100 câu trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 có đáp án (sách mới)



Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 sách mới Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Kết nối tri thức có đáp án, hay nhất. Mời các bạn đón xem:

Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 10:




Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 (sách cũ)

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1

Câu 1. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.

B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.

C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.

D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/86 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

A. Việt Nam.       B.Lào.

C. Mi-an-ma.       D.Thái Lan.

Đáp án: D

Giải thích : Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. Núi cao và hoang mạc.

B. Núi thấp và đồng bằng.

C. Đồng bằng và hoang mạc.

D. Núi thấp và hoang mạc.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/86 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lwau sông Trường Giang?

A. Đông Bắc.       B.Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.       D. Hoa Nam.

Đáp án: C

Giải thích : Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:

A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.

D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Đáp án: B

Giải thích : Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 6. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?

A. Đông Bắc.       B. Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.       D.Hoa Nam.

Đáp án: D

Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 7. Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?

A. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

B. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

C. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.

D. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.

Đáp án: A

Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 8. Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

A. Dầu mỏ và khí tự nhiên.

B. Quặng sắt và than đá.

C. Than đá và khí tự nhiên.

D. Các khoáng sản kim loại màu.

Đáp án: D

Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 9. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do

A. Ảnh hưởng của núi ở phía đông.

B. Có diện tích quá lớn.

C. Khí hậu ôn đới hải dương ít mưa.

D. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

Đáp án: D

Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Câu 10. Địa hình miền Tây Trung Quốc:

A. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.

B. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.

Đáp án: B

Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 2

Câu 1. Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

A. Công cuộc đại nhảy vọt.

B. Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.

C. Công cuộc hiện đại hóa.

D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/91 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là

A. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh.

B. Không còn tình trạng đói nghèo.

C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

D. Trở thành nước có GDP/người vào loại cao nhất thế giới.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/91 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của

A. Chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường.

B. Thị trường xuất khẩu được mở rộng.

C. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.

D. Việc cho phép công ti, doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích : Mục II, SGK/92 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Để thu hút vố đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã

A. Tiến hành cải cách ruộng đất.

B. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.

C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Đáp án: C

Giải thích : Mục II, SGK/92 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Một trong những thế mạnh để phát triển công nghiệp của Trung Quốc là

A. Khí hậu ổn định.

B. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

C. Lao động có trình độ cao.

D. Có nguồn vốn đầu tư lớn.

Đáp án: B

Giải thích : Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới với trên 1 tỉ người. Dân số đông là một nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và là thị trường tiêu thụ rộng lớn thu hút mạnh sự đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc.

Câu 6. Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là:

A. Chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.

B. Chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.

C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.

D. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Đáp án: D

Giải thích : Mục II, SGK/92 địa lí 11 cơ bản.

Câu 7. Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc rung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

A. Điện, luyện kim, cơ khí.

B. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động.

C. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.

D. Điện, chế tọ máy, cơ khí.

Đáp án: B

Giải thích : Mục II, SGK/94 địa lí 11 cơ bản.

Câu 8. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở

A. Miền Tây.      B. Miền Đông.

C. Ven biển.      D. Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đáp án: B

Giải thích : Mục II, SGK/94 địa lí 11 cơ bản.

Câu 9. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Trung Quốc là

A. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu, Trùng Khánh.

B. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương.

C. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Phúc Châu.

D. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Lan Châu, Thành Đô.

Đáp án: A

Giải thích : Mục II, SGK/94 địa lí 11 cơ bản.

Câu 10. Ngành công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới?

A. Công nghiệp khai thác than.

B. Công nghiệp chế tạo máy bay.

C. Công nghiệp đóng tàu.

D. Công nghiệp hóa dầu.

Đáp án: A

Giải thích : Mục II, SGK/93 địa lí 11 cơ bản.

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 3

Bài tập 1. Thay đổi trong giá trị GDP

Cho bảng số liệu:

GDP của Trung Quốc và thế giới qua các năm

(Đơn vị: tỉ USD)

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11

Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Câu 1. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới qua các năm lần lượt là

A. 1,9%; 2,4%; 4,0%; 9,2%; 11,3%.

B. 1,9%; 2,4%; 4,0%; 9,2%; 13,7%.

C. 2,1%; 4,2%; 4,5%; 10,1%; 15,2%.

D. 1,5%; 3,5%; 4,5%; 9,5%; 14,5%.

Đáp án: B

Giải thích : Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới năm 1985 = 239 / 12 360 x 100 = 1,9%. Lần lượt các năm tiếp theo, tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới là: 2,4%; 4,0%; 9,2% và 13,7%. Như vậy, tỉ trọng GDP của Trung Quốc ngày càng tăng.

Câu 2. Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP của Trung Quốc và thế giới giai đoạn 1985 – 2014 là

A. Biểu đồ tròn.     B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột chồng.     D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ cột (cụ thể là cột chồng) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP của Trung Quốc và thế giới giai đoạn 1985 – 2014.

Câu 3. Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?

A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định.

B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới ngày càng tăng.

C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới có xu hướng giảm.

D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới hầu như không thay đổi.

Đáp án: B

Giải thích :Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới qua các năm lần lượt là 1,9%; 2,4%; 4,0%; 9,2% và 13,7%. Như vậy, tỉ trọng GDP của Trung Quốc ngày càng tăng.

Câu 4. Qua bảng số liệu, có thể thấy

A. Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

B. Quy mô GDP của Trung Quốc ngày nay đứng đầu thế giới.

C. GDP của Trung Quốc tăng chậm hơn GDP của toàn thế giới.

D. GDP của Trung Quốc tăng không liên tục.

Đáp án: A

Giải thích : Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới qua các năm ngày càng tăng (năm 2014 chiếm tới 13,7%), chính tỏ Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới và có những đóng góp quan trọng vào GDP của toàn thế giới.

Bài tập 2. Thay đổi trong sản lượng nông nghiệp

Cho bảng số liệu:

Sản lượng một số nông sản của Trung Quốc qua các năm

(Đơn vị: triệu tấn)

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11

Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:

Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số nông sản của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2014 là

A. Biểu đồ miền.     B. Biểu đồ cột ghép.

C. Biểu đồ đường.     D. Biểu đồ tròn.

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài (tốc độ tăng trưởng), ta thấy biểu đồ đường là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số nông sản của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2014.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Giai đoạn 1985 – 1995 và 2005 – 2010, sản lượng các nông sản đều tăng.

B. Sản lượng các nông sản tăng đều qua các năm.

C. Giai đoạn 2000 – 2005, không có laoij nông sản nào giảm sản lượng.

D. Giai đoạn 1995 – 2000, sản lượng các nông sản đều tăng.

Đáp án: A

Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

- Tất cả các sản phẩm nông sản đều có xu hướng tăng nhưng không ổn định.

- Giai đoạn 1985 – 1995 và 2005 – 2010, sản lượng các nông sản đều tăng.

- Giai đoạn 1995 – 2000, sản lượng lương thực – bông – mía giảm, còn Lạc – thịt bò – lợn – cừu tăng.

- Giai đoạn 2010 – 2014, sản lượng thịt cừu không tăng còn các sản phẩm nông nghiệp khác đều tăng nhẹ.

Câu 3. Những nông sản liên tục tăng trong giai đoạn 1985 – 2014 là

A. Lương thực, bông.     B. Thịt lợn, thịt bò.

C. Lạc, mía.     D. Thịt bò, thịt cừu.

Đáp án: B

Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

- Tất cả các sản phẩm nông sản đều có xu hướng tăng nhưng không ổn định.

- Thịt lợn và thịt bò tăng liên tục (bò tăng thêm 6 triệu tấn, thịt lợn tăng 36,2 triệu tấn).

- Các sản phẩm nông nghiệp khác tăng nhưng không ổn định.

Câu 4. Mặc dù có sự biến động nhưng nhìn chung giai đoạn 1985 – 2014, cacsarn phẩm nông nghiệp của Trung Quốc

A. Đều giảm.     B. Không thay đổi.

C. Giảm nhiều hơn tăng.     D. Đều tăng.

Đáp án: D

Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

- Tất cả các sản phẩm nông sản đều có xu hướng tăng nhưng không ổn định.

- Thịt lợn và thịt bò tăng liên tục (bò tăng thêm 6 triệu tấn, thịt cừu tăng 36,2 triệu tấn).

- Các sản phẩm nông nghiệp khác tăng nhưng không ổn định (lương thực tăng 219,5 triệu tấn; bông tăng 2,2 triệu tấn; lạc tăng 9,2 triệu tấn; mía tăng 67,5 triệu tấn và thịt cừu tăng 1,8 triệu tấn).

Câu 5. Sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc tăng chủ yếu là do

A. Nhu cầu lớn của đất nước có số dân đông nhất thế giới.

B. Có nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

C. Diện tích đất canh tác đứng đầu thế giới.

D. Thu hút được nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích : Sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc tăng chủ yếu là do Trung Quốc có chính sách cải cách nông nghiệp với nhiều biện pháp trong nông nghiệp như giao quyền sử dụng đất cho nông dân, cải tạo – xây dựng các tuyến đường giao thông, hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai, phổ biến giống mới,…

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học