Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 2: Vận tốc (hay, chi tiết)
Bài viết Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 2: Vận tốc hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 2: Vận tốc.
Bài giảng: Bài 2: Vận tốc - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)
Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Chú ý: Dựa vào vận tốc có thể so sánh chuyển động của các vật nhanh hay chậm.
+ Vật có vận tốc càng lớn thì chuyển động càng nhanh.
+ Vật có vận tốc càng nhỏ thì chuyển động càng chậm.
Công thức:
Trong đó:
s là độ dài quãng đường đi được
v là vận tốc
t là thời gian để đi hết quãng đường
- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h)
- Mối liên hệ giữa m/s và km/h:
- Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế (hay đồng hồ vận tốc). Tốc kế thường gắn trên xe ô tô, xe máy để đo vận tốc chuyển động của xe.
Lưu ý:
+ Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc:
1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s hay 1m/s = nút.
+ Vận tốc ánh sáng: 300.000 km/s.
• Đơn vị độ dài người ta còn dùng là “năm ánh sáng”.
• Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.
• Năm ánh sáng = 9,4608 . 1012 km ≈ 1016m.
Ví dụ: Khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất là 4,3 năm ánh sáng (gần bằng 43 triệu tỉ mét).
- Công thức vận tốc:
- Tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: s = v.t
- Tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được:
- Căn cứ vào vận tốc của các chuyển động trong cùng một đơn vị: Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn, vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn.
Ví dụ: v1 = 3 km/h, v2 = 6 km/h thì v1 < v2
- Nếu đề bài hỏi vận tốc của vật này lớn gấp mấy lần vận tốc của vật kia thì ta lập tỉ số giữa hai vận tốc.
- Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động. Tìm vận tốc của vật A so với vật B.
+ Khi hai vật chuyển động cùng chiều:
v = vA – vB (vA > vB) ⇒ Vật A lại gần vật B
v = vB – vA (vA < vB) ⇒ Vật B đi xa hơn vật A
+ Khi hai vật chuyển động ngược chiều:
Nếu hai vật chuyển động ngược chiều thì ta cộng vận tốc của chúng lại với nhau (v = vA + vB)
a) Hai vật chuyển động ngược chiều
- Nếu hai vật chuyển động ngược chiều, khi gặp nhau, tổng quãng đường đã đi bằng khoảng cách của hai vật.
Hai vật A và B chuyển động ngược chiều, gặp nhau tại G
Trong đó: S1 là quãng đường vật A đi tới G
S2 là quãng đường vật B đi tới G
AB là tổng quãng đường hai vật đã đi: AB = S = S1 + S2
Chú ý: Nếu hai vật xuất phát cùng một lúc thì thời gian chuyển động của hai vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau: t = t1 = t2
- Tổng quát:
(S là tổng quãng đường các vật đã đi cũng là khoảng cách ban đầu của hai vật)
b) Hai vật chuyển động cùng chiều
- Nếu hai vật chuyển động cùng chiều, khi gặp nhau, hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật.
Hai vật A và B chuyển động cùng chiều tới chỗ gặp G
Trong đó: S1 là quãng đường vật A đi tới chỗ gặp G
S2 là quãng đường vật B đi tới chỗ gặp G
S3 là hiệu quãng đường của các vật đã đi và cũng là khoảng cách ban
đầu của hai vật.
- Tổng quát:
Chú ý:
+ Nếu hai vật xuất phát cùng một lúc thì thời gian chuyển động của hai vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau: t = t1 = t2
+ Nếu không chuyển động cùng một lúc thì ta tìm t1, t2 dựa vào thời điểm xuất phát và lúc gặp nhau.
- Gọi vx, tx, sx lần lượt là vận tốc, thời gian và quãng đường khi xuôi dòng.
vng, tng, sng là vận tốc, thời gian, quãng đường khi ngược dòng.
vn là vận tốc của dòng nước.
vt là vận tốc thực của thuyền khi dòng nước yên lặng.
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 4: Biểu diễn lực (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 4 (có đáp án): Biểu diễn lực
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 5 (có đáp án): Sự cân bằng lực - Quán tính
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều