Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều (cực hay)
Bài viết Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều.
Cách giải bài tập chuyển động đều, chuyển động không đều (cực hay)
1. Chuyển động cơ học:
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
- Một vật được coi là đứng yên(so với vật khác) khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
2. Các dạng chuyển động thường gặp:
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn.
3. Chuyển động đều
Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
4. Chuyển động không đều
- Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều:
- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức:
+ Trong đó:
S: là tổng quãng đường đi được
t: tổng thời gian đi hết quãng đường đó.
Ví dụ 1: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng trường là:
A. Chuyển động thẳng
B. Chuyển động cong
C. Chuyển động tròn
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Lời giải:
Đáp án: D
Ban đầu khi viên đạn mới ra khỏi nòng súng, nó chuyển động thẳng. Sau đó do trọng lực nên nó sẽ chuyển động cong dần và rơi xuống đất.
Ví dụ 2: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Các ô tô chuyển động đối với nhau
B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà
C. Các ô tô đứng yên đối với nhau
D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô
Lời giải:
Đáp án: C
Vì các ô tô chuyển động cùng chiều cùng vận tốc nên sau một khoảng thời gian vị trí hai ô tô so với nhau không thay đổi. Do đó các ô tô đứng yên đối với nhau
Ví dụ 3: Dạng chuyển động của đầu kim giây đồng hồ là dạng gì?
Lời giải:
Chuyển động tròn đều. Đầu kim giây chuyển động tròn, với vận tốc không đổi nên nó chuyển động tròn đều.
Câu 1: Một vật chuyển động đều thì
A. vận tốc của vật thay đổi đều theo thời gian.
B. vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.
C. vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.
D. vận tốc của vật tăng đều theo thời gian.
Lời giải:
Đáp án: C
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian
Câu 2: Một vật chuyển động không đều thì :
A. vận tốc của vật thay đổi đều theo thời gian.
B. vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.
C. vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.
D. vận tốc của vật giảm đều theo thời gian.
Lời giải:
Đáp án: B
Chuyển động không đều là Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc
B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành
C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ
D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga
Lời giải:
Đáp án: C
- Đầu kim đồng hồ chuyển động trong những khoảng thời gian bằng nhau được những đoạn có độ dài bằng nhau.
- Vì vậy chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động đều.
Câu 4: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều ?
A. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
B. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
C. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
D. Chuyển động của kim phút đồng hồ.
Lời giải:
Đáp án: A
Khi xe đạp xuống dốc nó do lực hút của trái đất xe sẽ chuyển động nhanh dần. Nó không phải là chuyển động đều.
Câu 5: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều?
A. Chuyển động của quả sầu riêng rơi từ trên cây xuống
B. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
C. Chuyển động của bánh xe ô tô
D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế
Lời giải:
Đáp án: B
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Trong các chuyển động kể trên thì chỉ có chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là có vận tốc không đổi theo thời gian.
Câu 6: Em hãy tìm 2 ví dụ về vật chuyển động có quỹ đạo là đường tròn?
Lời giải:
Chuyển động của đầu kim giây đồng hồ và chuyển động đầu cánh quạt.
Câu 7: Lan và Hương đứng quan sát một em bé ngồi trên vòng đu quay ngang. Lan thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay là không đổi nên cho rằng em bé đứng yên. Hương thấy vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm đu quay nên cho rằng em bé chuyển động. Ai đúng, ai sai? Tại sao?
Lời giải:
Hương đúng, Lan sai.
- Vì sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. Mặc dù khoảng cách từ em bé đến tâm đu không đổi nhưng vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm quay.
- Do đo, so với tâm quay em bé đang chuyển động
Câu 8: Một ôtô chuyển động từ A đến B dài 120km với vận tốc 80km/h. Sau đó từ B ôtô quay lại A mất khoảng thời gian 2giờ. Tính vận tốc của ôtô trên quãng đường BA?
Lời giải:
- Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
120 : 80 = 1,5 (giờ)
- Tổng thời gian ô tô đi từ A đến B rồi quay về A là:
1,5 + 2 = 3,5 (giờ)
- Vận tốc trung bình của ô tô là:
2.120 : 3,5 = 68,6 (km/h)
Đáp số: 68,6km/h
Câu 9: Để đo khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng, người ta phóng lên mặt trăng một tia lade. Sau 2,66 giây máy thu nhận được tia lade phản hồi về mặt đất. ( Tia la de bật trở lại sau khi đập vào mặt trăng ). Biết rằng vận tốc tia lade là 300000km/s. Tính khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.
Lời giải:
- Quãng đường lade đã đi được trong khoảng thời gian 2,66s là:
2,66. 300000 = 798000 (km)
- Khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng là:
798000:2 = 399000 (km)
Đáp số: 399000km
Câu 10: Một vận động viên bắn súng bắn một phát đạn vào bia cách chỗ người đó đứng là 330m. Khi viên đạn bắn trúng vào bia thì nó sẽ phát nổ. Thời gian từ lúc bắn đến lúc người đó nghe thấy tiếng đạn nổ (khi đạn ghăm vào bia) là 1,6s. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Tính vận tốc trung bình của viên đạn?
Lời giải:
- Thời gian từ lúc viên đạn nổ đến khi người đó nghe được tiếng nổ là:
330 : 330 = 1 (giây)
- Thời gian viên bạn bay từ điểm bắn đến bia là:
1,6 – 1 = 0,6 (giây)
- Vận tốc trung bình của viên đạn là:
330 : 0,6 = 550 (m/s)
Đáp số: 550m/s
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 cực hay, có lời giải chi tiết khác:
- Dạng 1: Cách giải bài toán Hai vật chuyển động cùng chiều (cực hay)
- Dạng 2: Cách giải bài toán Hai vật chuyển động ngược chiều (cực hay)
- Dạng 21: Cách giải bài tập về Lực ma sát (cực hay)
- Dạng 22: Cách giải bài tập về Cơ năng, Thế năng, Động năng (cực hay)
- Dạng 23: Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực (cực hay)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều