Công thức về đột biến NST (Phương pháp giải bài tập chi tiết)



Bài viết Công thức về đột biến NST với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Công thức về đột biến NST.

1. Công thức xác định dạng đột biến NST

1.1. Công thức

- Nhận biết dạng đột biến cấu trúc NST:

+ So sánh trình tự các gene của NST đột biến với trình tự các gene của NST lúc bình thường để nhận định dạng đột biến (nếu mất gene thì đó là đột biến mất đoạn, nếu lặp gene thì đó là đột biến lặp đoạn, nếu có một nhóm gene bị đảo vị trí thì đó là đảo đoạn, nếu có thêm 1 gene mới nào đó là chuyển đoạn).

+ Đột biến mất đoạn NST thì không làm thay đổi số lượng NST nhưng sẽ làm giảm hàm lượng DNA trong nhân tế bào.

+ Đột biến lặp đoạn NST thì không làm thay đổi số lượng NST nhưng sẽ làm tăng hàm lượng DNA trong nhân tế bào.

+ Đột biến đảo đoạn NST thì không làm thay đổi số lượng NST và không làm thay đổi hàm lượng DNA trong nhân tế bào.

+ Đột biến chuyển đoạn NST thì không làm thay đổi số lượng NST nhưng có thể sẽ làm giảm hàm lượng DNA trong nhân tế bào hoặc làm tăng hàm lượng DNA trong nhân tế bào hoặc không thay đổi hàm lượng DNA trong nhân tế bào.

- Nhận biết dạng đột biến số lượng NST: Căn cứ vào sự thay đổi số lượng NST trong tế bào.

Thể

đột biến

Định nghĩa

Số NST

trong tế bào

Thể không

Là hiện tượng tế bào bị mất 2 NST tương đồng trong cặp đó.

(2n – 2)

Thể một

Là hiện tượng có 1 cặp NST chỉ mang 1 NST.

(2n – 1)

Thể ba

Là hiện tượng có 1 cặp NST mang 3 NST.

(2n + 1)

Thể bốn

Là hiện tượng 1 cặp NST có 4 chiếc NST.

(2n + 2)

Thể tam bội

Là hiện tượng tất cả các cặp NST đều có 3 chiếc.

3n

Thể tứ bội

Là hiện tượng tất cả các cặp NST đều có 4 chiếc.

4n

1.2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Giả sử một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật có trình tự các gene là ABCDEFGH bị đột biến thành NST có trình tự các đoạn như sau là ABCDEFHG. Dạng đột biến đó là

A. đảo đoạn.

B. lặp đoạn.

C. chuyển đoạn tương hỗ.

D. chuyển đoạn không hỗ.

Lời giải:

Trình tự các gene ban đầu: ABCDEFGH

Trình tự các gene sau đột biến: ABCDEFHG

So sánh trình tự gene nhận thấy sau khi đột biến đoạn gene GH bị đảo ngược 180o và gắn vào vị trí cũ Dạng đột biến đã xảy ra: đột biến đảo đoạn.

Chọn A.

Ví dụ 2: Một phụ nữ có 47 NST trong đó có 3 NST X. Người đó thuộc thể

A. tam bội.

B. ba nhiễm.

C. đa bội lẻ.

D. một nhiễm.

Lời giải:

Một phụ nữ có 47 NST trong đó có 3 NST X Bộ NST của người phụ nữ này là 2n + 1 Đây là thể ba nhiễm.

Chọn B.

Ví dụ 3:Một NST ban đầu có trình tự gene là ABCD.EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là D.EFGH. Dạng đột biến này thường gây ra hậu quả gì?

A. Gây chết hoặc giảm sức sống.

B. Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng.

C. Làm phát sinh nhiều nòi trong một loài.

D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể mang đột biến.

Lời giải:

- Xác định dạng đột biến đã xảy ra:

Trình tự gene ban đầu: ABCD.EFGH.

Trình tự gene sau đột biến: D.EFGH.

So sánh trình tự gene nhận thấy sau khi đột biến đã bị mất đoạn gene ABC Dạng đột biến đã xuất hiện: mất đoạn.

- Xác định hậu quả của đột biến: Đột biến mất đoạn làm giảm số lượng gene trên NST Gây mất cân bằng hệ gene Thường gây chết hoặc giảm sức sống.

Ví dụ 4: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gene liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng NST có trong một tế bào sinh dưỡng của thể một và thể tam bội này lần lượt là

A. 6 và 12.

B. 11 và 18.

C. 12 và 36.

D. 6 và 13.

Lời giải:

Chú ý: Số nhóm gene liên kết = số NST đơn bội của loài (n).

Loài trên có 6 nhóm gene liên kết Số NST đơn bội của loài n = 6.

Số lượng NST có trong 1 tế bào sinh dưỡng của thể một là 2n-1=2×6-1=11.

Số lượng NST có trong 1 tế bào sinh dưỡng của thể tam bội là 3n=3×6=18.

Chọn B.

Ví dụ 5: Một loài động vật có 4 cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ NST sau đây, có bao nhiêu thể ba?

I. AaaBbDdEe.

II. ABbDdEe.

III. AaBBbDdEe.

IV. AaBbDdEe.

V. AaBbDdEEe.

VI. AaBbDddEe.

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Lời giải:

Xét từng trường hợp:

I. AaaBbDdEe là dạng thể ba về cặp Aa.

II. ABbDdEe là dạng thể một về cặp Aa.

III. AaBBbDdEe là dạng thể ba về cặp Bb.

IV. AaBbDdEe là dạng 2n.

V. AaBbDdEEe là dạng thể ba về cặp Ee.

VI. AaBbDddEe là dạng thể ba về cặp Dd.

Vậy có 4 thể ba là I, III, V, VI.

Chọn D.

2. Công thức xác định giao tử tạo ra qua giảm phân không bình thường

2.1. Công thức

- Cặp Aa trải qua giảm phân:

+ Nếu không phân li ở giảm phân I thì tạo ra 2 loại giao tử bao gồm: Aa (n + 1), O (n - 1).

+ Nếu không phân li ở giảm phân II thì tạo ra 3 giao tử bao gồm: AA (n + 1), aa (n + 1), O (n - 1).

- Cơ thể có kiểu gene Aa trải qua giảm phân:

+ Nếu một số tế bào không phân li ở giảm phân I thì cơ thể này sẽ tạo ra 4 loại giao tử bao gồm: Aa (n + 1), O (n - 1), A (n), a (n).

+ Nếu một số tế bào không phân li ở giảm phân II thì cơ thể này sẽ tạo ra tối đa 5 loại giao tử bao gồm: AA (n + 1), aa (n + 1), O (n - 1), A (n), a (n).

- Chú ý:

+ Nếu ở giảm phân I tất cả các cặp NST không phân li, giảm phân II phân li bình thường thì giao tử có kiểu gene giống với kiểu gene của cơ thể tạo ra nó.

+ Nếu ở giảm phân I các cặp NST phân li bình thường, giảm phân II tất cả các cặp NST không phân li thì giao tử có kiểu gene bằng 2 lần giao từ bình thường.

+ Trong điều kiện bố mẹ đem lại có kiểu gene dị hợp: Nếu thể đột biến có kiểu gene bằng tổng kiểu gene của bố và mẹ thì đột biến được phát sinh ở giảm phân I của cả 2 giới. Nếu kiểu gene là một số chẵn (ví dụ AAaa, aaaa) thì đột biến được phát sinh ở giảm phân II của cả 2 giới hoặc ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. Nếu kiểu gene là một số lẻ (ví dụ Aaaa, AAAa) thì đột biến được phát sinh ở giảm phân I của giới này và ở giảm phân II của giới kia.

2.2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Ở một cơ thể đực, xét hai cặp NST được kí hiệu là Aa và Bb. Khi giảm phân tạo giao tử, ở một số tế bào, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Cặp Aa phân li bình thường. Hãy xác định các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên?

Lời giải:

- Cặp Aa giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử là A và a.

- Cặp Bb không phân li trong giảm phân I ở một số tế bào, giảm phân II diễn ra bình thường tạo ra 4 loại giao tử: B, b, Bb và O.

Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là: AB, Ab, aB, ab, ABb, AO, aBb và aO.

Ví dụ 2: Phép laithu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp NST giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gene nào sau đây?

A. XAXAY.

B. XAXAXa.

C. XaXaY.

D. XAXaXa.

Lời giải:

- Cơ thể đực giảm phân bình thường, cặp NST giới tính XaY sẽ tạo ra 2 loại giao tử: Xa, Y.

- Ở cơ thể cái, cặp NST giới tính XAXa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường sẽ tạo ra 2 loại giao tử XAXa và O.

Ở F1 có thể tạo ra các loại kiểu gene là: XAXaXa, XAXaY, XaO, YO.

Chọn D.

3. Công thức về phép lai lệch bội, đa bội

3.1. Công thức

- Để xác định giao tử của thể ba (2n + 1), sử dụng quy tắc tam giác.

Ví dụ: Xác định giao tử của kiểu gene AAa.

Công thức về đột biến NST (Phương pháp giải bài tập chi tiết)

\( \Rightarrow \)AAa giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ là 1/6AA : 2/6Aa : 2/6A : 1/6a.

- Để xác định giao tử của thể tứ bội (4n), sử dụng quy tắc hình chữ nhật.

Ví dụ: Xác định giao tử của kiểu gene AAaa.

Công thức về đột biến NST (Phương pháp giải bài tập chi tiết) (ảnh 2)

\( \Rightarrow \)AAaa giảm phân cho 3 loại giao tử với tỉ lệ là: 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa.

- Để xác định kiểu gene, kiểu hình của phép lai lệch bội, đa bội có thể viết sơ đồ lai hoặc dùng biện pháp lai giao tử.

3.2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn a quy định hoa trắng.

a. Xác định tỉ lệ kiểu gene và kiểu hình ở đời F1 của phép lai Aaa × Aaa.

b. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 của phép lai AAaa × AAaa.

Lời giải:

a. Sử dụng quy tắc tam giác xác định tỉ lệ giao tử của cơ thể Aaa: 16A:26a:26Aa:16aa

Viết sơ đồ lai:

P:Aaa×Aaa

GP: 16A:26a:26Aa:16aa 16A:26a:26Aa:16aa

F1: 136AA:436Aa:436aa436AAa:1036Aaa:436aaa436AAaa:436Aaaa:136aaaa

TLKH: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

b. Sử dụng quy tắc hình chữ nhật xác định tỉ lệ giao tử của cơ thể AAaa: 16AA:46Aa:16aa.

Để xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời F1 của phép lai AAaa × AAaa có thể viết sơ đồ phép lai hoặc dùng phương pháp lai giao tử.

Tỉ lệ giao tử lặn được tạo ra của cơ thể AAaa là: 1/6aa.

AAaa × AAaa sẽ tạo ra được tỉ lệ hoa trắng là: 1/6 × 1/6 = 1/36.

Tỉ lệ cây hoa đỏ F1 là: 1 – 1/36 = 35/36.

Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: 35 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

Ví dụ 2:Ở ngô, gene R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với r quy định hạt trắng. Thể ba nhiễm (2n+1) cho giao tử n và n+1. Tế bào noãn (n+1) có khả năng thụ tinh, còn hạt phấn thì không có khả năng này. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của phép lai Rrr ×Rrr?

A.2 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

D. 17 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

Lời giải:

Sử dụng quy tắc tam giác để xác định tỉ lệ giao tử của Rrr.

- Tế bào noãn (n + 1) có khả năng thụ tinh Tế bào noãn có kiểu gene Rrr cho ra các loại giao tử có khả năng thụ tinh theo tỉ lệ là: 1/6R : 2/6r : 2/6Rr : 1/6rr.

- Hạt phấn (n + 1) không có khả năng thụ tinh Tế bào hạt phấn có kiểu gene Rrr cho các loại giao tử có khả năng thụ tinh theo tỉ lệ là: 1/3R : 2/3r.

- Vì gene R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với r quy định hạt trắng nên:

Khi Rrr × Rrr, cây hạt trắng ở đời con chiếm tỉ lệ là:2/6r×2/3r + 1/6rr×2/3r = 1/3.

Cây hạt đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ:1 – 1/3 = 2/3.

Vậy phép lai Rrr × Rrr cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là: 2 hạt đỏ : 1 hạt trắng.

Chọn A.

Ví dụ 3: Ở cà chua, allele A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định quả vàng. Biết rằng thểtứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Cho giao phấn hai cây càchua tứ bội (P) với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% cây quả đỏ : 25% cây quả vàng.Kiểu gene của P là

A. AAaa × aaaa.

B. AAaa × Aaaa.

C. AAaa × AAaa.

D. Aaaa × Aaaa.

Lời giải:

Tỉ lệ cây quả vàng ở F1

Vậy mỗi bên bố mẹ thể hệ P sinh giao tử aa chiếm tỉ lệ là 12.

Áp dụng quy tắc hình chữ nhật để kiểm tra các đáp án.

Chọn D.

tenphan

Xem thêm công thức Sinh học 9 với phương pháp giải chi tiết, hay khác:

Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học