Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2 (có đáp án): Kinh tế (phần 4)



Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 8:

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 2 (có đáp án): Kinh tế (phần 4)

Câu 25: Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

A. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.

B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Đáp án B.

Giải thích: Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu – Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết toàn diện giữa châu Âu và châu Á. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga là coi trọng châu Á, trong đó có Việt Nam.

Câu 26: Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga coi trọng khu vực nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Á.

Đáp án D.

Giải thích: Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu - Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết toàn diện giữa châu Âu và châu Á. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của LB Nga là coi trọng châu Á, trong đó có Việt Nam.

Câu 27: Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là

A. Điện tử - tin học, chế tạo máy.

B. Luyện kim màu, đóng tàu biển.

C. Thủy điện, dầu khí.

D. Chế tạo máy,dệt –may.

Đáp án C.

Giải thích: Trong mối quan hệ song phương, Việt Nam và Nga đã hợp tác với nhau trên nhiều mặt về kinh tế, chính trị, quốc phòng, giáo dục,.... Về kinh tế, lĩnh vực hợp tác chủ yếu là công nghiệp năng lượng thủy điện và dầu khí.

- Thủy điện: Nga đã tham gia thiết kế, cung cấp, hỗ trợ cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Điển hình là Nhà máy thủy điện Hòa Bình; nhà máy thủy điện Yaly công suất 720 MW (khánh thành váo tháng 4/2002),...

- Dầu khí: Đã có nhiều tập đoàn liên doanh dầu khí của Nga tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển Đông. Ví dụ: Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro),…

Câu 28: Hệ thống sông nào sau đây có giá trị về thủy điện và giao thông lớn nhất Liên Bang Nga?

A. Sông Ô-bi.

B. Sông Vôn-ga.

C. Sông Ê-nit-xây.

D. Sông Lê-na.

Đáp án C.

Giải thích: LB Nga có nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt. Tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kw, tập trung chủ yếu ở vùng Xi-bia trên các sông Ê-nit-xây, Ô-bi, Lê-na. Von-ga là sông lớn nhất trên đồng bằng Đông Âu và được coi là một trong những biểu tượng của nước Nga.

Câu 29: Vùng kinh tế quan trọng để nền kinh tế Liên bang Nga hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương là

A. vùng Viễn Đông.

B. vùng U-ran.

C. vùng Trung ương.

D. vùng Trung tâm đất đen.

Đáp án A.

Giải thích: Vùng kinh tế Viễn Đông là vùng giàu tài nguyên. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. Đây là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 30: Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

B. Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF).

C. Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á).

D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Đáp án B.

Giải thích: Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok – Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga với mục đích thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển vùng Viễn Đông và mở rộng hợp tác quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 31: Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về ngành công nghiệp nào dưới đây?

A. Công nghiệp luyện kim.

B. Công nghiệp vũ trụ.

C. Công nghiệp chế tạo máy.

D. Công nghiệp dệt.

Đáp án B.

Giải thích: Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về ngành công nghiệp vũ trụ.

Câu 32: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào được coi là thế mạnh của Liên Bang Nga?

A. Công nghiệp luyện kim.

B. Công nghiệp chế tạo máy.

C. Công nghiệp quốc phòng.

D. Công nghiệp chế biến thực phẩm.

Đáp án C.

Giải thích: Trong các ngành công nghiệp của Liên Bang Nga thì ngành công nghiệp quốc phòng được coi là thế mạnh của Liên Bang Nga với nhiều loại vũ khí quân sự tối tân.

Câu 33: Lúa mì ở LB Nga được trồng chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Phía bắc đồng bằng Tây Xia bia.

B. Cao nguyên Trung Xi bia.

C. Vùng Viễn Đông.

D. Đồng bằng Đông Âu.

Đáp án D.

Giải thích: Lúa mì ở LB Nga được trồng chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu vì khu vực đồng bằng này có đất đai màu mỡ, khí hậu ấm,…

Câu 34: Nhận xét nào dưới đây đúng nhất về các ngành công nghiệp có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga?

A. Chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim, hóa chất.

B. Chế biến gỗ, khai thác, luyện kim, dệt, hóa chất.

C. Chế biến gỗ, khai thác, thực phẩm, hóa chất.

D. Chế biến gỗ, khai thác, chế tạo máy, hóa chất.

Đáp án A.

Giải thích: Các ngành công nghiệp có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga là ngành công nghiệp chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim và hóa chất.

Câu 35: Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã chính thức được thiết lập vào năm nào?

A. 1945.

B. 1950.

C. 1965.

D. 1995.

Đáp án B.

Giải thích: Quan hệ Việt – Xô đã chính thức được thiết lập vào 30 tháng 1 năm 1950, khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết mở đại sứ quán tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học