Trắc nghiệm Ứng dụng di truyền có đáp án



Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời các câu hỏi từ số 1 đến số 4

Khi ứng dụng công nghệ tế bào trên đối tượng thực vật hay động vật, người ta đều phải......(I)..... khỏi cơ thể rồi nuôi cấy trong.....(II)....thích hợp để tạo thành....(III)....( hay còn gọi là mô sẹo). Tiếp đó dùng.....(IV)..... để kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Câu 1: Số (I) là:

   A. tách rời tế bào

   B. ghép tế bào

   C. tách rời cơ quan

   D. ghép cơ quan

Câu 2: Số (II) là:

   A. cơ thể mới

   B. môi trường dinh dưỡng nhân tạo

   C. phòng thí nghiệm

   D. dịch tế bào

Câu 3: Số (III) là:

   A. cơ quan mới

   B. tế bào mới

   C. mô non

   D. cơ thể mới

Câu 4: Số (IV) là:

   A. enzim

   B. hoocmôn sinh trưởng

   C. hoá chất

   D. chất kháng sinh

Câu 5: Công nghệ tế bào là:

   A. Kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.

   B. Dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể.

   C. Nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

   D. Dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.

Câu 6: Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?

   A. Đỉnh sinh trưởng

   B. Bộ phận rễ

   C. Bộ phận thân

   D. Cành lá

Câu 7: Loài cá đã được nhân bản vô tính thành công ở Việt Nam là:

   A. Cá trạch

   B. Cá ba sa

   C. Cá chép

   D. Cá trắm

Câu 8: Người ta đã thành công trong việc tạo ra cây lai bằng phương pháp lai tế bào ở hai loài sau đây?

   A. Cà chua và khoai tây

   B. Bắp và lúa

   C. Thuốc lá và lúa

   D. Cỏ dại và bắp

Câu 9: Trong phương pháp lai tế bào ở thực vật, để hai tế bào có thể dung hợp được với nhau, người ta phải:

   A. Loại bỏ nhân của tế bào

   B. Loại bỏ màng nguyên sinh của tế bào

   C. Loại bỏ thành Xenlulozơ của tế bào

   D. Phá huỷ các bào quan.

Câu 10: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở:

   A. Vật nuôi.

   B. Vi sinh vật

   C. Vật nuôi và vi sinh vật.

   D. Cây trồng

Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời các câu hỏi từ số 11 đến số 14

Kỹ thuật gen là ứng dụng của......(I)..... Người ta dùng kĩ thuật gen để chuyển một.....(II)....sang tế bào của loài nhận. Đoạn ADN này mang....(III)....được ghép vào một phân tử ADN khác đóng vai trò trung gian được gọi là.....(IV).....

Câu 11: Số (I) là:

   A. kĩ thuật công nghệ

   B. kĩ thuật di truyền

   C. đột biến nhân tạo

   D. đột biến tự nhiên

Câu 12: Số (II) là:

   A. Nhân tế bào từ tế bào của loài cho

   B. Phân tử ADN từ tế bào của loài cho

   C. NST từ tế bào của loài cho

   D. Đoạn ADN từ tế bào của loài cho

Câu 13: Số (III) là:

   A. một số biến dị

   B. một hay vài tính trạng

   C. một hay một cụm gen

   D. một số cặp nuclêôtit

Câu 14: Số (IV) là:

   A. vật ghép

   B. thể truyền

   C. thể tiếp hợp

   D. vật xúc tác

Câu 15: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là:

   A. Giao phấn xảy ra ở thực vật.

   B. Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật

   C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật

   D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.

Câu 16: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai thứ hai( F2) là:

   A. 12,5%

   B. 25%

   C. 50%

   D. 75%

Câu 17: Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây:

   A. Giao phối cận huyết

   B. Lai kinh tế

   C. Lai phân tích

   D. Giao phối ngẫu nhiên

Câu 18: Về mặt di truyền, người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì:

   A. Con lai kinh tế là giống không thuần chủng.

   B. Con lai kinh tế là thể dị hợp sẽ phân li và tạo ở đời sau thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu.

   C. Làm giảm kiểu gen ở đời con.

   D. Làm tăng kiểu hình ở đời con.

Câu 19: Ưu điểm của chọn lọc cá thể là:

   A. Đơn giản, dễ tiến hành và ít tốn kém

   B. Có thể được áp dụng rộng rãi

   C. Chỉ cần được tiến hành một lần đã tạo ra hiệu quả

   D. Cho kết quả nhanh và ổn định do có kết hợp đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen.

Câu 20: Trong môi trường dinh dưỡng đặc dùng để nuôi cấy mô sẹo ở hoạt động nhân giống vô tính thực vật, người ta bổ sung vào đó chất nào dưới đây?

   A. Chất kháng thể

   B. Hoocmon sinh trưởng

   C. Vitamin

   D. Enzim

Câu 21: Phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra trong kĩ thuật gen là:

   A. Phân tử ADN của tế bào cho

   B. Phân tử ADN của tế bào nhận

   C. Phân tử ADN của thể truyền có mang một đoạn ADN của tế bào cho

   D. Phân tử ADN của tế bào cho đã bị cắt bỏ 1 hay 1 cụm gen

Câu 22: Người ta sử dụng yếu tố nào để cắt và nối ADN lại trong kĩ thuật gen?

   A. Hoocmon

   B. Hoá chất khác nhau

   C. Xung điện

   D. Enzim

Câu 23: Trong kĩ thuật gen, khi đưa vào tế bào nhận là tế bào động vật, thực vật hay nấm men, thì đoạn ADN của tế bào của loài cho cần phải được:

   A. Đưa vào các bào quan

   B. Chuyển gắn Vào NST của tế bào nhận

   C. Đưa vào nhân của tế bào nhận

   D. Gắn lên màng nhân của tế bào nhận

Câu 24: Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ nó có đặc điểm:

   A. Có khả năng đề kháng mạnh

   B. Dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh

   C. Cơ thể chỉ có một tế bào

   D. Có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau

Câu 25: Chất kháng sinh được sản xuất phần lớn có nguồn gốc từ:

   A. Thực vật

   B. Động vật

   C. Xạ khuẩn

   D. Thực vật và động vật

Đáp án và hướng dẫn giải

1. A 6. A 11. B 16. B 21. C
2. A 7. A 12. D 17. B 22. D
3. C 8. A 13. C 18. B 23. B
4. B 9. C 14. C 19. D 24. B
5. C 10. D 15. C 20. B 25. C

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 9 chọn lọc, có lời giải khác:

Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:


ung-dung-di-truyen.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học