100 câu trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 có đáp án (sách mới)



Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 sách mới Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Kết nối tri thức có đáp án, hay nhất. Mời các bạn đón xem:

Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 7:




Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 (sách cũ)

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 Tiết 1

Câu 1. Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi EU?

A. Pháp.       B. Đức.

C. Anh.       D.Thụy Điển.

Đáp án: C

Giải thích : Vào năm 2016 nước Anh đã trưng cầu dân ý rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và được đa số người dân đồng thuận nhưng đến nay, các thủ tục để nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vẫn chưa hoàn tất và đi đến thống nhất.

Câu 2. Nước nằm gữa châu Âu, nhưng hiện nay chưa gia nhập EU là

A. Thụy Sĩ.       B.Ai-len.

C. Na Uy.       D.Bỉ.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I (bản đồ 7.2), SGK/48 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Lĩnh vực nào sau đây không phải là mục đích của EU?

A. Kinh tế.       B.Luật pháp.

C. Nội vụ.       D.Chính trị.

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/48 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về EU?

A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.

B. Là liên kết khu vực chi phối toàn bọ nền kinh tế thế giới.

C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.

D. Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài.

Đáp án: A

Giải thích : Liên minh châu Âu là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới (27 thành viên), APEC (21 thành viên), Đông Nam Á (10 thành viên),…

Câu 5. Vào năm 2004, so với Hoa Kì, EU có

A. Số dân nhỏ hơn.

B. GDP lớn hơn.

C. Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP nhỏ hơn.

D. Tỉ trọng xuất khẩu của thế giới nhỏ hơn.

Đáp án: B

Giải thích : Mục II (bảng 7.1), SGK/49 địa lí 11 cơ bản

Cho bảng số liệu:

Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2004

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ 6 đến 9:

Câu 6. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân, GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014 là:

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột ghép.

D. Biểu đồ miền.

Đáp án: C

Giải thích : Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ cột (cụ thể là biểu đồ cột ghép) là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân, GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014.

Câu 7. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014 là:

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ tròn (3 vòng tròn).

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ miền.

Đáp án: B

Giải thích : Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014.

Câu 8. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng xuất khẩu so với thế giới của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014 là:

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ miền.

Đáp án: B

Giải thích : Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng xuất khẩu so với thế giới của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014.

Câu 9. Biểu hiện nào chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?

A. Số dân lớn gấp 1,6 lần Hoa Kì.

B. GDP vượt HOA KÌ và chiếm tới 33,5% trong giá trị xuất khẩu thế giới.

C. Số dân đạt 507,9 triệu người.

D. Số dân gấp 4,0 lần Nhật Bản.

Đáp án: B

Giải thích : Biểu hiện chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là chiếm tới 33,5% trong giá trị xuất khẩu thế giới (lớn hơn Hoa Kì – 9%), chiếm 31% GDP của thế giới.

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 Tiết 2

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?

A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.

B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.

C. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.

D. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong thị trường chung.

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/51 – 52 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Tự do di chuyển bao gồm:

A. Tự do cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.

B. Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.

C. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

D. Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc.

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/51 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Tự do lưu thông hàng hóa là

A. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

B. Tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch.

C. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.

D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/51 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Việc sử dụng đồng tiền chung (ơ-rô) trong EU sẽ

A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

B. Làm tăng rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

C. Làm cho việc chuyển giao vốn trong EU trở nên khó khăn hơn.

D. Công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia trở nên phức tạp.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/52 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp CÔNG NGHIỆP hàng không E-bớt (Airbus) gồm:

A. Đức, Pháp, Tây Ban Nha.

B. Đức, Pháp, Đan Mạch.

C. Đức, Pháp, Anh.

D. Đức, Pháp, Thụy Điển.

Đáp án: C

Giải thích : Mục II, SGK/52 địa lí 11 cơ bản.

Câu 6. Liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực

A. Biên giới của EU.

B. Nằm giữa mỗi nước của EU.

C. Nằm ngoài EU.

D. Không thuộc EU.

Đáp án: A

Giải thích : Mục III, SGK/54 địa lí 11 cơ bản.

Câu 7. Hoạt động nào sau đây không hực hiện trong liên kết vùng?

A. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.

B. Xuất bản phẩm với nhiều thứ tiếng.

C. Các trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung.

D. Tổ chức các hoạt động chính trị.

Đáp án: D

Giải thích : Mục III, SGK/54 địa lí 11 cơ bản.

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 Tiết 3

Bài tập 1. Tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất

Câu 1. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa và dịch vụ.

C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/51 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

A. Gia tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khối.

B. Tăng thêm nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các nước.

C. Tăng thêm diện tích và số dân của toàn khối.

D. Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.

Đáp án: D

Giải thích : Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là tăng thêm tiềm lực kinh tế và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối với các khối kinh, các quốc cường quốc kinh tế (Nhật, Hoa Kì,…) trên thế giới.

Câu 3. Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là

A. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

B. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

C. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.

D. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

Đáp án: D

Giải thích : Việc sử dụng chung đồng tiền chung Ơ-rô có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển tiền tệ, đơn giản hóa công tác kế toán,… nhưng cùng gây nên tình trạng giá các sản phẩm hàng tiêu dùng tăng cao, dần dần dẫn tới lạm phát

Bài tập 2. Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới

Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014

(Đơn vị: %)

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Câu 1. Để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới, biểu đồ thích hợp là

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ kết hợp (cột và đường).

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014.

Câu 2. Khi vẽ hai biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 thì bán kính hình tròn

A. Thể hiện cơ cấu GDP lớn hơn.

B. Hai biểu đồ bằng nhau.

C. Thể hiện cơ cấu dân số lớn hơn.

D. Tùy ý người vẽ.

Đáp án: B

Giải thích : Khi vẽ hai biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 thì bán kính hình tròn bằng nhau do chỉ có một mốc năm (năm 2014) và hai đối tượng không liên quan đến nhau (dân số và GDP).

Câu 3. Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?

A. EU là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vượt HOA KÌ, Nhật Bản.

B. Tỉ trọng GDP của EU so với các nước ngày càng tăng.

C. Tỉ trọng số dân của EU so với các nước ngày càng tăng.

D. So với các nước, tỉ trọng GDP của EU lớn là do có số dân đông.

Đáp án: A

Giải thích : Qua bảng số liệu trên, rút ra những nhận xét sau:

- EU có GDP lớn nhất (23,7%), tiếp đến là Hoa Kì (22,2%), Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… suy ra EU là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vượt cả Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc,…

- EU có dân số tương đối ít (7%), ít hơn cả Trung Quốc (18,8%) và Ấn Độ (17,8%).

Câu 4. EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là do

A. Có nhiều quốc gia thành viên.

B. Diện tích lớn, dân số đông hơn so với các khu vực khác.

C. Có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới.

D. Tạo ra thị trường chung và sử dụng một đồng tiền chung.

Đáp án: D

Giải thích : EU đã thành công trong việc tạo ra một thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên và sử dụng một đồng tiền chung (ơ-rô). Nhờ những thành công này, EU đã trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học