Bài toán về định luật phóng xạ (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Bài toán về định luật phóng xạ lớp 12 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài toán về định luật phóng xạ.

6.1. Khối lượng còn lại và khối lượng đã bị phân rã

1. Phương pháp giải

Giả sử khối lượng nguyên chất ban đầu là m0 thì đến thời điểm t khối lượng còn lại và khối lượng bị phân rã lần lượt là:

m=m0eln2TtΔm=m0m=m01eln2Ttm=m02tTΔm=m012tT

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Radon 86222Rnlà một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 3,8 ngày đêm. Nếu ban đầu có 64 g chất này thì sau 19 ngày khối lượng Radon bị phân rã là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Khối lượng Radon bị phân rã là: Δm=m01eln2Tt=641eln23,819=62gam.

Ví dụ 2: Sau 1 năm, khối lượng chất phóng xạ nguyên chất giảm đi 3 lần. Hỏi sau 2 năm khối lượng chất phóng xạ trên giảm đi bao nhiêu lần so với ban đầu?

Hướng dẫn:

m=m0eln2Ttm0m=eln2Ttt=1namm0m1=eln2T1=3eln2T=3t=2namm0m2=eln2T2=32=9.

Ví dụ 3: Ban đầu có một mẫu Po210 nguyên chất khối lượng 1(g) sau 596 ngày nó chỉ còn 50 mg nguyên chất. Chu kì của chất phóng xạ là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

m=m0eln2Ttm0m=eln2Tt20=eln2T.596T=137,9(ngày).

3. Bài tập tự luyện

Câu 1: Na24 là một chất phóng xạ β có chu kỳ bán rã T = 15 giờ. Một mẫu Na24 nguyên chất ở thời điểm t = 0 có khối lượng mo = 72 g. Sau một khoảng thời gian t, khối lượng của mẫu chất chỉ còn m = 18 g. Thời gian t có giá trị

A. 30 giờ.                   

B. 45 giờ.               

C. 120 giờ.               

D. 60 giờ.

Hướng dẫn

m=m0eln2Ttm0m=eln2Tt7218=eln215tt=30hChọn A

Câu 2: Một mẫu than bùn khi được đem lên từ vùng đầm lầy cổ có chứa 980 μg đồng vị phóng xạ 614C. Biết rằng chu kì bán rã của 614C là 5 730 năm. Hãy xác định:

a) khối lượng 614C chứa trong mẫu than bùn này sau 2 000 năm.

b) thời điểm tại đó khối lượng 614C trong mẫu than bùn này còn lại 100 μg.

Hướng dẫn:

a) Khối lượng 614C chứa trong mẫu than bùn sau 2000 năm là:

mt=m02tT=980.220005730769,4μg

b) Thời điểm mà khối lượng 614C trong mẫu than bùn này còn lại 100 μg là:

mt=m02tT100=980.2t5730t18867,64 năm

Câu 3. Công thức nào dưới đây đúng với nội dung của định luật phóng xạ?

A. m=m0eλt.             

B. m=m0eλt.            

C. m=m0eλt.            

D. m=m0etT.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là B

Câu 4. Một mẫu phóng xạ có chu kì bán rã là 3 ngày. Sau 9 ngày, khối lượng của mẫu phóng xạ này còn lại là 2 kg. Khối lượng ban đầu của mẫu là bao nhiêu?

A. 15 kg.                    

B. 16 kg.                    

C. 17 kg.                    

D. 14 kg.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là B

Từ công thức m=m02tT2=m0.293m0=16 kg.

Câu 5. Chu kì bán rã của một mẫu phóng xạ là 6 giờ. Lúc đầu mẫu có khối lượng 2,4.10-2 kg. Hỏi sau một ngày đêm, khối lượng của mẫu còn lại bằng bao nhiêu?

A. 3.10-3 kg.               

B. 1,5.10-3 kg.            

C. 2,5.10-3 kg.            

D. 2,10-3 kg.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là B

Áp dụng công thức m=m02tT=2,4.102.2246=1,5.104kg.

Câu 6. Sau 3 giờ phóng xạ, số hạt nhân của một mẫu đồng vị phóng xạ chỉ còn 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị này là

A. 1 giờ.                     

B. 2 giờ.                     

C. 2,5 giờ.                  

D. 1,5 giờ.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là D

Áp dụng công thức m=m0.2tT0,25m0=m0.23TT=1,5 giờ.

Câu 7. Một chất phóng xạ lúc đầu có 40 mg; chu kì bán rã là 10 giờ. Hỏi sau bao lâu thì khối phóng xạ trên còn 10 mg.

A. 10 giờ.                   

B. 5 giờ.                     

C. 20 giờ.                   

D. 40 giờ.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là C

Áp dụng công thức m=m0.2tT10=40.2t10t=20giờ.

6.2. Số hạt còn lại và số hạt đã bị phân rã

1. Phương pháp giải

Số nguyên tử ban đầu: N0=m0A.NAN0=khoiluongtoanboKhoiluong1hat 

Giả sử số hạt nguyên chất ban đầu là N0 thì đến thời điểm t số hạt còn lại và số hạt bị phân rã (chính là số hạt nhân con tạo thành) lần lượt là:

                                       N=N0eln2TtΔN=N0N=N01eln2TtN=N02tTΔN=N012tT

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Sau t1=1năm đầu, ta có N1=13N0=N02t1T=N021T21T=3

Sau 1 năm tiếp theo tương ứng với t2=2năm, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là: N1=N02t2T=N022T=N021T2=N032=N09.

Ví dụ 2. Sau 1 năm trong 1 miligam 144Ce có 2,5.1018 hạt bị phân rã. Hỏi chu kì bán rã của 144Ce bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Số nguyên tử chứa trong 1mg144Ce là: N0=m0A.NA=103144.6,023.1023=4,1821018

Số nguyên tử bị phân rã trong thời gian t là:

ΔN=N012tT2,5.1018=4,182.1018.121TT=0,76 năm.

Ví dụ 3:84210Po là một đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã là 138,4 ngày. Xét một mẫu chất đang chứa N0 hạt nhân 84210Po (tại thời điểm ban đầu). Sau bao lâu kể từ thời điểm ban đầu thì tỉ số giữa số hạt nhân84210Po  đã phân rã thành hạt nhân khác và số hạt nhân 84210Po còn lại bằng 7?

A. 415,2 ngày.            

B. 387,5 ngày.            

C. 34,6 ngày.              

D. 968,8 ngày.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là A

Khoảng thời gian cần tìm là:

ΔNtNt=N012tTN02tT=2tT1=7t=3T=3.138,4=415,2 ngày 

3. Bài tập tự luyện

Câu 1. Ban đầu có 12,0g cobalt 2760Co là chất phóng xạ βvới chu kì bán rã T=5,27 năm. Tính số nguyên tử đã phân rã sau thời gian t=10,54z năm.

Hướng dẫn:

ΔN=N0(12tT)=1260.6,02.1023.(1210,545,27)=9,03.1022 hạt nhân.

Câu 2. Một phòng thí nghiệm ban đầu mua về một mẫu polonium có chứa 2,1 g84210Po. Các hạt nhân 84210Po phóng xạ α và biến thành hạt nhân bền X. Xác định chu kì bán rã của 84210Po, biết rằng trong 1 năm sau đó nó tạo ra 0,0084mol khí He.

Hướng dẫn:

Số nguyên tử 84210Po tại thời điểm ban đầu:

N0=m0ANA=2,1210.6,02.1023=6,02.1021 nguyên tử.

Số nguyên tử 24He được tạo thành bằng số nguyên tử 84210Po đã phân rã:

ΔN=N0N=N012tT

Số nguyên tử 24He được tạo thành trong một năm là:

ΔN=(0,0084mol)6,021023 nguyên tu mol=5,061021 nguyên tử

Ta có: 121T=ΔNN021T=1ΔNN01T=log21ΔNN0

T = 0,378 năm = 138 ngày.

Câu 3: Một mẫu U238 có khối lượng 1 (g) phát ra 12400 hạt anpha trong một giây. Tìm chu kì bán rã của đồng vị này. Coi một năm có 365 ngày, số avogadro là 6,023.1023.

Hướng dẫn:

 Nα=m0AmeNA1eln2Ttm0AmeNA.ln2Tt

124001238.6,023.1023.ln2R1nam365.86400T=4,5.109 (năm).

Câu 4: Chất phóng xạ pôlôni 84210Po phát ra tia α và biến đổi thành chì 82206Pb.Cho chu kì bán rã của 84210Polà 138 ngày. Ban đầu (t = 0) có một mẫu pôlôni nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là 1/3. Tại thời điểm t2 = t1 + 276 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Đến thời điểm t, số hạt nhân Po210 còn lại và số hạt nhân chì Pb208 tạo thành lần lượt là:  

NP0=N0eln2TtNPb=ΔN=N01eln2Tt

NPbNP0=eln2Tt1NPbNP0t1=eln2Tt11=3eln2Tt1=4NPbNPo2=eln1Tt21=eln2Tt1+2761

NPbNPo2=eln2Tt1.41=15NPNPbt2=115.

Câu 5: Một mẫu chất phóng xạ X phân rã theo thời gian và phát ra các hạt α. Số lượng các hạt α này được ghi nhận bởi một máy thu (ống Geiger-Muller) và được biểu diễn theo thời gian t như đồ thị ở dưới

Bài toán về định luật phóng xạ (cách giải + bài tập)

Hằng số phóng xạ của chất phóng xạ là

A. 0,081 s-1.               

B. 0,173 s-1.                

C. 0,231 s-1.                

D. 0,058 s-1.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là A

Nα=N012t T3=N0122 T15=N01217 T315=122 T1217 TT8,56 s

λ=ln2T=ln28,560,081s1

Câu 6: Một trong những nguồn cung cấp năng lượng được sử dụng cho các máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (Radioisotope Thermoelectric Generator – RTG) hiện nay là 84210Po bởi nguồn năng lượng lớn mà quá trình phân rã a của hạt nhân này mang lại. Biết rằng chu kì bán rã của 84210Po là 138 ngày và hạt nhân con của quá trình phóng xạ là 82206 Pb. Nếu tại thời điểm t = 0 có một mẫu polonium nguyên chất bắt đầu phân rã thì tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân 82206 Pb tạo thành và số hạt nhân 84210Pocòn lại bằng 15. Tại thời điểm t2 = t1 + 966 ngày thì tỉ số này sẽ bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Số hạt nhân con tạo thành bằng số hạt nhân mẹ đã bị phân rã.

Tại thời điểm t1, ta có: NPbNPo=12t1T2t1T=2t1T1=15t1=4T.

Tại thời điểm t2=t1+966, ta có: NPb'NPo'=2t2T1=24.138+9661381=2047.

Câu 7: Trong vật lí hạt nhân, máy đo bức xạ (máy đếm/ ống đếm) Geiger-Muller được sử dụng rộng rãi trong việc đo số lượng hạt α,β bằng cách ứng dụng khả năng ion hoá của các tia bức xạ này. Số tín hiệu máy đếm được tỉ lệ thuận với số lượng hạt nhân bị phân rã. Xét hai máy đếm Geiger-Muller giống nhau lần lượt được chiếu xạ bởi hai mẫu chất phóng xạ 84210Po và 53131I (mỗi hạt nhân khi phân rã chỉ phát ra một tia phóng xạ). Biết rằng các mẫu chất phóng xạ được đặt ở cùng một khoảng cách so với các máy đếm tại 2 phòng khác nhau. Nếu khối lượng của từng mẫu phóng xạ tại thời điểm ban đầu đều là 1 g thì trong vòng 1 ngày đêm đầu tiên, máy nào đếm được nhiều tín hiệu hơn? Lấy khối lượng của các hạt nhân gần bằng số khối của chúng; chu kì bán rã của 84210Po và 53131I lần lượt là 138,40 ngày và 8,02 ngày; số Avogadro NA ≈ 6,022.1023 mol-1.

Hướng dẫn:

Số lượng hạt nhân 84210Po phân rã là:

ΔNPo=N0(Po)12tTPo=m0(Po)APoNA12tTPo

=12106,0221023121138,41,431019 hạt

Số lượng hạt nhân 53131I  phân rã là:

ΔNI=NO(I)121T1=m0(1)AINA12tT1=11316,02210231218,023,811020hạt

Vậy máy đo bức xạ ứng với mẫu chất chứa 53131I đếm được nhiều tín hiệu hơn.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 12 hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học