100 câu trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 có đáp án (sách mới)
Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 sách mới Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Kết nối tri thức có đáp án, hay nhất. Mời các bạn đón xem:
Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 8:
Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 (sách cũ)
- (mới) Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 3)
- (mới) Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế (phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế (phần 3)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2: Kinh tế (phần 4)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về GDP và sự phân bố nông nghiệp của Liên bang Nga
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất LB Nga là một đất nước rộng lớn?
A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.
B. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ.
C. Giáp với Bắc Băng Dương và nhiều nước châu Âu.
D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I, SGK/61 – 62 địa lí 11 cơ bản.
Câu 2. LB Nga giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
B. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I, SGK/61 – 62 địa lí 11 cơ bản.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đúng với phần phía Tây của LB Nga?
A. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng.
B. Phần lớn là núi và cao nguyên.
C. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
D. Có trữ năng thủy điện lớn.
Đáp án: A
Giải thích : Mục II, SGK/62 địa lí 11 cơ bản.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của LB Nga?
A. Phần lớn là núi và cao nguyên.
B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
C. Có trữ năng thủy điện lớn.
D. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II, SGK/62 địa lí 11 cơ bản
Câu 5. Biển Ban-tích, biển đen và biển Ca-xpi
A. Đông và đông nam.
B. Bắc và đông bắc
C. Tây và tây nam
D. Nam và đông nam.
Đáp án: C
Giải thích : Mục I, SGK/62 địa lí 11 cơ bản.
Câu 6. Chiều dài của đường Xích đạo được ví xấp xỉ với chiều dài
A. Của các sông ở LB Nga.
B. Biên giới đấ liền của LB Nga với các nước châu Âu.
C. Đường bờ biển của LB Nga.
D. Đường biên giới của LB Nga.
Đáp án: D
Giải thích : Mục I, SGK/62 địa lí 11 cơ bản
Câu 7. Dòng sông làm ranh giới để chia LB Nga làm 2 phần phía Tây và phía Đông là
A. Sông Ê-nít-xây. B. Sông Von-ga.
C. Sông Ô-bi. D. Sông Lê-na.
Đáp án: A
Giải thích : Mục II, SGK/62 địa lí 11 cơ bản.
Câu 8. Dãy núi làm ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ LB Nga là dãy
A. Cáp-ca. B. U-ran.
C. A-pa-lat. D. Hi-ma-lay-a.
Đáp án: B
Giải thích : Mục II, SGK/62 địa lí 11 cơ bản.
Câu 9.Có địa hình tương đối cao, xen lẫn các đồi thấp, đất màu mỡ là đặc điểm của
A. Đồng bằng Tây Xi-bia.
B. Đồng bằng Đông Âu.
C. Cao nguyên trung Xi-bia.
D. Núi U-ran.
Đáp án: B
Giải thích : Mục II, SGK/62 địa lí 11 cơ bản.
Câu 10. Các loại khoáng sản của LB Nga có trữ lượng lớn đứng đầu thế giới là:
A. Dầu mỏ, than đá.
B. Quặng kali, quặng sắt, khí tự nhiên.
C. Khí tự nhiên, than đá.
D. Quặng sắt, dầu mỏ.
Đáp án: B
Giải thích : Mục II, SGK/62 địa lí 11 cơ bản
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2
Câu 1. Biểu hiện cơ bản nhất chứng tỏ LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết là
A. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích trong Liên Xô.
B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về dân số trong Liên Xô.
C. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về sản lượng các ngành kinh tế trong Liên Xô.
D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số vốn đầu tư trong toàn Liên Xô.
Đáp án: C
Giải thích : Mục I, SGK/67 địa lí 11 cơ bản.
Câu 2. Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất của LB Nga so với Liên Xô cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX là
A. Khai thác khí tự nhiên
B. Khai thác gỗ, sản xuất giấy và xenlulô.
C. Khai thác dầu mỏ.
D. Sản xuất điện.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I (chú ý bảng 8.3), SGK/67 địa lí 11 cơ bản.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?
A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/67 địa lí 11 cơ bản.
Câu 4. Một trong những nội dùng cơ bản của chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 là
A. Sản lượng các ngành kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.
C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.
D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/68 địa lí 11 cơ bản.
Câu 5. Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của LB Nga sau năm 2000 là
A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới.
B. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài, giá trị xuất siêu tăng.
C. Đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp.
D. Khôi phục lại được vị thế siêu cường về kinh tế.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I, SGK/68 địa lí 11 cơ bản.
Câu 6. Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về xã hội của LB Nga sau năm 2000 là
A. Số người di cư đến nước Nga ngày càng đông.
B. Gia tăng dân số nhanh.
C. Đời sống nhân dân đã được cải thiện.
D. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
Đáp án: C
Giải thích : Mục I, SGK/68 địa lí 11 cơ bản.
Câu 7. Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là
A. Công nghiệp hàng không – vũ trụ.
B. Công nghiệp luyện kim.
C. Công nghiệp quốc phòng.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II, SGK/69 địa lí 11 cơ bản.
Câu 8. Các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga là:
A. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học.
B. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu.
C. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hàng không.
D. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, vũ trụ.
Đáp án: B
Giải thích : Mục II, SGK/68 - 69 địa lí 11 cơ bản.
Câu 9. Các trung tâm công nghiệp truyền thống của LB Nga thường được phân bố ở
A. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
B. Đồng bằng Đông Âu, Trung tâm U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
C. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xi-bia.
D. Đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, Xanh Pê-téc-bua.
Đáp án: C
Giải thích : Mục II, SGK/69 địa lí 11 cơ bản.
Câu 10. Các ngành công nghiệp hiện đại được LB Nga tập trung phát triển là
A. Sản xuất ô tô, chế biến gỗ.
B. Điện tử - tin học.
C. Đóng tàu, hóa chất.
D. Dệt may, thực phẩm.
Đáp án: B
Giải thích : Mục II, SGK/69 địa lí 11 cơ bản
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 3
Bài tập 1. Tìm hiểu sự thay đổi GDP của LB Nga
Cho bảng số liệu:
GDP của LB Nga qua các năm
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm | 1990 | 1995 | 2000 | 2004 | 2010 | 2015 |
GDP | 967,3 | 363,9 | 259,7 | 582,4 | 1524,9 | 1326,0 |
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2015 là
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường).
Đáp án: B
Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu của đề bài, ta thấy biểu đồ cột là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 – 2015.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?
A. GDP của LB Nga tăng liên tục qua các năm.
B. GDP của LB Nga tăng nhanh nhất ở giai đoạn 2010 - 2015
C. Giai đoạn 2000 – 2010, GDP của LB Nga tăng nhanh
D. GDP của LB Nga giảm trong những năm đầu thế kỉ XXI.
Đáp án: C
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:
- Nhìn chung GDP của Liên Bang Nga tăng qua các năm và tăng thêm 358,7 tỉ USD nhưng không ổn định.
- Giai đoạn 1990 – 2000, GDP giảm (giảm 707,6 tỉ USD) và giai đoạn 2000 – 2010 tăng mạnh (tăng 1265,2 tỉ USD); giai đoạn 2010 – 2015 giảm nhẹ (giảm 198,9 tỉ USD).
Câu 3. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga giảm trong giai đoạn 1990 – 2000 là
A. Tốc độ gia tăng dân số giảm và có chỉ số âm.
B. Xung đột và nội chiến kéo dài.
C. Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
Đáp án: D
Giải thích : Nguyên nhân làm cho GDP của LB Nga giảm trong giai đoạn 1990 – 2000 là do Liên Xô bị tan rã nên tốc độ tăng trưởng GDP âm, sản lượng các ngành kinh tế giảm mạnh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,…
Câu 4. Nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2015 là do
A. LB Nga thực hiện chiến lược kinh tế mới.
B. Thoát khỏi sự bao vây, cấm vận về kinh tế.
C. Có nguồn tài nguên phong phú, lực lượng lao động trình độ cao.
D. Huy động được nguồn vốn đầu tư lớn từ bên ngoài.
Đáp án: A
Giải thích : Sau năm 2000, Liên Bang Nga bước vào thời kì mới với chiến lược, dduouuaw nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường mới, mở rộng ngoại giao,…
Câu 5. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của LB Nga năm 2015 giảm là do
A. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai.
B. Suy giảm dân số và nguồn lao động.
C. Giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh.
D. Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án: C
Giải thích : Từ sau năm 2015, GDP của Liên Bang Nga giảm chủ yếu là do giá các mặt hàng của Liên Bang Nga có sức cạnh tranh thấp, giá trên thị trường giảm mạnh nên các mặt hàng chủ lực của Liên Bang Nga bị sụt giảm làm cho GDP cũng giảm đáng kể.
Bài tập 2. Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp của LB Nga
Dựa vào hình 8.10 SGK, trang 73, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8:
Câu 1. Các cây trồng chính của LB Nga là:
A. Lúa mì, củ cải đường.
B. Lúa gạo, hướng dương.
C. Củ cải đường, lúa gạo.
D. Lúa mì, chè.
Đáp án: A
Giải thích : Qua sát lược đồ 8.10 SGK/73, chú ý sự phân bố của các loại cây trồng, vật nuôi của Liên Bang Nga. Ta thấy, các cây trồng chính của LB Nga là lúa mì và củ cải đường. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu của Liên Bang Nga.
Câu 2. Lúa mì được phân bố chủ yếu ở
A. Các đồng bằng lớn và đồng bằng ven đại dương.
B. Đồng bằng Đông Âu và phía nam của đồng bằng Tây Xi-bia.
C. Đồng bằng Tây Xi-bia và cao nguyên Trung Xi-bia.
D. Đồng bằng Đông Âu và hạ lưu các con sông lớn.
Đáp án: B
Giải thích : Qua sát lược đồ 8.10 SGK/73, chú ý sự phân bố của các loại cây trồng, vật nuôi của Liên Bang Nga. Ta thấy, Lúa mì được phân bố chủ yếu ở Đồng bằng Đông Âu và phía nam của đồng bằng Tây Xi-bia.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9: Nhật Bản
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 12: Ô-xtrây-li-a
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều