Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1 (có đáp án): Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 4)



Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 10:

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1 (có đáp án): Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 4)

Câu 24: Tác động to lớn nhất của việc đa dạng các loại hình trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học,… đối với xã hội ở Trung Quốc?

A. Giúp người học có nhiều lựa chọn hơn khi bước vào các kì tuyển sinh toàn quốc.

B. Chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cao cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.

C. Hoàn thành được chỉ tiêu của các kế hoạch về giáo dục hiện đại Trung Quốc.

D. Tạo lực hút lớn với các sinh viên, học sinh thế giới có nhu cầu du học ở Trung Quốc.

Đáp án B.

Giải thích: Tác động to lớn nhất của việc đa dạng các loại hình trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học,… đối với xã hội ở Trung Quốc là để chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cao cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Câu 25: Tiềm năng to lớn nào dưới đây về đặc điểm lao động tới phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc?

A. Nguồn nhân lực ngày càng giảm chất lượng.

B. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn.

C. Lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.

D. Lao động hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.

Đáp án C.

Giải thích: Tiềm năng to lớn về đặc điểm lao động tới phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc là lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo. Đặc điểm này tạo động lực thu hút vốn đầu tư và động lực hát triển nền kinh tế.

Câu 26: Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là

A. làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

C. mất cân bằng phân bố dân cư.

D. tỉ lệ dân nông thôn giảm mạnh.

Đáp án B.

Giải thích: Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là mất cân bằng giới tính nghiêm trọng do chỉ được sinh 1 con và tâm lý sinh con trai để nối dõi tông đường.

Câu 27: Tại sao ở Việt Nam và Trung Quốc ngành nông nghiệp là ngành không thể thiếu?

A. Đông dân.

C. Nhiều thành phần dân tộc.

D. Có nhiều đồng bằng.

D. Cung cấp nông sản xuất khẩu.

Đáp án A.

Giải thích: Trung Quốc và Việt Nam đều có dân số đông, nên vấn đề an ninh lương thực là vấn đề đáng quan tâm. Do đó ngành nông nghiệp là ngành không thể thiếu.

Câu 28: Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực trên nền tảng nào dưới đây?

A. Tình hữu nghị và sự ổn định lâu dài.

B. Tình đoàn kết và sự thịnh vượng.

C. Tình láng giềng và hợp tác toàn diện.

D. Tình thân và hướng tới tương lai.

Đáp án A.

Giải thích: Quan hệ Việt - Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay.

Câu 29: Ý nào dưới đây không phải là tác động của chính sách dân số “Mỗi gia đình chỉ có một con” tới kinh tế - xã hội Trung Quốc?

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm.

B. Chênh lệch lớn cơ cấu giới tính khi sinh.

C. Thủ tiêu tư tưởng trọng nam khinh nữ.

D. Đẩy nhanh hơn tốc độ già hóa dân số.

Đáp án C.

Giải thích: Do chính sách “Mỗi gia đình chỉ có một con” nên càng làm tư tưởng trọng nam khinh nữ trở nên nặng nề.

Câu 30: Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông chủ yếu do

A. nền kinh tế phát triển.

B. gần biển, khí hậu mát mẻ.

C. đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.

D. nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.

Đáp án A.

Giải thích: Sự hình thành các đô thị triệu dân thể hiện quá trình đô thị hóa ở trình độ cao cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Bởi nền kinh tế phát triển, đặc biệt là các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp xây dựng và dịch vụ) sẽ tạo ra nhiều việc làm, hình thành cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại, thu hút dân cư đông đúc, đời sống người dân được nâng cao. Do vậy nguyên nhân quan trọng nhất khiến miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông đúc là nền kinh tế phát triển.

Câu 31: Trung Quốc có điều kiện thuận lợi nào dưới đây để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.

B. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.

C. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Đáp án D.

Giải thích: Số dân đông tạo nên nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn là điều kiện thuận lợi nào để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Câu 32: Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt là do

A. có nhiều đồi núi cao, đồng bằng.

B. có nhiều sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa.

C. nằm sâu trong lục địa, không giáp biển.

D. nằm ở vĩ độ cao, có nhiều đồi núi.

Đáp án C.

Giải thích: Miền Tây Trung Quốc nằm sâu trong lục địa, bị ngăn cách với biển bởi miền lãnh thổ phía Đông rộng lớn, bốn bề bao bọc bởi lục địa không được cung cấp lượng ẩm từ biển nên khí hậu khô hạn, gió từ lục địa thổi ra có tính chất khô, không gây mưa. Hình thành nên kiểu khí hậu khắc nghiệt vơi bề mặt địa hình chủ yếu là các hoang mạc, bán hoang mạc.

Câu 33: Nguyên nhân chính tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn ở miền Tây Trung Quốc?

A. Động đất mạnh, núi lửa phun trào.

B. Khí hậu ôn đới lục địa.

C. Hoạt động công nghiệp mạnh mẽ.

D. Biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đáp án B.

Giải thích: Khí hậu ôn đới lục địa: có mùa đông lạnh, mùa hạ nóng. Lượng mưa trong năm từ 400 đến 600mm. Mưa nhiều nhất vào mùa hạ. Điều kiện khí hậu trên đã hình thành cảnh quan là rừng cây ôn đới, thảo nguyên và hoang mạc.

Câu 34: Trong lịch sử, người dân Trung Quốc mang vải lụa, gấm vóc,... đến trao đổi với người dân ở Ba Tư và La Mã và ngược lại bằng con đường nào?

A. Đường sắt Đông – Tây.

B. Đường sông Hoàng Hà.

C. Con đường tơ lụa.

D. Vòng qua biển Đông.

Đáp án C.

Giải thích:

- Con đường tơ lụa bắt nguồn từ miền Đông Trung Quốc (Bắc Kinh) sang miền núi cao nguyên ở phía Tây (vòng qua khu vực phía Bắc sơn nguyên Tây Tạng) tới Ấn Độ, Hy Lạp,… Trong lịch sử, người dân Trung Quốc mang vải lụa, gấm vóc,... đến trao đổi với người dân ở Ba Tư và La Mã và ngược lại. Hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra sầm uất đã kéo theo sự phân bố dân cư tập trung dọc hai bên con đường này.

- Nhờ có con đường tơ lụa, những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu Âu trên nhiều lĩnh vực.

Câu 35: Hiện nay để phát triển kinh tế miền Tây Trung Quốc thì Nhà nước đã tiến hành xây dựng tuyến đường quan trọng nào?

A. Đường sắt Đông – Tây.

B. Đường sông Hoàng Hà – Trường Giang.

C. Các sân bay ở miền Tây.

D. Đường vành đai Bắc Kinh.

Đáp án A.

Giải thích: Tuyến đường sắt Đông - Tây mới được xây dựng chạy qua Urumsi và các nước Trung Á, Tây Nam Á. Việc hình thành tuyến đường sắt Đông - Tây chạy qua lãnh thổ phía Tây là một thành tựu rất quan trọng của Trung Quốc, giúp khai phá, đổi mới miền đất này. Các hoạt động kinh tế, trao đổi hàng hóa, di chuyển của con người diễn ra nhộn nhịp hơn, đời sống kinh tế -xã hội có nhiều khởi sắc.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học