Bài tập Đa thức một biến lớp 7 (có đáp án)

Bài viết bài tập Đa thức một biến lớp 7 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Đa thức một biến.

Bài 1: Đa thức nào dưới đây là đa thức một biến?

A. x2 + y + 1

B. x3 - 2x2 + 3

C. xy + x2 - 3

D. xyz - yz + 3

Lời giải:

Đa thức x3 - 2x2 + 3 là đa thức một biến

Chọn đáp án B

Bài 2: Sắp xếp 6.x3 + 5x4 - 8x6 - 3x2 + 4 theo lũy thừa giảm dần của biến ta được

A. -8x6 + 5x4 + 6x3 - 3x2 + 4

B. -8x6 - 5x4 + 6x3 - 3x2 + 4

C. 8x6 + 5x4 + 6x3 - 3x2 + 4

D. 8x6 + 5x4 + 6x3 + 3x2 + 4

Lời giải:

Ta có 6x3 + 5x4 - 8x6 - 3x2 + 4 = -8x6 + 5x4 + 6x3 - 3x2 + 4

Chọn đáp án A

Bài 3: Đa thức 7x12 - 8x10 + x11 - x5 + 6x6 + x - 10 được sắp xếp theo lũy thừa tăng dần của biến ta được:

A. -10 + x + x5 + 6x6 - 8x10 + x11 + 7x12

B. 10 + x + x5 + 6x6 - 8x10 + x11 + 7x12

C. 10 + x - x5 + 6x6 - 8x10 + x11 + 7x12

D. -10 + x - x5 + 6x6 - 8x10 + x11 + 7x12

Lời giải:

Ta có: 7x12 - 8x10 + x11 - x5 + 6x6 + x - 10

= -10 + x - x5 + 6x6 - 8x10 + x11 + 7x12

Chọn đáp án D

Bài 4: Với a, b, c là các hằng số , hệ số tự do của đa thức x2 + (a + b)x - 5a + 3b + 2 là:

A. 5a + 3b + 2               B. -5a + 3b + 2                C. 2               D. 3b + 2

Lời giải:

Hệ số tự do của đa thức x2 + (a + b)x - 5a + 3b + 2 là: -5a + 3b + 2

Chọn đáp án B

Bài 5: Hệ số cao nhất của đa thức 5x6 + 6x5 + x4 - 3x2 + 7 là:

A. 6            B. 7            C. 4            D. 5

Lời giải:

Hệ số cao nhất của đa thức 5x6 + 6x5 + x4 - 3x2 + 7 là: 5

Chọn đáp án D

Bài 6: Cho đa thức A = x4 - 4x3 + x - 3x2 + 1. Tính giá trị của A tại x = -2

A. A = -35             B. A = 53             C. A = 33             D. A = 35

Lời giải:

Thay x = -2 vào biểu thức A , ta có

A = (-2)4 - 4.(-2)3 + (-2) - 3.(-2)2 + 1 = 16 + 32 - 2 - 12 + 1 = 35

Vậy với x = -2 thì A = 35

Chọn đáp án D

Bài 7: Giá trị của đa thức P(x) = x2 + 8x - 16 tại x = 4 và x = - 4 là

A. P(4) = 64; P(-4) = 0

B. P(4) = 64; P(-4) = 64

C. P(4) = 0 ; P(-4) = 0

D. P(4) = 0; P(-4) = 64

Lời giải:

+ Tại x = 4, thay vào ta được: P(4) = 42 + 8.4 - 16 = 64

+ Tại x = - 4, thay vào ta được: P(-4) = (-4)2 + 8.(-4) - 16 = 0

Vậy P(4) = 64 và P(-4) = 0

Chọn đáp án A

Bài 8: Bậc của đa thức Q(x) = x6 + 5x4 + 4x5 + x3 - x6 - 5x4 + 6 là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Lời giải:

Ta có:

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Suy ra đa thức Q(x) có bậc là 5

Chọn đáp án B

Bài 9: Tính giá trị của đa thức ax5 + bx4 + cx + 1 tại x = 1 với a, b, c là các hằng số

A. a + b + c

B. a + b – c + 1

C. a + b + c + 1

D. Không tính được

Lời giải:

Tại x = 1, thay vào đa thức đã cho ta có

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Chọn đáp án C

Bài 10: Giá trị của đa thức x + x3 + x5 + ... + x99 tại x = -1 là

A. -100

B. -101

C. -51

D. -50

Lời giải:

Tại x = -1 , thay vào đa thức ta được

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Chọn đáp án D

Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 7 có đáp án chi tiết hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học