100 câu trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 có đáp án hay nhất
Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 9:
Dưới đây là bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9: Nhật Bản chọn lọc, có đáp án. Bộ trắc nghiệm được biên soạn theo từng tiết học giúp học sinh dễ dàng ôn luyện theo chủ điểm kiến thức Địa Lí 11 tương ứng.
100 câu trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 có đáp án hay nhất
- (mới) Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 1 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế (phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế (phần 3)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế (phần 4)
- (mới) Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và vùng kinh tế (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và vùng kinh tế (phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và vùng kinh tế (phần 3)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và vùng kinh tế (phần 4)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 1
Câu 1. Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?
A. Đông Á. B.Nam Á.
C. Bắc Á. D.Tây Á.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/74 địa lí 11 cơ bản.
Câu 2. Đảo chiếm 61% tổng diện tích đất nước Nhật Bản là
A. Hô-cai-đô. B.Hôn-su.
C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I, SGK/74 địa lí 11 cơ bản.
Câu 3. Đảo nằm ở phía bắc của Nhật Bản là
A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô.
C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I (bản đồ), SGK/75 địa lí 11 cơ bản.
Câu 4. Khó khắn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.
B. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.
C. Nghèo khoáng sản.
D. Nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau.
Đáp án: C
Giải thích : Mục I, SGK/76 địa lí 11 cơ bản.
Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?
A. Lượng mưa tương đối cao.
B. Thay đổi từ bắc xuống nam.
C. Có sự khác nhau theo mùa.
D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/76 địa lí 11 cơ bản.
Câu 6. Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của
A. Phía bắc Nhật Bản.
B. Phía nam Nhật Bản.
C. Khu vực trung tâm Nhật Bản.
D. Ven biển Nhật Bản.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/76 địa lí 11 cơ bản.
Câu 7. Mùa đông đỡ lạnh, mùa hạ đỡ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của
A. Đảo Hô-cai-đô.
B. Đảo Kiu-xiu.
C. Đảo Hôn-su.
D. Các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.
Đáp án: B
Giải thích : Đảo Kiu-xiu nằm ở phía Nam của Nhật Bản, có khí hậu cận nhiệt đới nên mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng và thường có mưa to, bão,…
Câu 8. Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là
A. Dầu mỏ và khí đốt.
B. Sắt và mangan.
C. Than đá và đồng.
D. Bôxit và apatit.
Đáp án: C
Giải thích : Mục I, SGK/76 địa lí 11 cơ bản
Câu 9. Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do
A. Có nhiều bão, sóng thần.
B. Có diện tích rộng nhất.
C. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao.
D. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/75 địa lí 11 cơ bản.
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 10 đến 12:
Câu 10. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là
A. Quy mô không lớn.
B. Tập trung chủ yếu ở miền núi.
C. Tốc độ gia tăng dân số cao.
D. Dân số già.
Đáp án: D
Giải thích : Đặc điểm nổi bật nhất của dân số Nhật Bản cũng như các nước phát triển là dân số già. Số người trên độ tuổi lao động chiếm đến 26,3% (2014), trong khi số người dưới độ tuổi lao động chỉ chiếm 12,9% cùng năm 2014.
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2
Câu 1. Biểu hiện hứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là
A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.
C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.
D. Có tới 80% lao động hoạt động trong ngànhcông nghiệp.
Đáp án: C
Giải thích : Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.
Câu 2. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:
A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.
B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.
C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.
D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.
Câu 3. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do
A. Có nguồn lao động dồi dào.
B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao.
C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Đáp án: B
Giải thích : Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản nên các ngành công nghiệp của Nhật Bản chú trọng vào các ngành đòi hỏi cao về kĩ thuật vừa hạn chế sử các nguồn tài nguyên nguyên liệu, vừa đem lại lợi nhuận cao.
Câu 4. Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào
A. Tận dụng tối đa sức lao động.
B. Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
C. Kĩ thuật cao.
D. Tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước.
Đáp án: C
Giải thích :Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.
Câu 5. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?
A. Hôn-su. B.Hô-cai-đô.
C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I, SGK/79 - 80 địa lí 11 cơ bản.
Câu 6. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?
A. Hôn-su. B.Hô-cai-đô.
C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu.
Đáp án: A
Giải thích :Mục I, SGK/79 - 80 địa lí 11 cơ bản.
Câu 7. Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì
A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.
B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.
C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.
Đáp án: B
Giải thích : Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương, chủ yếu do ở khu vực này thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán và trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền và các cường quốc khác trên thế giới như Hoa Kì, EU, Xi-ga-po,…
Câu 8. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?
A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.
B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.
C. NHẬT BẢN đứng hàng đầu thế giới về thương mại.
D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.
Câu 9. Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do
A. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.
B. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.
C. Số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn.
D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển.
Đáp án: A
Giải thích : Nhật Bản là một quốc đảo, bao bọc xung quanh là biển và đại dương, cùng với nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội – văn hóa giữa các đảo với nhau và với các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới nên ngành vận tải biển phát triển mạnh.
Câu 10. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là:
A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.
B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki.
C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi.
Đáp án: C
Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 3
Bài tập 1. Vẽ biểu đồ
Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
(Đơn vị: tỉ USD)
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015 là
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).
Đáp án: C
Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ cột là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015.
Câu 2. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015 là
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).
Đáp án: B
Giải thích : sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015. Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài (cơ cấu giá trị), ta thấy biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện
Câu 3. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015 là
A. 858,7 tỉ USD. B. 1 020,2 tỉ USD.
C. 1 462,2 tỉ USD. D. 1 273,1 tỉ USD.
Đáp án: D
Giải thích : Tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015 là giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu = 624,8 + 648,3 = 1 273,1 tỉ USD.
Câu 4. Tỉ trọng xuất và nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015 là
A. 49,1% và 50,9%. B. 55,0% và 45,0%.
C. 52,6% và 47,4%. D. 55,8% và 44,2%.
Đáp án: A
Giải thích : Tỉ trọng xuất khẩu của Nhật Bản 2015 = 624,8 / 1 273,1 x 100 = 49,1%. Tỉ trọng nhập khẩu của Nhật Bản = 100 – 49,1 = 50,9%. Như vậy, tỉ trọng xuất và nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015 lần lượt là 49,1% và 50,9%.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản luôn thấp hơn giá trị xuất khẩu.
B. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản tương đương giá trị xuất khẩu.
C. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản luôn cao hơn giá trị xuất khẩu.
D. Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng giảm.
Đáp án: A
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Nhìn chung, giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng nhưng không ổn định.
- Giai đoạn 1990 – 2010, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản luôn thấp hơn giá trị xuất khẩu.
- Giai đoạn 2010 – 2015, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản cao hơn giá trị xuất khẩu.
Bài tập 2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại
Câu 1. Nhật Bản đã rút ngắn được khoảng cách và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế chủ yếu là do
A. Người lao động Nhật Bản đông đảo, cần cù, chịu khó.
B. Không nhập công nghệ mới từ bên ngoài.
C. Phát huy được tính tự lập, tự cường.
D. Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật của nước ngoài, tận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật và vốn đầu tư của các nước.
Đáp án: D
Giải thích : Mục 2, SGK/84 địa lí 11 cơ bản.
Câu 2. Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là
A. Lúa mì, dầu mỏ, quặng.
B. Sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp.
C. Lúa mì, lúa gạo, hải sản.
D. Sản phẩm nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích : Mục 2, SGK/85 địa lí 11 cơ bản.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8: Liên bang Nga
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 12: Ô-xtrây-li-a
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều