Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực (cực hay)

Bài viết Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách biểu diễn lực.

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực (cực hay)

Học sinh cần nắm kiến thức về lực, lực cân bằng, lực quán tính

1. Lực

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

- Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.

- Đơn vị của lực là Niutơn (N).

2. Biểu diễn lực:

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

- Gốc là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều là phương và chiều của lực.

- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

- Ký hiệu: Cách giải bài tập về Hai lực cân bằng, lực quán tính cực hay , cường độ F.

Ví dụ 1: Hình dưới đây biểu diễn:

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

A. Lực có cường độ 30N, hướng xuống dưới

B. Lực có cường độ 10N, hướng xuống dưới

C. Lực có cường độ 30N, hướng lên trên

D. Lực có cường độ 10N, hướng lên trên

Lời giải:

Đáp án: A

   Độ dài véc tơ có 3 đoạn, mỗi đoạn ứng với 10N nên cường độ của lực là 30N. Mũi tên hướng xuống dưới biểu diễn lực có chiều hướng xuống dưới

Ví dụ 2: Hình dưới đây biểu diễn lực:

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

A. Có độ lớn 60N, phương tạo với phương nằm ngang một góc 160°, chiều hướng lên trên

B. Có độ lớn 60N, phương tạo với phương nằm ngang một góc 20°, chiều hướng từ trái sang phải

C. Có độ lớn 20N, phương tạo với phương nằm ngang một góc 20° , chiều hướng sang trái

D. Có độ lớn 60N, phương tạo với phương nằm ngang một góc 160°, chiều hướng sang trái

Lời giải:

Đáp án: B

- Độ dài véc tơ có 3 đoạn, mỗi đoạn ứng với 20N nên cường độ của lực là 60N. Mũi tên hướng từ trái sang phải biểu diễn lực có chiều từ trái sang phải.

- Phương của véc tơ tạo với phương nằm ngang một góc 20° biểu diễn lực có phương tạo với phương nằm ngang một góc 20°

Ví dụ 3: Lực F có độ lớn 40N, phương tạo với phương nằm ngang một góc 40°, chiều hướng lên trên. Hình nào dưới đây biểu diễn chính xác lực F như mô tả bên trên?

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

A. Hình 1      B. Hình 2

C. Hình 3      D. Hình 4

Lời giải:

Đáp án: A

- Dựa vào hình vẽ ta thấy hình 3, 4 biểu diễn lực có chiều hướng từ trên xuống dưới. Hình số 2 lực có cường độ là 80N.

- Chỉ có hình thứ 2 là biểu diễn lực có độ lớn 40N, phương tạo với phương nằm ngang một góc 40°, chiều hướng lên trên

Câu 1: Cho vec tơ lực được biểu diễn như hình vẽ. Điểm đặt lực nằm ở vị trí:

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

A. Số 1      B. Số 2

C. Số 3      D. Số 4

Lời giải:

Đáp án: A

   Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có gốc là điểm đặt của lực. Vì vậy điểm đặt lực là ở vị trí số 1.

Câu 2: Lực là một đại lượng vec tơ được biểu diễn bằng một mũi tên. Trong biểu diễn lực độ dài mũi tên cho biết:

A. Chiều của lực

B. Phương của lực

C. Hướng của lực

D. Độ lớn của lực

Lời giải:

Đáp án: D

   Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

Câu 3: Hình dưới đây biểu diễn lực:

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

A. Có độ lớn 90N, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái

B. Có độ lớn 90N, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải

C. Có độ lớn 30N, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải

D. Có độ lớn 30N, phương nằm ngang, chiều từ dưới lên trên

Lời giải:

Đáp án: B

   Độ dài véc tơ có 3 đoạn, mỗi đoạn ứng với 30N nên cường độ của lực là 90N. Mũi tên hướng từ trái sang phải biểu diễn lực có chiều từ trái sang phải. Phương của véc tơ trùng với phương nằm ngang.

Câu 4: Lực F có độ lớn 100N, tạo với phương nằm ngang một góc 90°, chiều hướng lên trên. Hình nào dưới đây biểu diễn chính xác lực F như mô tả bên trên?

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

A. Hình 1      B. Hình 2

C. Hình 3      D. Hình 4

Lời giải:

Đáp án: C

- Hình 1 và 4 biểu diễn lực có cường độ là 50N. Hình 2 biểu diễn lực có chiều từ trên xuống dưới.

- Chỉ có hình 3 biểu diễn lực F có độ lớn 100N, tạo với phương nằm ngang một góc 90°, chiều hướng lên trên.

Câu 5: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Nếu tác dụng lên ô tô lực F như trong hình vẽ thì vận tốc của ô tô thay đổi như thế nào?

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

Lời giải:

   Xe sẽ chuyển động với vận tốc lớn hơn. Vì vận tốc của xe và lực F tác dụng vào xe cùng chiều hướng sang phải nên sẽ làm tăng vận tốc của xe.

Câu 6: Dựa vào hình vẽ em hãy mô tả lực F tác dụng vào vật?

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

Lời giải:

   Lực F tác dụng vào vật có cường độ là 30N. Có phương tạo với phương ngang một góc 30° và có chiều hướng lên trên.

Câu 7: Một vật nặng có khối lượng 2kg được treo lên giá nhờ 1 sợi dây như trong hình vẽ. Em hãy cho biết vật chịu tác dụng của những lực nào và biểu diễn các véc tơ lực tác dụng vào vật?

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

Lời giải:

- Ta có hình vẽ:

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

   Vật chịu tác dụng của hai lực: lực căng dây T và trọng lực P. Hai lực này là hai lực cân bằng. Lực P có phương thẳng đứng và hướng xuống dưới, lực T hướng lên trên.

Câu 8: Một vật đang đứng yên thì chịu tác dụng của 2 lực Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay . Hai lực này có phương nằm ngang và ngược chiều nhau. Khi chịu tác dụng của hai lực này thì vật bắt đầu chuyển động về bên phải.

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

- Biết cường độ lực F1 = 20N và F2 = 40N. Biểu diễn hai lực Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay , vận tốc của vật. Hợp lực của hai lực này có cường độ là bao nhiêu?

Lời giải:

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

- Do lực F2 > F1 nên vật chuyển động theo chiều lực F2. Vậy lực F2 hướng sang trái, lực F1 hướng sang phải.

- Hai lực tác dụng vào vật cùng phương nhưng ngược chiều, nên hợp lực của chúng có cường độ bằng hiệu độ lớn hai lực. Độ lớn của hợp lực là 20N.

Câu 9: Hình bên biểu diễn lực tác dụng vào một quả bóng tenis. Em hãy cho biết quả bóng này đang bay lên hay rơi xuống? giải thích?

Cách giải bài tập Cách biểu diễn lực cực hay

Lời giải:

- Quả bóng này đang đi lên.

- Dựa vào hình vẽ ta thấy lực F và trọng lực P tác dụng vào quả bóng cùng phương và ngược chiều nhau.

- Lực F có cường độ lớn hơn P. Nên tổng hợp lực của hai lực này là một lực có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên (cùng chiều với F). Do đó quả bóng này đang đi lên.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 cực hay, có lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học