Bài tập Nhiễm sắc thể NST có lời giải



Câu 1: NST là gì? Giải thích cấu tạo và chức năng của NST.

Trả lời

   - Nhiễm sắc thể (NST) là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi nhuộn bằng thuốc nhuộm kiềm tính.

   - Hình thái của NST quan sát rõ ràng nhất tại kì giữa phân bào. Lúc này, mỗi NST ở trạng thái kép chứa 2 crômatit. Mỗi crômatit gồm 1 ADN kết hợp với prôtêin loại histôn. Hai cr ô matit liên kết với nhau tại tâm động.

   - Chức năng của NST là lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 2: Tính đặc trưng cho loài của bộ NST được thể hiện ở những đặc điểm nào?

Trả lời

   Bộ NST loài đặc trưng bởi các yếu tố số lượng và hình dạng của các NST.

Câu 3: Nhiễm sắc thể nhìn thấy rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Hãy mô tả cấu trúc của NST tại kì đó.

Trả lời

   Nhiễm sắc thể nhìn thấy rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào.

   Cấu trúc của NST tại kì giữa:

   - NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động.

   - Tâm động là nơi đính vào sợi tơ vô sắc.

   - Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.

Câu 4: Cặp NST tương đồng là gì? Cặp NST tương đồng thường tồn tại ở những tế bào nào?

Trả lời

   - Cặp NST tương đồng là cặp NST có hình thái, kích thước giống nhau. Cặp NST tương đồng có nguồn gốc khác nhau, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.

   - Trong cơ thể, cặp NST tương đồng tồn tại ở các tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm sinh dục.

Trắc nghiệm Nhiễm sắc thể NST

Câu 1: NST là cấu trúc có ở

   A. Bên ngoài tế bào

   B. Trong các bào quan

   C. Trong nhân tế bào

   D. Trên màng tế bào

Câu 2: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:

   A. Hình que

   B. Hình hạt

   C. Hình chữ V

   D. Nhiều hình dạng

Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:

   A. Vào kì trung gian

   B. Kì đầu

   C. Kì giữa

   D. Kì sau

Câu 4: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:

   A. một crômatit

   B. một NST đơn

   C. một NST kép

   D. cặp crômatit

Câu 5: Thành phần hoá học của NST bao gồm:

   A. Phân tử Prôtêin

   B. Phân tử ADN

   C. Prôtêin và phân tử ADN

   D. Axit và bazơ

Câu 6: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:

   A. Biến đổi hình dạng

   B. Tự nhân đôi

   C. Trao đổi chất

   D. Co, duỗi trong phân bào

Câu 7: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:

   A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ

   B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng

   C. Luôn co ngắn lại

   D. Luôn luôn duỗi ra

Câu 8: Cặp NST tương đồng là:

   A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước.

   B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.

   C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.

   D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.

Câu 9: Bộ NST 2n = 48 là của loài:

   A. Tinh tinh

   B. Đậu Hà Lan

   C. Ruồi giấm

   D. Người

Câu 10: Điều dưới đây đúng khi nói về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm là:

   A. Có hai cặp NST đều có Hình que

   B. Có bốn cặp NST đều Hình que

   C. Có ba cặp NST Hình chữ V

   D. Có hai cặp NST Hình chữ V

Câu 11: Chọn câu đúng trong số các câu sau:

1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau.

3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.

4. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

Số phương án đúng là:

   A. 1

   B. 2

   C. 3

   D. 4

Câu 12: Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng?

   A. Tế nào sinh dưỡng của ong đực

   B. Hợp tử.

   C. Tế bào sinh dục chín

   D. Tế bào sinh dục sơ khai

Câu 13: Câu nào sau đây không đúng?

   A. Crômatit chính là NST đơn.

   B. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.

   C. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai crômatit đính nhau tại tâm động.

   D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.

Câu 14: Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh

   A. mức độ tiến hoá của loài.

   B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

   C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.

   D. số lượng gen của mỗi loài.

Câu 15: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi

   A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.

   B. số lượng, hình thái NST.

   C. số lượng, cấu trúc NST.

   D. số lượng không đổi.

Đáp án và hướng dẫn giải

1. C 4. B 7. B 10. D 13. A
2. D 5. C 8. A 11. B 14. C
3. C 6. B 9. A 12. A 15. A

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 9 chọn lọc, có lời giải khác:

Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:


cau-tao-nhiem-sac-the.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học