100 câu trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 có đáp án (sách mới)
Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 sách mới Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Kết nối tri thức có đáp án, hay nhất. Mời các bạn đón xem:
Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 11:
Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (sách cũ)
- (mới) Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội (phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư, xã hội (phần 3)
- (mới) Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế (phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế (phần 3)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế (phần 4)
- (mới) Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (phần 3)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (phần 4)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động đối ngoại của Đông Nam Á
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 1
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á bao gồm
A. 12 quốc gia. B. 11 quốc gia.
C. 10 quốc gia. D. 21 quốc gia.
Đáp án: B
Giải thích : Phần mở đầu, SGK/98 địa lí 11 cơ bản.
Câu 2. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I, SGK/98 địa lí 11 cơ bản.
Câu 3. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là
A. Bán đảo Đông Dương. B. Bán đảo Mã Lai.
C. Bán đảo Trung - Ấn. D. Bán đảo Tiểu Á.
Đáp án: C
Giải thích : Các nước Đông Nam Á lục địa nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ nên còn có tên gọi khác là Bán đảo Trung - Ấn.
Câu 4. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Ma-lai-xi-a. B. Xin-ga-po.
C. Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a.
Đáp án: C
Giải thích : Các nước Đông Nam Á lục địa gồm có Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.
Câu 5. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì
A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/98 – 99 địa lí 11 cơ bản.
Câu 6. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. Xích đạo. B. Cận nhiệt đới.
C. Ôn đới. D. Nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/99 địa lí 11 cơ bản.
Câu 7. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía bắc Mi-an-ma. B. Phía nam Việt Nam.
C. Phía bắc của Lào. D. Phía bắc Phi-lip-pin.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/99 địa lí 11 cơ bản.
Câu 8. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?
A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
B. Núi và cao nguyên.
C. Các thung lũng rộng.
D. Đồi, núi và núi lửa.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/99 địa lí 11 cơ bản.
Câu 9. Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là
A. Gia-va. B. Lu-xôn.
C. Xu-ma-tra. D. Ca-li-man-tan.
Đáp án: D
Giải thích : Đảo Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 3 thế giới, sau Đảo Greenland và đảo New Guinea.
Câu 10. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/100 địa lí 11 cơ bản.
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2
Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng
A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
B. Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III.
C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I (biểu đồ), SGK/102 địa lí 11 cơ bản.
Câu 2. Quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP (năm 2004) còn cao?
A. Cam-pu-chia. B.In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-lip-pin. D.Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I (biểu đồ), SGK/102 địa lí 11 cơ bản.
Câu 3. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là
A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.
B. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.
D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.
Đáp án: B
Giải thích :Mục II, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.
Câu 4. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là
A. Công nghiệp dệt may, da dày.
B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Đáp án: C
Giải thích :Mục II, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.
Câu 5. Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là:
A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
B. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.
C. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.
Đáp án: A
Giải thích : Mục II, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.
Câu 6. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là
A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.
B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.
Đáp án: C
Giải thích : Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới. Một số loại cây tiêu biểu là cà phê, cao su, ca cao, tiêu, điều,… do có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp nhiệt đới.
Câu 7. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là:
A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
D. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.
Đáp án: A
Giải thích : Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản
Câu 8. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?
A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
B. Trồng lúa nước.
C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.
D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: B
Giải thích : Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.
Câu 9. Nước đứng đầy về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là
A. Thái Lan. B.Việt Nam.
C.Ma-lai-xi-a. D.In-đô-nê-xi-a.
Đáp án: D
Giải thích :Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.
Câu 10. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là
A. Lào, In-đô-nê-xi-a. B.Thái Lan, Việt Nam.
C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a. D.Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
Đáp án: B
Giải thích : Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3
Câu 1. Hiệp hội cấc nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm
A.1967. B.1977.
C. 1995. D. 1997.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.
Câu 2. 5 nước đầu tiên tham gia hành lập ASEAN là:
A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.
D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.
Câu 3. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm
A.1967. B.1984.
C. 1995. D.1997.
Đáp án: C
Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.
Câu 4. Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?
A. Đông Ti-mo. B. Lào.
C. Mi-an-ma. D.Bru-nây.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.
Câu 5. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
B. Sử dụng chung một loại tiền.
C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.
Đáp án: B
Câu 6. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.
Câu 7. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình.
A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và tùy hứng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,…
C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/107 địa lí 11 cơ bản.
Câu 9. Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc
A. Mục tiêu hợp tác. B. Cơ chế hợp tác.
C. Thành tự hợp tác. D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I, SGK/107 địa lí 11 cơ bản.
Câu 10. Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là
A. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
B. Thu hút mạnh các nguồn đâu tư nước ngoài.
C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.
Đáp án: A
Giải thích : Mục II, SGK/107 địa lí 11 cơ bản.
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 4
Bài tập 1. Hoạt động du lịch
Cho bảng số liệu:
Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6:
Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014 là
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).
C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ tròn.
Đáp án: C
Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ cột (cụ thể là cột ghép) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014.
Câu 2. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Á năm 2014 là
A. 1013,3 USD. B. 725,6 USD.
C. 1216,7 USD. D. 1745,9 USD.
Đáp án: D
Giải thích : Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Á năm 2014 là 1745,9 USD, Đông Nam Á là 725,6 USD và Tây Nam Á là 1013,3 USD.
Câu 3. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là
A. 1013,3 USD. B. 725,6 USD.
C. 1216,7 USD. D. 1745,9 USD.
Đáp án: B
Giải thích : Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Á năm 2014 là 1745,9 USD, Đông Nam Á là 725,6 USD và Tây Nam Á là 1013,3 USD.
Câu 4. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Tây Nam Á năm 2014 là
A. 1013,3 USD. B. 725,6 USD.
C. 1216,7 USD. D. 1745,9 USD.
Đáp án: A
Giải thích : Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Á năm 2014 là 1745,9 USD, Đông Nam Á là 725,6 USD và Tây Nam Á là 1013,3 USD.
Câu 5. Số khách du lịch và mức chi tiêu của mỗi khách du lịch phản ánh rõ khu vực Đông Nam Á
A. Không có các tài nguyên du lịch nên thu hút được ít khách du lịch.
B. Có rát nhiều tài nguyên du lịch nhưng không có dịch vụ đi kèm.
C. Chưa quảng bá được tài nguyên du lịch cho du khách biết.
D. Trình độ dịch vụ và sản phẩm du lịch còn thấp.
Đáp án: D
Giải thích : Số khách du lịch và mức chi tiêu của mỗi khách du lịch phản ánh rõ khu vực Đông Nam Á là khu vực có trình độ ngành dịch vụ phục vụ du lịch, các sản phẩm du lịch còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng quốc tế khó tính từ châu Âu, Hoa Kì,…
Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng về số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở một số khu vực châu Á năm 2014?
A. Số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á tương đương với khu vực Tây Nam Á.
B. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với Tây Nam Á và Đông Á.
C. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á cao hơn so với khu vực Tây Nam Á.
D. Số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở cả hai khu vực Đông Nam Á và Tây Nam Á đều thấp hơn so với khu vực Đông Á.
Đáp án: C
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á tương đương với khu vực Tây Nam Á.
- Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với Tây Nam Á và Đông Á.
- Số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở cả hai khu vực Đông Nam Á và Tây Nam Á đều thấp hơn so với khu vực Đông Á.
Bài tập 2. Tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á
Cho biểu đồ:
Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
Câu 1. Biểu đồ trên thể hiện nội dùng nào sau đây?
A. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
B. Giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á
C. Chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vự Đông Nam Á
D. Giá trị xuất, nhập khẩu khu vực Đông Nam Á.
Đáp án: B
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải, ta thấy biểu đồ thể hiện nội dunglà giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á năm 1990, 2000 và năm 2014.
Câu 2. Nước có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất khu vực là
A. Xin-ga-po. B. Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a. D. Việt Nam.
Đáp án: A
Giải thích : Nước có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất khu vực là Xin-ga-po và nước có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nhỏ nhất khu vực là Việt Nam.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8: Liên bang Nga
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9: Nhật Bản
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 12: Ô-xtrây-li-a
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều