Bóng tối, bóng nửa tối là gì, Bài tập bóng tối, bóng nửa tối có đáp án
Bài viết Bóng tối, bóng nửa tối là gì, Bài tập bóng tối, bóng nửa tối với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bóng tối, bóng nửa tối là gì, Bài tập bóng tối, bóng nửa tối.
Bóng tối, bóng nửa tối là gì, Bài tập bóng tối, bóng nửa tối có đáp án
Bóng tối và bóng nửa tối
+ Vật chắn là vật không cho ánh sáng truyền qua
+ Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
+ Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới.
Ví dụ 1: Các câu sau đúng hay sai?
A. Nguồn sáng rộng tạo ra sau vật cản bóng tối và bóng nửa tối trên màn chắn.
B. Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ trở thành chùm sáng phân kì.
C. Tia sáng luôn luôn là đường thẳng.
D. Nhật thực toàn phần quan sát được ở chỗ có bóng tối của trái đất lên mặt trăng.
Câu đúng: A; C ; B
Câu sai: D
Ví dụ 2: Trong các phòng mổ của bệnh viện người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn. Theo em mục đích chính của việc này là gì?
A. Để thu được ánh sáng mạnh phát ra từ các bóng đèn.
B. Để tránh các hiện tượng xuất hiện các bóng đen.
C. Cả 2 lí do A và B đều đúng.
D. Cả 2 lí do trên đều sai.
Chọn C
Ví dụ 3: Một vật chắn sáng đặt trước một nguồn sáng nhỏ (nguồn điểm). Phía sau nó sẽ là:
A. Một vùng tối.
B. Một vùng nửa tối.
C. Một vùng bóng đen
D. Một vùng tối lẫn nửa tối.
E. Vùng nửa tối và một phần vùng nửa tối.
Chọn A
Câu 1. Bóng tối là những nơi:
A. Vùng không gian phía sau vật cản chắn ánh sáng của nguồn sáng.
B. Vùng không gian không có ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
C. Phần trên màn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
D. Những nơi không có ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới
E. Là những hình ảnh được chiếu lên trên màn.
Lời giải:
Chọn A; B; C; D.
Câu 2. Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn cùng loại ở các vị trí khác nhau nhằm mục đích:
A. Các vị trí đều đủ độ sáng cần thiết.
B. Học sinh không bị loá khi nhìn lên bảng.
C. Tránh bóng đen và bóng mờ của người hoặc và tay.
D. Câu A và B đúng .
E. Cả A, B và C đều đúng.
Lời giải:
Chọn E.
Câu 3. Một vật chắn sáng đặt trước một nguồn sáng, khi đó:
A. Phía sau nó là một vùng bóng đen.
B. Phía sau nó là một vùng nửa tối.
C. Phía sau nó là một vùng vừa bóng đen và nửa tối.
D. Phía sau nó là một vùng bóng đen xen kẻ nửa tối.
E. Phía sau nó là một vùng bóng đen và hai vùng nửa tối.
Lời giải:
Chọn E.
Câu 4. Điền từ vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
Bóng tối nằm phía sau vật cản, ……………… ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. ……… nằm phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ ……………………………………………………..
Lời giải:
Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới.
Câu 5. Điền từ vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
Khi dịch chuyển vật cản lại gần nguồn sáng thì độ lớn vùng bóng tối ………………………
Lời giải:
Khi dịch chuyển vật cản lại gần nguồn sáng thì độ lớn vùng bóng tối tăng lên.
Câu 6. Hãy giải thích tại sao khi ta đứng trước ngọn đèn: đứng gần ta thấy bóng lớn còn đứng xa thấy bóng nhỏ hơn?
Lời giải:
Khi ta đứng gần thì ta che khuất nhiều tia sáng nên phần bóng đen sẽ lớn hơn. Khi ta đứng xa ngọn đèn thì ta che khuất ít tia sáng nên phần bóng đen sẽ nhỏ hơn.
Câu 7. Bằng kiến thức vật lý em hãy giải thích câu tục ngữ: “ Cọc đèn tối chân”.
