Hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực là gì, Bài tập về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực có đáp án
Bài viết Hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực là gì, Bài tập về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực là gì, Bài tập về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực.
Hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực là gì, Bài tập về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực có đáp án
Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.
+ Đứng ở vùng bóng tối ta không nhìn thấy mặt trời nên quan sát được nhật thực toàn phần.
+ Đứng ở vùng bóng nủa tối ta nhìn thấy một phần mặt trời nên quan sát được nhật thực một phần.
Nguyệt thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, trái đất ở giữa thì trên mặt trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối
Ví dụ 1: Khi có nguyệt thực thì:
A. Trái đất bị Mặt trăng che khuất.
B. Mặt trăng bị Trái đất che khuất.
C. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa.
D. Mặt trời không chiếu sáng Mặt trăng che khuất.
Khi có nguyệt thực thì Mặt trăng bị Trái đất che khuất.
Chọn B
Ví dụ 2: Trong hai hiện tượng : nhật thực , nguyệt thực , hiện tượng nào dễ quan sát hơn?
A. Hiện tượng nhật thực dễ quan sát hơn
B. Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn
C. Cả hai hiện tượng dễ quan sát như nhau
Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn vì nó thường diễn ra lâu hơn, trên 1 vùng rộng hơn trên Trái Đất, mặt khác nó có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường mà không gây hại mắt.
Chọn A
Ví dụ 3: Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ta thấy:
A. Mặt đất bị che khuất hoàn toàn ánh nắng mặt trời.
B. Mặt trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.
C. Mặt trời bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.
D. Một phần mặt trời bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.
E. Một phần Mặt trời bị che khuất và thấy các tai lửa của mặt trời
Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ta thấy Mặt trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.
Chọn B
Câu 1. Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:
A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.
B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.
C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.
D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.
E. Một phần Mặt trăng bị che khuất và thấy các tia sáng mặt trời
Lời giải:
Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.
Chọn A
Câu 2. Tại một nơi có xảy ra nhật thực một phần, khi đó:
A. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng.
B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần mặt trăng.
C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng.
D. Người ở đó không nhìn thấy một phần mặt trời.
E. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng lẫn mặt trời.
Lời giải:
Tại một nơi có xảy ra nhật thực một phần, khi đó người ở đó chỉ nhìn thấy một phần mặt trăng.
Chọn B
Câu 3. Để giải thích hiện tượng nguyệt thực người ta dựa vào:
A. Định luật truyền thẳng của ánh sáng
B. Định luật phản xạ ánh sáng
C. Định luật khúc xạ ánh sáng
D. Cả 3 định luật trên
Lời giải:
Để giải thích hiện tượng nguyệt thực người ta dựa vào cả 3 định luật truyền thẳng của ánh sáng, phản xạ ánh sáng, khúc xạ ánh sáng.
Chọn D
Câu 4. Câu nào đúng nhất?
A. Khi có nhật thực, mặt trăng tạo ra bóng tối trên trái đất.
B. Nguyệt thực chỉ xuất hiện vào ban đêm.
C. Nhật thực chỉ xuất hiện vào ban ngày với mặt trời là nguồn sáng.
D. Cả 3 phương án đều đúng
Lời giải:
Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.
Nguyệt thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, trái đất ở giữa thì trên mặt trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.
Chọn D.
Câu 5. Vì sao khi có nhật thực, đứng trên mặt đất vào ban ngày trời quang mây, ta lại không nhìn thấy Mặt Trời.
A. Vì mặt trời lúc đó không phát ánh sáng nữa.
B. Vì lúc đó Mặt Trời không chiếu sáng Trái Đất nữa.
C. Vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.
D. Vì mắt ta lúc đó đột nhiên bị mù, không nhìn thấy gì nữa
Lời giải:
Khi có nhật thực, ta không nhìn thấy Mặt Trời, vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.
Chọn C
Câu 6. Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?
Lời giải:
Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng.
Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời.
Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời.
Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:
a) Nhật Thực quan sát được vào ………………………………..………….khi ……………………che khuất ánh sáng từ ……………………………
b) Nguyệt Thực thường quan sát được vào những đêm ………………..…..khi ……………………che khuất………….
Lời giải:
a) Nhật Thực quan sát được vào ban ngày khi Mặt Trăng che khuất ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất.
b) Nguyệt Thực thường quan sát được vào những đêm rằm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
Câu 8. Một học sinh cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thì tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng không, tại sao?
Lời giải:
Nói như vậy là không đúng. Trong khi xảy ra hiện tượng nhật thực,chỉ có những người đứng trong vùng bóng tối của mặt trăng trên trái đất và những người đứng trong vùng lân cận (vùng bóng nửa tối) mới có thể quan sát được hiện tượng. những người không đứng trong vùng này thì không thể quan sát được hiện tượng nhật thực.
Câu 9.
An và bình nhìn lên bầu trời thấy trăng hình lưỡi liềm. Bình nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng An quả quyết là không phải. Nếu An đúng thì theo em An đã căn cứ vào đâu?
Lời giải:
Nếu An đúng thì An căn cứ vào thời gian, lúc các bạn nhìn thấy trăng hình lưỡi liềm vào mùng 1 âm lịch, khi đó gọi là trăng non. Còn Nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm.
Câu 10.
Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực?
Lời giải:
Đêm rằm Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng, khi đó mới mới có thể chặn ánh sáng của mặt trờikhông chochiếu xuống mặt trăng.
Bài 1: Mặt Trăng ở vị trí nào so với Trái Đất và Mặt Trời sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực.
Bài 2: Trong một năm có thể có tới mấy lần nhật thực?
A. 3 lần.
B. 4 lần.
C. 5 lần.
D. 6 lần.
Bài 3: Trong những ngày có nguyệt thực có thể có nhật thực không?
Bài 4: Vào những ngày Mặt Trăng có hình dạng nhìn thấy như thế nào thì thủy triều lên, xuống:
a. mạnh nhất?
b. yếu nhất?
Bài 5: Thời gian nguyệt thực lại kéo dài hơn so với nhật thực vì:
A. Trái Đất có kích thước lớn hơn Mặt Trăng.
B. Mặt Trăng có kích thước lớn hơn Trái Đất.
C. Mặt Trăng có kích thước lớn hơn Mặt Trời.
D. Mặt Trời có kích thước lớn hơn Mặt Trăng.
Bài 6: Theo em, hiện tượng thủy triều có phải là nguyên nhân chính làm cho mực nước trên các đại dương ngày càng dâng cao hay không?
Bài 7: Quan sát hình vẽ và cho biết đâu là hiện tượng nhật thực, đâu là hiện tượng nguyệt thực.
Bài 8: Đứng trên Trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi ta đứng không nhận ánh sáng từ Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
D. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
Bài 9: Hiện tượng …… xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng và khi đó………nằm giữa hai thiên thể kia. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. Nguyệt thực/ Mặt Trăng.
B. Nguyệt thực/ Trái Đất.
C. Nhật thực/ Mặt Trăng.
D. Nhật thực/ Trái Đất.
Bài 10: Chọn câu trả lời sai? Địa phương X (một địa phương nào đó) có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:
A. Hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.
B. Bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.
C. Nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời
D. Hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 1: Bài tập Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng hay, có đáp án
- Dạng 2: Bài tập Nhận biết tia sáng, chùm sáng hay, có đáp án
- Dạng 3: Bóng tối, bóng nửa tối là gì, Bài tập bóng tối, bóng nửa tối có đáp án
- Dạng 5: Bài tập về bóng tối, bóng nửa tối nâng cao cực hay (có lời giải)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều