Bài tập Cơ chế xác định giới tính có lời giải
Câu 1: So sánh NST giới tính và NST thường
Trả lời
a. Giống nhau
- Cấu tạo hoá học từ ADN và prôtêin.
- Chứa các gen quy định các tính trạng đặc trưng.
b. Khác nhau
NST giới tính | NST thường |
---|---|
- Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. - Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) . - Có sự khác nhau giữa đực và cái. - Chủ yếu mang gen quy định đặc điểm giới tính của cơ thể và các tính trạng thường có liên quan, liên kết với giới tính. |
- Thường tồn tại với một số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội (n – 1 cặp). - Luôn tồn tại thành cặp tương đồng. - Giống nhau ở cả giới đực và cái. - Chỉ mang gen quy định tính trạng thường. |
Câu 2: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái đúng hay sai?
Trả lời
- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người: do sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
- Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái sai vì việc sinh nam hay nữ là do việc kết hợp giữa tinh trùng mang NST giới tính X hoặc Y của bố với trứng của mẹ chỉ mang NST X dẫn đến tỉ lệ sinh con trai, con gái xấp xỉ 1 nam: 1 nữ.
Câu 3: Nêu đặc điểm và vai trò của nhiễm sắc thể giới tính.
Trả lời
- Đặc điểm của NST giới tính:
+ Chỉ có 1 cặp
+ Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).
- Vai trò của NST giới tính: Mang gen quy định tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính.
Câu 4: Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều này có ý nghĩa như thế nào với chăn nuôi?
Trả lời
- Sự phân hoá giới tính ngoài chịu ảnh hưởng bởi NST giới tính còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài như hoocmôn, nhiệt độ, ánh sáng, …
- Nắm được cơ chế xác định giới tính có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi để phù hợp với mục đích sản xuất nhằm đưa đến hiệu quả kinh tế cao.
Trắc nghiệm Cơ chế xác định giới tính có đáp án
Câu 1: Đặc điểm của NST giới tính là:
A. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng
B. Có 1 đến 2 cặp trong tế bào
C. Số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài
D. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng
Câu 2: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính:
A. Luôn luôn là một cặp tương đồng.
B. Luôn luôn là một cặp không tương đồng.
C. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính.
D. Có nhiều cặp, đều không tương đồng.
Câu 3: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là:
A. XX ở nữ và XY ở nam.
B. XX ở nam và XY ở nữ.
C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX .
D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.
Câu 4: Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả các loài sinh vật phân tính là:
A. Luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái.
B. Đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n.
C. Đều là cặp XX ở giới cái .
D. Đều là cặp XY ở giới đực.
Câu 5: Ở người gen quy định bệnh máu khó đông nằm trên:
A. NST thường và NST giới tính X.
B. NST giới tínhY và NST thường.
C. NST thường
D. NST giới tính X
Câu 6: Loài dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái là:
A. Ruồi giấm
B. Các động vật thuộc lớp Chim
C. Người
D. Động vật có vú
Câu 7: Chức năng của NST giới tính là:
A. Điều khiển tổng hợp Prôtêin cho tế bào
B. Nuôi dưỡng cơ thể
C. Xác định giới tính
D. Tất cả các chức năng nêu trên
Câu 8: Loài dưới đây có cặp NST XX ở giới cái và cặp NST XY ở giới đực là:
A. Bò sát
B. Ếch nhái
C. Tinh tinh
D. Bướm tằm
Câu 9: Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ:
A. Người nữ
B. Người nam
C. Cả nam lẫn nữ
D. Nam vào giai đoạn dậy thì
Câu 10: Câu có nội dung đúng dưới đây khi nói về người là:
A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y.
B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.
C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.
D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.
Câu 11: Có thể sử dụng…..(A)….tác động vào các con là cá cái, có thể làm cá cái biến thành cá đực. (A) là:
A. Prôgesterôn
B. Ơstrôgen
C. Mêtyl testôstêrôn
D. Êxitôxin
Câu 12: Số NST thường trong tế bào sinh dưỡng của loài tinh tinh( 2n = 48) là:
A. 47 chiếc
B. 24 chiếc
C. 24 cặp
D. 23 cặp
Câu 13: Nhóm sinh vật nào dưới đây có đôi NST giới tính XY trong tế bào 2n của giới cái?
A. Chim, ếch, bò sát
B. Người, gà, ruồi giấm
C. Bò, vịt, cừu
D. Người, tinh tinh
Câu 14: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài, số NST giới tính bằng:
A. Một chiếc
B. Hai chiếc
C. Ba chiếc
D. Bốn chiếc
Câu 15: Hiện tượng cân bằng giới tính là
A. tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính.
B. Tỉ lệ cá thể đực và cái ngang nhau trong một quần thể giao phối.
C. Tỉ lệ cá thể đực cái ngang nhau trong một lần sinh sản.
D. Cơ hội trứng thụ tinh với tinh trùng X và tinh trùng Y ngang nhau.
Câu 16: Nguyên nhân của hiện tượng cân bằng giới tính là:
A. Do tỉ lệ giao tử mang NST giới tính X bằng Y hay X bằng O.
B. Tuân theo quy luật số lớn.
C. Do quá trình tiến hoá của loài.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 17: Nội dung nào sau đây đúng?
A. NST thường và NST giới tính đều có các khả năng hoạt động như nhân đôi, phân li, tổ hợp, biến đổi hình thái và trao đổi đoạn.
B. NST thường và NST giới tính luôn luôn tồn tại từng cặp.
C. Cặp NST giới tính trong tế bào cá thể cái thì đồng dạng còn ở giới đực thì không.
D. NST giới tính chỉ có ở động vật, không tìm thấy ở thực vật.
Câu 18: Điểm giống nhau giữa NST thường và NST giới tính là:
1. Đều mang gen quy định tính trạng thường.
2. Đều có thành phần hoá học chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic.
3. Đều ảnh hường đến sự xác định giới tính.
4. Đều có cá khả năng nhân đôi, phân li và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chu kì phân bào.
5. Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng.
Số phương án đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 19: NST thường và NST giới tính khác nhau ở
A. Số lượng NST trong tế bào.
B. Hình thái và chức năng.
C. Khả năng nhân đôi và phân li trong phân bào.
D. Câu A và B đúng.
Câu 20: Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn?
A. Vì NST X mang nhiều gen hơn NST Y.
B. Vì NST X có đoạn mang gen còn NST Y thì không có gen tương ứng.
C. Vì NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng.
D. Vì NST X dài hơn NST Y.
Đáp án và hướng dẫn giải
1. D | 5. D | 9. A | 13. A | 17. A |
2. C | 6. B | 10. D | 14. B | 18. C |
3. A | 7. C | 11. B | 15. A | 19. B |
4. B | 8. C | 12. D | 16. D | 20. B |
Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 9 chọn lọc, có lời giải khác:
- Lý thuyết Phát sinh giao tử và thụ tinh hay, chi tiết
- Bài tập Phát sinh giao tử và thụ tinh có lời giải
- Trắc nghiệm Phát sinh giao tử và thụ tinh có đáp án
- Đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể NST là gì ?
- Bài tập Đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể NST có lời giải
- Trắc nghiệm Đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể NST có đáp án
Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:
- Chuyên đề: Các qui luật di truyền
- Chuyên đề: Nhiễm sắc thể
- Chuyên đề: Phân tử
- Chuyên đề: Di truyền người
- Chuyên đề: Ứng dụng di truyền
- Chuyên đề: Sinh thái
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều