Dạng bài tập về Thứ tự thực hiện phép tính lớp 6 (hay, có lời giải)

Bài viết Thứ tự thực hiện phép tính lớp 6 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Thứ tự thực hiện phép tính.

Khi thực hiện tính toán một biểu thức, ta cần chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính.

   + Đối với biểu thức không chứa dấu ngoặc , ta thực hiện phép tính theo thứ tự của chiều mũi tên như sau: Luỹ thừa → Nhân – Chia → Cộng – Trừ

    Được hiểu là:

    “Thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau”.

   + Đối với biểu thức chứa dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính trong từng loại ngoặc theo thứ tự của chiều mũi tên như sau: ( ) →[ ]→{ }

    Được hiểu là “ thực hiện từ trong ra ngoài”.

Ví dụ 1:

a) 5.42 – 18:32=5.16 – 18:9 = 80-2 = 78

b) 33.18 -33.12 = 27.18 -27.12 = 27.(18 – 12) = 27.6 = 162

c) 39.213 +87.39 = 39.(213+87) = 39.300 = 11700

d) 80 – [130-(12-4)2] = 80 - [130-82] = 80 - [130-64] = 80-66 = 14

Ví dụ 2:

a){[(16+4):4]-2}.6 = {[20:4]-2}.6 ={5-2}.6 = 3.6 =18

b)60:{[(12-3).2]+2} = 60:{[9.2]+2}=60:{18+2} = 60:20 = 3

Ví dụ 3:

a)541 + (218 - x) = 735

(218 - x) = 735 - 541

(218 - x) = 194

x = 218 - 194

x = 24

b)5.(x + 35) = 515

(x + 35)= 515:5

(x + 35) = 103

x = 103-35

x = 68

c)96 - 3.(x + 1) = 42

3.(x + 1)= 96 - 42

3.(x + 1) = 54

x + 1= 54:3

x + 1= 18

x = 18 - 1

x = 17

d)12.x - 33=32.33

12.x - 33 = 9.27

12.x - 33 = 243

12.x = 243 + 33

12.x = 276

x = 276:12

x = 23

Ví dụ 4:

Tính giá trị biểu thức A = 48000 – (2500.2+9000.3+9000.2:3)

A =48000 – (5000+27000+6000)

A =48000 – 38000

A =10000

Câu 1: Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc là :

A. Nhân và chia ⇒ Lũy thừa ⇒ Cộng và trừ.

B. Lũy thừa ⇒ Nhân và chia ⇒ Cộng và trừ.

C. Cộng và trừ ⇒ Nhân và chia ⇒ Lũy thừa.

D. Lũy thừa ⇒ Cộng và trừ ⇒ Nhân và chia.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2: Tìm số tự nhiên x, biết : 25+5x=56:53

A. 25

B. 20

C. 15

D. 10

Lời giải:

Đáp án: B

25+5x=56:53

25+5x=53

25+5x=125

5x=125-25

5x=100

x=100:5

x=20

Câu 3: Hãy chọn biểu thức sử dụng đúng thứ tự các dấu ngoặc:

A. 100:{2.[30−(12+7)]}

B. 100:[2.(30−{12+7})]

C. 100:(2.{30−[12+7]})

D. 100:(2.[30−{12+7}])

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 4: Kết quả của phép tính 60−[120−(42−33)2] là:

A. 20

B. 21

C. 22

D. 23

Lời giải:

Đáp án: B

60 - [120-(42-33)2]=60-[120-92]=60-[120-81]=60-39=21

Câu 5: Thực hiện phép tính: 4.52−6.32

A. 4.52−6.32 = 22.52−6.32 = 72−6.32 = 42.6 = 96

B. 4.52−6.32 = 202−182 = 22 = 4.

C. 4.52−6.32 = 4.25−6.9 = 100−54 = 46

D. 4.52−6.32 = 4.25−6.9 = 4.19.9 = 684

Lời giải:

Đáp án: C

4.52−6.32 = 4.25−6.9 = 100−54 = 46

Câu 6: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức có dấu ngoặc?

A. [ ] => ( ) = > { }

B. ( ) => [ ] => { }

C. { } => [ ] => ( )

D. [ ] => { } => ( )

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 7: Kết quả của phép tính 24 - 50 : 25 + 13.7 là

A. 100

B. 95

C. 105

D. 80

Lời giải:

Đáp án: C

24 - 50 : 25 + 13.7= 16 -2 + 91 =105

Câu 8: Số tự nhiên x cho bởi 5(x+15)=53

Giá trị của x là

A. 9

B. 10

C. 11

D. 12

Lời giải:

Đáp án: B

5(x+15)=53

5(x+15)=125

x+15=125:5

x+15=25

x=25-15

x=10

Câu 9: Tìm x;x3 = 53

A. x = 5

B. x = 3

C. x = 25

D. x = 125

Lời giải:

Đáp án: A

x3 = 53

x = 5 ( vì hai lũy thừa có cùng số mũ bằng nhau nếu 2 cơ số bằng nhau)

Câu 10: Gía trị của x thỏa mãn 65−4x+2=20200

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Lời giải:

Đáp án: D

65−4x+2=20200

65−4x+2=1

4x+2=65-1

4x+2=64

4x+2=43

x + 2 =3

x =3 - 2

x =1

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học