Cách so sánh các tỉ số lượng giác không dùng máy tính

Bài viết Cách so sánh các tỉ số lượng giác không dùng máy tính lớp 9 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách so sánh các tỉ số lượng giác không dùng máy tính.

Nhắc lại kiến thức:

1. Cho α, β là hai góc nhọn. Nếu α < β thì:

• sinα < sinβ; tanα < tanβ

• cosα > cosβ; cotα > cotβ

2. sinα < tanα và cosα < cotα

3. Cho góc nhọn x (0o < 0 < 90o), ta có:

• sinx = cos(90o - x)

• cosx = sin(90o - x)

• tanx = cot(90o - x)

• cotx = tan(90o - x)

A. Phương pháp giải

• Đưa các tỉ số lượng giác về cùng một loại.

• Biểu diễn tỉ số lượng giác của các góc đặc biệt trên trục số.

• Chèn các tỉ số cần sắp xếp lên trục số ta được thứ tự của chúng.

Ví dụ 1: Không dùng bảng số và máy tính bỏ túi, hãy sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ

a) sin78o, cos14o, sin47o, cos87o

b) tan73o, cot25o, tan62o, cot38o

Hướng dẫn giải:

a) sin78o, cos14o, sin47o, cos87o

Ta có:

• sin78o = cos(90o - 78o) = cos12o

• sin47o = cos(90o - 47o) = cos43o

Do nếu α < β thì cosα > cosβ nên ta có: cos12o > cos14o > cos43o > cos87o

Hay sin78o > cos14o > sin47o > cos87o

b) tan73o, cot25o, tan62o, cot38o

Ta có:

• cot25o = tan(90o - 25o) = tan65o

• cot38o = tan(90o - 38o) = tan52o

Do nếu α < β thì tanα < tanβ nên ta có tan73o > tan65o > tan62o > tan52o

Hay tan73o > cot25o > tan62o > cot38o

Ví dụ 2: Không dùng bảng số và máy tính bỏ túi, hãy so sánh:

a) tan28o và sin28o

b) cot42o và cos42o

c) cot73o và sin17o

Hướng dẫn giải:

a) Do sinα < tanα nên sin28o < tan28o

b) Do cosα < cotα nên cos42o < cot42o

c) Ta có: cot73o = tan(90o - 73o) = tan17o

Do sinα < tanβ nên sin17o < tan17o ⇔ sin17o < cot73o

Ví dụ 3: Không dùng bảng số và máy tính bỏ túi, hãy sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn

a) sin20o, cos20o, sin55o, cos40o, tan70o

b) tan70o, cot60o, cot65o, tan50o, sin25o

Hướng dẫn giải:

a) Ta có:

• cos40o = sin(90o - 40o) = sin50o

• cos20o = sin(90o - 20o) = sin70o

Do nếu α < β thì sinα < sinβ ⇒ sin20o < sin50o < sin55o < sin70o < tan70o

b) Ta có:

• cot60o = tan(90o - 60o) = tan30o

• cot65o = tan(90o - 65o) = tan25o

Do nếu α < β thì tanα < tanβ ⇒ sin25o < tan25o < tan30o < tan50o < tan70o

Ví dụ 4: Không dùng bảng lượng giác và máy tính bỏ túi, hãy so sánh:

a) tan42o và sin42o

b) cot11o và cos11o

c) tan32o và cos58o

Hướng dẫn giải:

a) tan42o và sin42o

Do sinα < tanα nên sin42o < tan42o

b) cot11o và cos11o

Do cosα < cotα nên cot11o > cos11o

c) tan32o và cos58o

Ta có: cos58o = sin(90o - 58o) = sin32o

Do sinα < tanα nên sin32o < tan32o hay cos58o < tan32o

Ví dụ 5: Không dùng bảng lượng giác và máy tính bỏ túi, hãy so sánh:

a) sin25o và sin70o

b) cos40o và cos75o

c) tan50o28' và tan63o

d) cot14o và cot35o12'

Hướng dẫn giải:

a) Do nếu α < β thì sinα < sinβ ⇒ sin25o < sin70o

b) Do nếu α < β thì cosα > cosβ nên ta có: cos40o > cos75o

c) Do nếu α < β thì tanα < tanβ nên ta có: tan50o28' < tan63o

d) Do nếu α < β thì cotα > cotβ nên ta có: cot14o > cot35o12'

Ví dụ 6: Không dùng bảng số và máy tính bỏ túi, hãy sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần

a) cos22o, sin35o, cos37o, cos63o, sin44o

b) tan82o, cot36o, cot27o, tan12o

Hướng dẫn giải:

a) cos22o, sin35o, cos37o, cos63o, sin44o

Ta có:

• cos22o = sin(90o - 22o) = sin68o

• cos37o = sin(90o - 37o) = sin53o

• cos63o = sin(90o - 63o) = sin27o

Do nếu α < β thì sinα < sinβ ⇒ sin27o < sin35o < sin44o < sin53o < sin68o

Hay cos63o < sin35o < sin44o < cos37o < cos22o

b) tan82o, cot36o, cot27o, tan12o

Ta có:

• cot36o = tan(90o - 36o) = tan54o

• cot27o = tan(90o - 27o) = tan63o

Do nếu α < β thì tanα < tanβ ⇒ tan12o < tan54o < tan63o < tan82o

Hay tan12o < cot36o < cot27o < tan82o

Bài 1.  Cho α là góc nhọn. Hãy sắp xếp tỉ số lượng giác theo thứ tự tăng dần (không dùng bảng lượng giác và máy tính): cot40°, sin50°, cos55°, tan70°.

Hướng dẫn giải

Ta có: cot40° = tan50° ; cos55° = sin35°

Vì khi 0°<α<90° thì α càng lớn thì sin α càng lớn.

Suy ra sin35° < sin50° hay cos55° < sin50° (1)

Vì khi 0°<α<90° thì α càng lớn thì tan α càng lớn.

Suy ra tan50° < tan70° hay cot40° < tan70° (2)

Vì khi 0°<α<90° thì

Suy ra sin50° < tan50° hay sin50° < cot40° (3)

Từ (1); (2) và (3): cos55° < sin50° < cot40° < tan70°

Nên sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: cos55°; sin50°; cot40°; tan70°.

Bài 2. Không dùng bảng lượng giác và máy tính hãy so sánh: cos24° và tan50°.

Hướng dẫn giải

Vì tan 50°=sin  50°cos  50°=cos  40°cos  50°

40°<50°cos  40°>cos  50° (Nếu α < β thì: cosα > cosβ)

Suy ra cos  40°cos  50° hay tan50° < 1.

Mặt khác cos24° < 1.

Vậy cos24° < tan500.

Bài 3. Sắp xếp tỉ số lượng giác sau theo thứ tự từ lớn đến bé (không dụng máy tính)

a) tan12°,cot61°,tan28°,cot79°15',tan58°,cot37°40';

b) sin32°,cos51°,sin39°,cos79°15',sin38°.

Hướng dẫn giải

Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cos góc kia, tan góc này bằng cot góc kia

a) cot61°=tan29°,cot79°15'=tan10°45',cot37°40'=tan52°20'

tan58°,tan52°20',tan29°,tan28°,tan12°,tan10°45'

Hay tan58°,cot37°40',cot61°,tan28°,tan12°,cot79°15'

b)cos51°=sin39°,cos79°15'=sin10°45'

sin39°,sin39°,sin38°,sin32°,sin10°45'

Hay cos51°,sin39°,sin38°,sin32°,cos79°15' 

Bài 4. Hãy tính biểu thức A = sin25° + sin225° + sin245° + sin265° + sin285°và so sánh A với 1.

Hướng dẫn giải

Tính biểu thức A:

A = sin25° + sin225° + sin245° + sin265° + sin285°

A = (sin25° + sin285°) + (sin225° + sin265°) + sin245°

A = sin290° + sin290° + sin245°

A = (1)2+(1)2+(22)2=2+12=52

Ta thấy A có giá trị bằng 52>1 do đó A > 1.

Bài 5. Không dùng bảng số và máy tính, so sánh:

a) sin20° và sin70°                                         b) cos60° và cos70°

c) tan73°20’ và tan45°                                                      d) cot23° và cot37°40’

Hướng dẫn giải:

a) sin20° < sin70°                                           b) cos60° > cos70°

c) tan73°20’ > tan45°                                                        d) cot23° > cot37°40’

Bài 6. Hãy so sánh A = cos252° sin45° + sin252°cos45° với 1.

Bài 7. Sắp xếp tỉ số lượng giác sau theo thứ tự từ lớn đến bé (không dụng máy tính)

a) tan42°,cot71°,tan38°,cot69°15',tan28°;

b) sin56°,cos67°,sin74°,cos63°41',cos85°.

Bài 8. Hãy so sánh:

a) sin40° và sin70°                                         b) cos80° và cos50°

c) tan73°20’ và tan65°                                                      d) cot53° và cot37°20’

Bài 9. Sắp xếp tỉ số lượng giác sau theo thứ tự từ giảm dần (không dụng máy tính)

a) tan56°32',cot67°18',tan32°48',cot29°15',tan80°;

b) sin24°,cos70°36',sin57°,cos63°41',cos85°,sin43°;

c) sin35°, cot45°, tan55°, cos65°.

Bài 10. Hãy tính.

a) A = cos220° + cos230° + cos240° + cos250° + cos260° + cos270° + cos290°;

b) B = sin45°cos247° + sin247°cos45°.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 9 chọn lọc, có lời giải chi tiết hay khác:

chuong-1-he-thuc-luong-trong-tam-giac-vuong.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học