Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2 năm 2023 (có đáp án)

Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 9:

Để giúp học sinh lớp 11 có thêm tài liệu tự luyện trắc nghiệm Địa Lí 11 năm 2023 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Câu 1: Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là?

A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.

C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.

D. Có tới 80% lao động hoạt động trong ngành công nghiệp.

Đáp án:

Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao: giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới (sản xuất máy công nghiệp, thiết bị điện tử, tàu biển, ô tô,…)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là?

A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.

B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.

D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.

Đáp án:

Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Hai ngành dịch vụ có vai trò quan trọng hàng đầu ở Nhật Bản là?

A. Thương mại và du lịch.

B. Du lịch và tài chính.

C. Thương mại và tài chính.

D. Tài chính và giao thông biển.

Đáp án:

Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt trong phát triển dịch vụ ở Nhật Bản

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức?

A. Tự nhiên

B. Bán tự nhiên

C. Chuồng trại

D. Trang trại

Đáp án:

Chăn nuôi tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Cây trồng chính của Nhật Bản là?

A. Lúa mì.

B. Chè.

C. Lúa gạo.

D. Thuốc lá.

Đáp án:

Cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản là lúa gạo (chiếm 50% diện tích trồng trọt)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là?

A. Tự cung, tự cấp.

B. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

C. Quy mô lớn.

D. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Đáp án:

Nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là?

A. Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.

B. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.

C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

D. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.

Đáp án:

Vùng kinh tế đảo Kiu-xiu phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng?

A. Hôn-su.

B. Kiu-xiu.

C. Xi-cô-cư.

D. Hô-cai-đô.

Đáp án:

Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo?

A. Kiu-xiu

B. Xi-cô-cư

C. Hôn-su

D. Hô-cai-đô

Đáp án:

Vùng kinh tế Hôn-su  tập trung các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại.

D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Đáp án:

Đặc điểm ngành dịch vụ Nhật Bản là

- Là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% cơ cấu GDP năm 2004 -> nhận xét A đúng.

- Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt -> nhận xét B đúng

- Nhật Bản là nước đứng hàng đầu trên thế giới về tài chính, ngân hàng -> nhận xét C đúng

- Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều

=> Nhận xét D. Đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng là không đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh vì?

A. Tăng năng suất và chất lượng nông sản, trong điều kiện đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.

B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao.

C. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.

D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.

Đáp án:

Sản xuất thâm canh là áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng nông sản trên một đơn vị diện tích ->mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời khắc phục hạn chế lớn nhất trong nông nghiệp Nhật Bản là diện tích đất nông nghiệp ít (1%) và khả năng mở rộng hạn chế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

A. Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.

B. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.

C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

D. Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.

Đáp án:

Các đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn – su là:

- Diện tich rộng nhất, dân số đông nhất.

- Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.

=> Nhận xét A, C, D đúng

- Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế không phải là đặc điểm của vùng kinh tế Hôn- su

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Đâu không phải là nguyên nhân khiến các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn – su?

A. Dân cư tập trung đông đúc.

B. Có nhiều thành phố, đô thị lớn và lâu đời.

C. Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi.

D. Tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Đáp án:

Lãnh thổ phía nam đảo Hôn su có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp:

- Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên: địa hình đồng bằng thuận lợi cho xây dựng các cơ sở công nghiệp, vị trí thuận lợi kết hợp với đường bờ biển thuận lợi cho xây dựng các cảng biển lớn -> đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hóa.

- Đây là vùng tập trung nhiều thành phố đô thị lớn và sớm được khai phá ở Nhật Bản (Tô-ki-ô, Cô-bê, Ô-xa-ca, Na-gôi-a) : tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào có trình độ cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển….

=> Đây là những nhân tố thuận lợi cho phát triển công nghiệp ở khu vực này, vùng đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp lớn.

- Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn là hạn chế lớn nhất cho sự phát triển công nghiệp của khu vực này. Tài nguyên thiên nhiên không phải là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp ở vùng phía nam  đảo Hôn – su.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì?

A. Được bao bọc bởi biển và đại dương, có nhiều ngư trường lớn.

B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Đáp án:

Quần đảo Nhật Bản được bao bọc bởi vùng biển và đại dương rộng lớn, vùng biển Nhật Bản là nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên nhiều ngư trường lớn với nhiều loài cá.

=> Đem lại nguồn lợi thủy sản vô cùng lớn -> ngành đánh bắt hải sản phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do?

A. Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu lại phát huy được thế mạnh lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.

C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Đáp án:

- Phát triển các ngành công nghệ cao có nhiều ưu điểm và mang lại vai trò quan trọng là:

+ Đây là những ngành sử dụng ít nguyên liệu trong quá trình sản xuất -> điều này khắc phục được hạn chế về tài nguyên khoáng sản nghèo nàn ở Nhật Bản.

+ Lao động Nhật Bản có trình độ cao -> là điều kiện thuận lợi để ứng dụng khoa học kĩ thuật, phát triển các ngành kĩ thuật cao.

+ Đồng thời, các ngành kĩ thuật cao (các sản phẩm điện tử - tin học, robot..) mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế Nhật Bản.

=> Đây là những nguyên nhân khiến Nhật Bản tập trung phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất giúp ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là?

A. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.

B. Công nghiệp phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa quốc tế lớn.

C. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.

D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Đáp án:

Nhật Bản được bao bọc bởi các biển và đại dương, tiếp giáp vùng biển rộng lớn. Lãnh thổ là một quần đảo gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, bờ biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho xây dựng cảng biển.

=> Đây là điều kiện quan trọng nhất để Nhật Bản phát triển mạnh ngành vận tải đường biển.

Đáp án cần chọn là: A

Bài giảng: Bài 9: Nhật Bản - Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế - Cô Vũ Thị Hiên (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 có đáp án khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học