Cách giải bài tập về Lực ma sát (cực hay)

Bài viết Cách giải bài tập về Lực ma sát với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về Lực ma sát.

Cách giải bài tập về Lực ma sát (cực hay)

Học sinh cần nắm được kiến thức về lực ma sát, ba loại lực ma sát

1. Lực ma sát

Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay

- Lực ma sát là lực xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật. Lực ma sát phụ thuộc vào độ lớn của áp lực, bề mặt tiếp xúc

- Có ba loại lực ma sát: ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn

2. Lực ma sát trượt

Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay

Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt vủa vật khác.

Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại.

3. Lực ma sát lăn

Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một lăn trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ: Ôtô đang chạy tắt máy, hay cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện... sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lắn.

Chú ý: Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.

4. Lúc ma sát nghỉ

Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác.

Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

Ví dụ 1: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường

B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Lời giải:

Đáp án: C

   Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn là lực đàn hồi. Các lực còn lại là lực ma sát.

Ví dụ 2: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. ma sát lăn

B. ma sát trượt

C. ma sát nghỉ

D. lực quán tính

Lời giải:

Đáp án: A

   Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Bánh xe lăn trên mặt đường nên lực tương tác giữa bánh xe và mặt đường là lực ma sát lăn.

Ví dụ 3: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:

A. tăng ma sát trượt

B. tăng ma sát lăn

C. tăng ma sát nghỉ

D. tăng quán tính

Lời giải:

Đáp án: A

Ta có:

   + Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

   + Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

   + Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

⇒ Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để tăng ma sát trượt giữa má phanh và bánh xe làm xe dừng lại

Câu 1: Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.

B. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.

C. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.

D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.

Lời giải:

Đáp án: A

   Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng là lực đàn hồi của lò xo. Lực này không phải lực ma sát.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt:

A. Viên bi lăn mặt đất

B. Khi viết phấn trên bảng

C. Bánh xe đạp khi xe chạy trên đường

D. Trục ổ bi ở quạt trần

Lời giải:

Đáp án: B

   Viên bi lăn mặt đất, Bánh xe đạp khi xe chạy trên đường, Trục ổ bi ở quạt trần trong ba trường hợp này lực ma sát xuất hiện là lực ma sát lăn. Chỉ có khi ta viết phấn trên bảng thì viên phấn trượt trên mặt bảng nên lực xuất hiện là lực ma sát trượt

Câu 3: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe

B. Ma sát khi đánh diêm

C. Ma sát tay cầm quả bóng

D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường

Lời giải:

Đáp án: D

   Lực ma sát lăn sinh ra khi một lăn trên bề mặt của vật khác. Trong các trường hợp kể trên thì chỉ có bánh xe với mặt đường xuất hiện lực ma sát lăn.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Quả dừa rơi từ trên cao xuống

B. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà

C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi

D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Lời giải:

Đáp án: D

   Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác. Khi nằm trên mặt dốc, chiếc xe bị trọng lực kéo xuống, nhưng nó không chuyển động là do có lực ma sát nghỉ giữ nó nằm yên.

Câu 5: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Lời giải:

Đáp án: B

- Lực ma sát là lực xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật. Lực ma sát phụ thuộc vào độ lớn của áp lực, bề mặt tiếp xúc.

- Vì vậy muốn giảm lực ma sát thì ta tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

Câu 6: Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?

Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay

Lời giải:

   Lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay là lực ma sát nghỉ. Lực này giúp cho chiếc bút không bị trượt khỏi tay khi có tác dụng của các lực khác như: trọng lực…

Câu 7: Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp lực ma sát xuất hiện giữa các vật là có lợi. Hãy kể 3 ví dụ lực ma sát có lợi? và chỉ rõ đó là loại lực ma sát gì?

Lời giải:

- Lực ma sát trượt xuất hiện khi viết phấn lên bảng.

- Lực ma sát trượt xuất hiện khi ta phanh xe.

- Lực ma sát nghỉ giúp ta cầm được các đồ vật mà không bị trượt, rơi.

Câu 8: Móc lực kế vào vật nặng đặt trên mặt bàn rồi kéo từ từ lực kế theo phương ngang. Ta thấy vật nặng vẫn nằm im và lực kế chỉ 100N. Khi đó có xuất hiện lực ma sát không? Nếu có thì lực ma sát xuất hiện là lực gì? Độ lớn là bao nhiêu?

Lời giải:

   Khi đó xuất hiện lực ma sát nghỉ ngăn cản vật không trượt trên mặt bàn. Lực ma sát nghỉ này cân bằng với lực kéo nên nó có độ lớn là 100N.

Câu 9: Một đoàn tàu đang giảm tốc độ khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 20000N. Em có nhận xét gì về độ lớn của lực ma sát khi đó?

Lời giải:

Lực ma sát lớn hơn 20000N.

- Vì tàu đang giảm tốc nên lực kéo của đầu máy nhỏ hơn lực ma sát ngăn cản chuyển động. Nên lực ma sát lúc đó phải lớn hơn 20000N

Câu 10: Một xe máy chuyển động thẳng đều, lực kéo của động cơ là 500N. Độ lớn của lực ma sát là bao nhiêu?

Lời giải:

-Xe máy đang chuyển động thẳng đều nên lực tác dụng vào xe máy cân bằng nhau. Vì vậy độ lớn của lực ma sát bằng với độ lớn của lực kéo.

Do đó lực ma sát có độ lớn là 500N.

Bài 1: Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.

B. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.

C. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.

D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.

Bài 2: Có mấy loại lực ma sát?

A. 1       

B. 2             

C. 3       

D. 4

Bài 3: Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để:

A. tăng ma sát trượt

B. tăng ma sát lăn

C. tăng ma sát nghỉ

D. tăng quán tính

Bài 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. ma sát trượt       

B. ma sát nghỉ

C. ma sát lăn       

D. lực quán tính

Bài 5: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Viên bi lăn trên cát.

B. Bánh xe đạp chạy trên đường.

C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.

D. Khi viết phấn trên bảng.

Bài 6: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát lăn?

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.

B. Ma sát khi đánh diêm.

C. Ma sát tay cầm quả bóng.

D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường.

Bài 7: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà.

B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống.

C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi.

D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc.

Bài 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?

A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.

B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.

D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

Bài 9: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc.

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc.

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Bài 10: Hoa đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?

A. Lăn vật

B. Kéo vật

C. Cả 2 cách như nhau

D. Không so sánh được

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 cực hay, có lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học