Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2 (có đáp án): Các ngành kinh tế và vùng kinh tế (phần 3)
Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 9:
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2 (có đáp án): Các ngành kinh tế và vùng kinh tế (phần 3)
Câu 12: Chính sách “duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng” của Nhật Bản nghĩa là
A. vừa phát triển các ngành then chốt, vừa phát triển các ngành phụ trợ.
B. vừa đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, vừa duy trì phát triển nông nghiệp.
C. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
D. vừa đầu tư phát triển kinh tế, vừa chú ý các vấn đề xã hội liên quan.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/83, địa lí 11 cơ bản.
Câu 13: Hiện nay, kinh tế Nhật Bản đang phát triển như thế nào?
A. Đứng đầu thế giới về kinh tế và tài chính.
B. Đứng thứ 2 thế giới về kinh tế và tài chính.
C. Đứng thứ 3 thế giới về kinh tế và tài chính.
D. Đứng thứ 4 thế giới về kinh tế và tài chính.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/82, địa lí 11 cơ bản.
Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về kinh tế Nhật Bản?
A. Là quốc gia lớn nhập siêu lớn nhất thế giới.
B. Đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI).
C. Đứng đầu thế giới về viện trợ phát triển trí thức (ODA).
D. Đứng đầu thế giới về sản xuất và sử dụng rôbôt.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/82, địa lí 11 cơ bản.
Câu 15: Tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?
A. Rừng bao phủ phần lớn diện tích, diện tích lớn nhất, dân cư tập trung đông.
B. Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.
C. Do tập trung nhiều khoáng sản có giá trị cho sản xuất.
D. Do có khí hậu lạnh, dễ dàng bảo quản sản phẩm sau chế biến.
Đáp án B.
Giải thích: phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất vì đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi: Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.
Câu 16: Hai ngành nào dưới đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản?
A. Thương mại và giao thông.
B. Thương mại và tài chính.
C. Tài chính và du lịch.
D. Du lịch và giao thông.
Đáp án B.
Giải thích: Với vị trí đứng thứ 4 thế giới về thương mại, bạn hàng lớn với nhiều nước; ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, 2 ngành: Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản.
Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn – su?
A. Dân cư tập trung đông đúc.
B. Có nhiều thành phố, đô thị lớn và lâu đời.
C. Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi.
D. Tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Đáp án D.
Giải thích: Lãnh thổ phía nam đảo Hôn su có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp:
- Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên: địa hình đồng bằng thuận lợi cho xây dựng các cơ sở công nghiệp, vị trí thuận lợi kết hợp với đường bờ biển thuận lợi cho xây dựng các cảng biển lớn đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hóa.
- Đây là vùng tập trung nhiều thành phố đô thị lớn và sớm được khai phá ở Nhật Bản (Tô-ki-ô, Cô-bê, Ô-xa-ca, Na-gôi-a): tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào có trình độ cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển,...
=> Đây là những nhân tố thuận lợi cho phát triển công nghiệp ở khu vực này, vùng đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp lớn.
- Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn là hạn chế lớn nhất cho sự phát triển công nghiệp của khu vực này. Tài nguyên thiên nhiên không phải là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp ở vùng phía nam đảo Hôn – su.
Câu 18: Tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?
A. Do tập trung nhiều khoáng sản có giá trị cho sản xuất.
B. Do có khí hậu lạnh, dễ dàng bảo quản sản phẩm sau chế biến.
C. Rừng bao phủ phần lớn diện tích, diện tích lớn nhất, dân cư tập trung đông.
D. Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.
Đáp án D.
Giải thích: phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất vì đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi là do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân.
Câu 19: Dẫn chứng nào chứng minh cho nhận xét: “Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản”?
A. Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ.
B. Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.
C. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%.
D. Lúa gạo là cây trồng chính, chiếm 50% diện tích canh tác.
Đáp án C.
Giải thích: Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%. Nhật Bản nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Câu 20: Điểm nào sau đây không đúng với ngành hải sản của Nhật Bản?
A. Tôm, cua, cá thu, cá ngừ là các sản phẩm đánh bắt chính.
B. Nghề nuôi trồng hải sản không được chú trọng phát triển.
C. Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao.
D. Ngư trường ngày nay bị thu hẹp so với trước đây.
Đáp án B.
Giải thích: Ở Nhật Bản nghề nuôi trồng hải sản như nuôi tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc được chú trọng phát triển.
Câu 21: Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là
A. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Hachinôhê.
B. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Tô-ya-ma.
C. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.
D. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Nagaxaki, Cusirô.
Đáp án C.
Giải thích: Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên “chuỗi đô thị” ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.
Câu 22: Bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản với các nước phát triển là
A. Hoa Kì và EU.
B. Hoa Kì và Anh.
C. Hoa Kì và Đức.
D. Hoa Kì và Pháp.
Đáp án A.
Giải thích: Bạn hàng của Nhật Bản có cả nước đang phát triển và phát triển. Nước phát triển là Hoa Kì và EU.
Câu 23: Vì sao việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?
A. Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.
B. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.
C. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.
D. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước.
Đáp án D.
Giải thích: Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng nghĩa là vừa phát triển các xí nghiệp lớn vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Điều này giúp phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và vùng kinh tế (phần 4)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 3)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều