Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 11 Bài 7.

Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 7:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 (sách cũ)

Câu 1. Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi EU?

A. Pháp.       B. Đức.

C. Anh.       D.Thụy Điển.

Đáp án: C

Giải thích : Vào năm 2016 nước Anh đã trưng cầu dân ý rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và được đa số người dân đồng thuận nhưng đến nay, các thủ tục để nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vẫn chưa hoàn tất và đi đến thống nhất.

Câu 2. Nước nằm gữa châu Âu, nhưng hiện nay chưa gia nhập EU là

A. Thụy Sĩ.       B.Ai-len.

C. Na Uy.       D.Bỉ.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I (bản đồ 7.2), SGK/48 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Lĩnh vực nào sau đây không phải là mục đích của EU?

A. Kinh tế.       B.Luật pháp.

C. Nội vụ.       D.Chính trị.

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/48 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về EU?

A. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.

B. Là liên kết khu vực chi phối toàn bọ nền kinh tế thế giới.

C. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.

D. Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài.

Đáp án: A

Giải thích : Liên minh châu Âu là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới (27 thành viên), APEC (21 thành viên), Đông Nam Á (10 thành viên),…

Câu 5. Vào năm 2004, so với Hoa Kì, EU có

A. Số dân nhỏ hơn.

B. GDP lớn hơn.

C. Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP nhỏ hơn.

D. Tỉ trọng xuất khẩu của thế giới nhỏ hơn.

Đáp án: B

Giải thích : Mục II (bảng 7.1), SGK/49 địa lí 11 cơ bản

Cho bảng số liệu:

Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới năm 2004

Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ 6 đến 9:

Câu 6. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân, GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014 là:

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột ghép.

D. Biểu đồ miền.

Đáp án: C

Giải thích : Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ cột (cụ thể là biểu đồ cột ghép) là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân, GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014.

Câu 7. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014 là:

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ tròn (3 vòng tròn).

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ miền.

Đáp án: B

Giải thích : Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014.

Câu 8. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng xuất khẩu so với thế giới của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014 là:

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ miền.

Đáp án: B

Giải thích : Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tỉ trọng xuất khẩu so với thế giới của EU, Hoa Kì và Nhật Bản năm 2014.

Câu 9. Biểu hiện nào chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?

A. Số dân lớn gấp 1,6 lần Hoa Kì.

B. GDP vượt HOA KÌ và chiếm tới 33,5% trong giá trị xuất khẩu thế giới.

C. Số dân đạt 507,9 triệu người.

D. Số dân gấp 4,0 lần Nhật Bản.

Đáp án: B

Giải thích : Biểu hiện chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là chiếm tới 33,5% trong giá trị xuất khẩu thế giới (lớn hơn Hoa Kì – 9%), chiếm 31% GDP của thế giới.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học