Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2 (có đáp án): Kinh tế



Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 11:

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2 (có đáp án): Kinh tế

Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B. Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I (biểu đồ), SGK/102 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP (năm 2004) còn cao?

A. Cam-pu-chia.       B.In-đô-nê-xi-a.

C. Phi-lip-pin.       D.Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I (biểu đồ), SGK/102 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.

B. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.

D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Đáp án: B

Giải thích :Mục II, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là

A. Công nghiệp dệt may, da dày.

B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Đáp án: C

Giải thích :Mục II, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là:

A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

B. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.

C. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.

Đáp án: A

Giải thích : Mục II, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Câu 6. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là

A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.

B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.

D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Đáp án: C

Giải thích : Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới. Một số loại cây tiêu biểu là cà phê, cao su, ca cao, tiêu, điều,… do có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp nhiệt đới.

Câu 7. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là:

A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.

Đáp án: A

Giải thích : Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản

Câu 8. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

B. Trồng lúa nước.

C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.

D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: B

Giải thích : Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Câu 9. Nước đứng đầy về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Thái Lan.       B.Việt Nam.

C.Ma-lai-xi-a.       D.In-đô-nê-xi-a.

Đáp án: D

Giải thích :Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Câu 10. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Lào, In-đô-nê-xi-a.       B.Thái Lan, Việt Nam.

C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.       D.Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

Đáp án: B

Giải thích : Mục IV, SGK/103 địa lí 11 cơ bản.

Câu 11. Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do

A. Sản xuất lúa gạo đã đâp ứng được nhu cầu của người dân.

B. Năng suất tăng lên nhanh chóng.

C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.

D. Nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm.

Đáp án: C

Giải thích : Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do một phần diện tích đất trồng lúa được sử dụng vào trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,…) và chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác (đất ở, đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp,…).

Câu 12. Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á do

A. Có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.

B. Truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.

C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.

D. Quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn.

Đáp án: A

Giải thích : Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm và tương đối ổn định. Có diệc tích đất badan mãu mỡ tập trung với diện tích rộng lớn nên thích hợp phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn, đặc biệt là cây cà phê, cao su, điều, tiêu,…

Câu 13. Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

A. Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. Khai thác thế mạnh về đất đai

.

C. Thay thế cây lương thực.

D. Xuất khẩu thu ngoại tệ.

Đáp án: D

Giải thích : Mục IV, SGK/104 địa lí 11 cơ bản.

Câu 14. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là

A. Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.

B. Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.

C. Thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.

D. Nhiều thiên tai, dịch bệnh.

Đáp án: C

Giải thích : Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là do hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều là các nước đang phát triển, cần nhiêu vốn cho phát triển công nghiệp và nhiều nước còn chưa giải quyết được vấn đề lương thực mà chăn nuôi lại phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn, cần nhiều vốn nên thiếu vốn cho sản xuất chăn nuôi và cơ sở thức ăn thì lại chưa được đảm bảo.

Câu 15. Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

B. Chăn nuôi bò.

. Khai thác và chế biến lâm sản.

D. Nuôi cừu để lấy lông.

Đáp án: A

Giải thích : Mục IV, SGK/105 địa lí 11 cơ bản.

Câu 16. Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là

A. Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.

B. Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên ai đặc biệt là bão.

C. Chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.

D. Môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Đáp án: A

Giải thích : Do những hạn chế về phương tiện khai thác, chậm đổi mới công nghệ trong khai thác hải sản, đặc biệt là đánh bắt xa bờ nên các nước Đông Nam Á chưa phát huy được hết những lợi thế về tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản.

Câu 17. Nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gàn đay là

A. Thái Lan.       B.In-đô-nê-xi-a.

C. Việt Nam.      D.Phi-lip-pin.

Đáp án: B

Giải thích : Mục IV, SGK/105 địa lí 11 cơ bản.

Cho bảng số liệu:

Diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới

(Đơn vị: triệu tấn)

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11

Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi 18, 19:

Câu 18. Để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 – 2013 biểu đồ nào thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột.     B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).     D. Biểu đồ miền.

Đáp án: A

Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 – 2013.

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng diện tích cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 – 2013?

A. Tỉ trọng ngày càng tăng.

B. Chiếm tỉ trọng co nhất.

C. Tỉ trọng ngày càng giảm.

D. Tỉ trọng luôn chiếm hơn 70%.

Đáp án: A

Xem lại câu này vì bảng không chính xác nên khó nhận xét

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học