Lời giải:
Do ánh sáng từ đèn bị cọc đèn che khuất nên tạo ra bóng tối dưới chân của chính nó.
Câu 8: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?
Lời giải:
Bàn tay chắn giữa ngọn dền và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng, trên tường (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.
Câu 9: Vào những ngày trời nắng, ta thường ngồi dưới bóng râm của cây để nghỉ cho mát. Hãy giải thích tại sao lại có bóng râm?
Lời giải:
Vào những ngày trời nắng, mặt trời là nguồn sáng. Cây và lá cây đóng vai trò là vật chắn sáng, trên mặt đất (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối. Các tia sáng mặt trời bị chắn lại bởi thân, cành và lá cây, tạo ra bóng đen trên mặt đất gọi là bóng râm.
Câu 10: Tại sao vào những ngày trời nắng to và không có mây thì ta thấy rõ bóng mình trên mặt đất, còn những ngày trời âm u, nhiều mây thì lại không thấy bóng mình rõ trên mặt đất?
Lời giải:
Vào những ngày trời nắng to, mặt trời là nguồn sáng hẹp, các tia sáng đến mặt đất được coi là song song, và có cường độ lớn, nên khi có vật chắn sáng, sẽ tạo ra bóng đen trên mặt đất (bóng người, bóng cây). Còn những ngày trời âm u, ánh sáng mặt trời đến trái đất có cường độ yếu, các đám mây trên trời cản bớt 1 phần sáng sáng, mặt khác làm cho ánh sáng đến mặt đất trở thành nguồn sáng rộng, trên mặt đất có nhiều vật phản xạ lại ánh sáng, nên không tạo ra bóng ta bị nhòe đi hoặc mờ không nhìn rõ.
Câu 11:
Hình bên mô tả trò chơi “múa rối bóng” dựa theo nội dung câu truyện: “Cô bé quàng khăn đỏ”. Theo em, có thể tạo ra các bóng đen minh họa cho các nhân vật bằng cách nào? Trò chơi này dựa trên cơ sở định luật nào?
Lời giải:
Có thể tạo ra các bóng đen bằng cách dùng các tấm bìa để chắn sáng. Trò chơi này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Bài 1: Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn sợi đốt thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe?
Bài 2: Vì sao ở các phòng giải phẫu, người ta thường dùng các nguồn sáng rộng?
Bài 3: Trong thí nghiệm tạo bóng với nguồn sáng rộng, kích thước bóng nửa tối thay đổi thế nào khi di chuyển màn chắn ra xa vật cản sáng?
A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
D. Lúc đầu giảm đi, sau đó tăng lên.
Bài 4: Điền từ thích hợp vào câu sau:
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ…….của nguồn sáng truyền tới gọi là bóng nửa tối.
Bài 5: Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?
Bài 6: Sử dụng nguồn sáng nào thì tạo ra bóng tối?
A. Nguồn sáng rộng.
B. Nguồn sáng nhỏ.
C. Nguồn sáng bất kì.
D. Cả A và B.
Bài 7: Bóng tối khác bóng nửa tối ở điểm:
A. Bóng tối nhận được hoàn toàn ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
B. Bóng tối không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
C. Bóng tối nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
D. Cả A, B, C.
Bài 8: Bóng tối
A. nằm ở phía trước vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. nằm ở phía trước vật cản, nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
Bài 9: Bóng nửa tối:
A. Nằm ở phía trước vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. Nằm ở phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Nằm ở phía trước vật cản, nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. Nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
Bài 10: Nêu ví dụ về các trường hợp xảy ra bóng tối, bóng nửa tối trong thực tế mà em thấy.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 1: Bài tập Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng hay, có đáp án
- Dạng 2: Bài tập Nhận biết tia sáng, chùm sáng hay, có đáp án
- Dạng 4: Hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực là gì, Bài tập về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực có đáp án
- Dạng 5: Bài tập về bóng tối, bóng nửa tối nâng cao cực hay (có lời giải)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều