Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 (có đáp án): Vận tốc
Với Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 : Vận tốc có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 2 : Vận tốc
Bài 1: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
A. vôn kế B. nhiệt kế
C. tốc kế D. ampe kế
Tốc kế là dụng cụ để xác định tốc độ tức là sự nhanh chậm của chuyển động của một vật
⇒ Đáp án C
Bài 2: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?
A. Cho biết hướng chuyển động của vật.
B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.
C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.
Độ lớn của vận tốc cho ta biết vật chuyển động nhanh hay chậm
⇒ Đáp án C
Bài 3: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0oC có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?
A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn.
B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn.
C. Hai chuyển động bằng nhau.
D. Tất cả đều sai.
VH = 1692 m/s
⇒ VH < VD
⇒ Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn
⇒ Đáp án B
Bài 4: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào
A. đơn vị chiều dài
B. đơn vị thời gian
C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
D. các yếu tố khác.
Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian
⇒ Đáp án C
Bài 5: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm (trung bình là 365 ngày). Biết vận tốc quay của Trái Đất bằng 108000 km/h. Lấy π ≈ 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là:
A. 145 000 000 km
B. 150 000 000 km
C. 150 649 682 km
D. 149 300 000 km
Trong một năm Trái Đất quay: s = v.t = 365.24.108000 = 946080000 km
Bán kính Trái Đất:
⇒ Đáp án C
Bài 6: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s.
A. 5100 m B. 5000 m
C. 5200 m D. 5300 m
Bom nổ cách người quan sát: s = v.t = 340.15 = 5100 m
⇒ Đáp án A
Bài 7: Một máy bay bay với vận tốc 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu?
A. 1 giờ 20 phút B. 1 giờ 30 phút
C. 1 giờ 45 phút D. 2 giờ
= 1,75 giờ = 1 giờ 45 phút
⇒ Đáp án C
Bài 8: Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.
Thời gian người đó đi từ A đến B là:
t = 8h5’ – 7h20’ = 45’ = 2700s
Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m
Vận tốc của người đó:
Bài 9: Lúc 8 giờ một người đi xe đạp khởi hành từ A về B với vận tốc 5 m/s. Lúc 10 giờ một người đi xe máy cũng đi từ A về B với vận tốc 36 km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
- Gọi t là thời gian của người đi xe đạp kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau.
- Thời gian của người đi xe máy kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau là t -1.
Quãng đường người đi xe đạp đi được:
sĐ = vĐ.t = 5.3,6.t = 18t (1)
Quãng đường người đi xe máy đi được:
sM = vM.t = 36.(t - 1) = 36t – 36 (2)
- Khi gặp nhau thì: sĐ = sM (3)
- Từ (1), (2) và (3) ta có: 18t = 36t – 36 ⇒ t = 2 giờ
Vậy sau 9 + 2 = 11 giờ hai người gặp nhau.
Nơi gặp nhau: sĐ = 18.2 = 36 (km)
Bài 10: Một người đến ga tàu thì bị chậm mất 30 phút sau khi tàu đã rời khỏi nhà ga A. Để được đi tàu, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên tàu ở nhà ga B kế tiếp. Khi đi được 3/4 quãng đường từ A đến B thì taxi đuổi kịp tàu. Hỏi người này phải đợi tàu ở nhà ga B trong bao lâu? Coi taxi và tàu chuyển động với vận tốc không đổi theo thời gian.
- Gọi G là địa điểm taxi đuổi kịp tàu
- Gọi t là thời gian xe taxi đi từ A đến khi gặp nhau tại G và vì taxi và tàu chuyển động với vận tốc không đổi theo thời gian
⇒ thời gian xe taxi và tàu đi từ G đến B là:
- Vì chậm mất 30 phút = 1/2 giờ nên thời gian tàu đi từ nhà ga A đến G và từ G đến B lần lượt là:
Vậy thời gian người đó phải đợi tại nhà ga B là:
Bài tập bổ sung
Bài 1: Dụng cụ để vận tốc của một vật gọi là.
A. vôn kế
B. nhiệt kế
C. tốc kế
D. ôm kế
Bài 2: Dựa vào đại lượng nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm?
A. Khối lượng
B. Thể tích
C. Vận tốc
D. Cả 3 đáp an trên
Bài 3: Nam chạy 100m hết 13,5s, Hưng chạy 150m với vận tốc 38km/h. Hỏi ai chạy nhanh hơn?
A. Nam
B. Hưng
C. Bằng nhau.
D. Tất cả đều sai.
Bài 4: Yếu tố nào ảnh hưởng đến độ lớn vận tốc?
A. Khối lượng của vật khi rơi tự do.
B. Lực tác động ban đầu.
C. Công suất.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Bài 5: Khi trời mưa có sấm chớp ta nghe thấy tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chớp. Nhận định nào sau đây đúng
A. Vận tốc của ánh sáng nhanh hơn vận tốc âm thanh.
B. Vận tốc của ánh sáng chậm hơn vận tốc âm thanh.
C. Vận tốc của ánh sáng bằng hơn vận tốc âm thanh.
D. Không so sánh được vận tốc của ánh sáng và vận tốc âm thanh.
Bài 6: Một máy bay bay với vận tốc 500 km/h từ Hà Nội đến Tokyo. Nếu đường bay Hà Nội – Tokyo dài 3400 km thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu?
A. 6 giờ 20 phút
B. 6 giờ 30 phút
C. 6 giờ 48 phút
D. 7 giờ
Bài 7: Một người đi xe đạp xuất phát tại A lúc 10 giờ 20 phút và đến B lúc 11 giờ. Tính vận tốc của người đó. Quãng đường từ A đến B là 14 km.
A. 42km/h
B. 45km/h
C. 5m/s
D. 10m/s
Bài 8: Lúc 8 giờ một người đi ca nô khởi hành từ A về B với vận tốc 20km/h. Lúc 10 giờ một người đi xe máy đi trên bờ từ A về B với vận tốc 40 km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ?
A. 12h
B. 13h
C.14h
D.15h
Bài 9: Một người đi xe máy với vận tốc 60km/h trong khoảng thời gian 25phút. Hỏi quãng đường người đó đi được là bao nhiêu?
A. 20 km
B. 22 km
C. 25km
D. 27km
Bài 10: Cùng một lúc 2 xe xuất phát từ 2 điểm A và B, AB = 40km, 2 xe chuyển động ngược chiều với vận tốc không đổi. Xe thứ nhất chuyển động từ A với vận tốc 30 km/h, xe thứ hai chuyển động từ B với vận tốc 21km/h. Hỏi khoảng cách giữa hai xe sau 40 phút là bao nhiêu?
A. 23km
B. 20km
C. 25km
D. 27km
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 3 (có đáp án): Chuyển động đều - Chuyển động không đều
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 4: Biểu diễn lực (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 4 (có đáp án): Biểu diễn lực
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 5 (có đáp án): Sự cân bằng lực - Quán tính
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều