇒ Trân trọng, ngợi ca tính cách, phẩm chất của con người lao động Việt Nam nói chung.
- Giá trị nghệ thuật:
• Nghệ thuật miêu tả kết hợp với các biện pháp so sánh, nhân hóa, cách thay đổi điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động, trí tưởng tượng phong phú,….
• Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc miêu tả cảnh vật và hành động của con người.
5. Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê
- Giá trị nội dung: Buổi học cuối cùng này, không chỉ đơn thuần là buổi học tiếng Pháp cuối ở mảnh đất An-dát mà đúng hơn nó là một buổi học đầy ý nghĩa và cảm động về lòng yêu và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, đồng thời là tấm lòng tự tôn, yêu hòa bình nước nước thiết tha mà thầy Ha-men muốn truyền thụ cho học trò của mình. Sự thức tỉnh của nhân vật Phrăng chính là minh chứng cho sự thấu hiểu sâu sắc về ý nghĩa của ngôn ngữ mẹ đẻ của người dân Pháp, cũng như niềm tin vào một tương lai nước Pháp lại thống nhất mà tác giả muốn truyền tải đến độc giả.
- Giá trị nghệ thuật:
• Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
• Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.
• Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.
6. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ
- Giá trị nội dung: Qua bài thơ ta không chỉ thấy tấm lòng yêu thương, kính trọng của anh đội viên đối với Bác. Mà còn thấy được chân dung sáng ngời của vị lãnh tụ vĩ đại với tấm lòng quan tâm, yêu thương sâu sắc nhân dân, bộ đội.
- Giá trị nghệ thuật:
• Thể thơ năm chữ, cách gieo vần phù hợp với lối tự sự, kết hợp hài hòa giữa miêu tả, kể và biểu cảm.
• Sử dụng linh hoạt biện pháp tu từ so sánh, kết hợp với nhiều từ láy, từ tượng hình.
• Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
7. Lượm – Tố Hữu
- Giá trị nội dung: Hình ảnh của người anh hùng nhí tên Lượm, một cậu bé liên lạc tuổi đời còn rất nhỏ nhưng tinh thần kiên cường, dũng cảm của em lại không thua kém một người lính cách mạng nào. Hình ảnh của em luôn hiện lên sự hồn nhiên, ngây thơ lạc quan yêu đời song cũng không kém phần xót xa, đau đớn. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
- Giá trị nghệ thuật:
• Thể thơ bốn chữ trong sáng, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh như một khúc đồng dao.
• Các từ láy tượng hình là những nét vẽ tinh tế nhất, biểu cảm nhất về chân dung người chiến sĩ nhỏ
• Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
• Có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm
8. Cô Tô – Nguyễn Tuân
- Giá trị nội dung:
• Qua ngòi bút uyên bác, tài hoa lối sử dụng từ ngữ điêu luyện, chính xác và tinh tế nhà văn Nguyễn Tuân đã tái hiện thật sinh động vẻ đẹp của thiên nhiên đảo Cô Tô và cảnh sinh hoạt lao động của những con người nơi đây.
• Bộc lộ tấm lòng yêu thiên nhiên, tha thiết với những vẻ đẹp kỳ vĩ của đất nước, cũng như tấm lòng sâu nặng, ngợi ca của tác giả với vẻ đẹp của con người trong công cuộc lao động đổi mới và xây dựng đất nước.
- Giá trị nghệ thuật:
• Miêu tả tinh tế, chính xác, từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc
• Những trường liên tưởng độc đáo, bất ngờ kết hợp với việc sự dụng đa dạng các biện pháp so sánh, ẩn dụ,…
9. Cây tre Việt Nam – Thép Mới
- Giá trị nội dung: Vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt trên khắp mọi miền đất nước; gắn bó và giúp ích rất nhiều cho con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu chống ngoại xâm. Tre luôn luôn ở bên cạnh dân tộc ta trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
- Giá trị nghệ thuật:
• Bài kí sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết.
• Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.
• Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm.
• Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết.
Phần II: Tiếng Việt
1. Phó từ
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
- Phó từ gồm có hai loại lớn:
• Phó từ đứng trước động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, nêu ở động từ hoặc tính từ như: Quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
• Phó từ đứng sau động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa như: Mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
2. So sánh (Khái niệm, cấu tạo, các kiểu so sánh, tác dụng)
- So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
• Vế A (nếu lên sự vật, sự việc được so sánh)
• Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A).
• Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
• Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là so sánh)
- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều: Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
- Có hai kiểu so sánh:
• So sánh ngang bằng.
• So sánh không ngang bằng.
- Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
3. Nhân hóa (Khái niệm, các kiểu nhân hóa, tác dụng)
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là :
• Dùng những từ vốn có gọi người để gọi vật.
• Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
• Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
4. Ẩn dụ (Khái niệm, các kiểu ẩn dụ, tác dụng)
- Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:
• Ẩn dụ hình thức
• Ẩn dụ cách thức
• Ẩn dụ phẩm chất
• Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
5. Hoán dụ (Khái niệm, các kiểu hoán dụ, tác dụng)
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
• Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
• Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
• Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
• Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
6. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
a. Giống nhau
- Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.
- Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
- Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc.
b. Khác nhau
- Cơ sở liên tưởng khác nhau:
• Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng?
- Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ.
thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)
bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)
• Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận (gẫn gũi) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề.
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc
7. Các thành phần chính của câu:
- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn (CN, VN). Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
- Vị ngữ:
• Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?
• Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
• Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
- Chủ ngữ:
• Chủ ngữ là thành phần chính của câu nên tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái, ... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai?, Con gì? hoặc Cái gì?
• Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
• Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ
8. Câu trần thuật đơn:
- Câu trần thuật đơn có từ là (Câu định nghĩa, miêu tả, đánh giá, giới thiệu,…).
- Câu trần thuật đơn không có từ là (Câu miêu tả, câu tồn tại,…)
9. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
Phần III: Tập làm văn
1. Văn tả cảnh
DÀN Ý
a. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).
b. Thân bài:
*. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).
*. Tả chi tiết:
- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
c. Kết luận: Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.
2. Văn tả người
DÀN Ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu về mẹ
- Tình cảm chung về mẹ
b. Thân bài:
* Giới thiệu bao quát
- Biểu cảm về ngoại hình
• Mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt
• Nước da mẹ không trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình
* Biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc
• Mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người
• Khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở
*Kỉ niệm giữa mình và mẹ
* Biểu cảm trực tiếp
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ, tình cảm về mẹ
- Lời hứa hẹn
Xem thử Đề cương CK2 Văn 6 KNTT Xem thử Đề cương CK2 Văn 6 CTST Xem thử Đề cương CK2 Văn 6 CD
Xem thêm Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 6 hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)