Các cách viết tập hợp lớp 6 (cực hay, có lời giải chi tiết)
Bài viết Các cách viết tập hợp lớp 6 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Các cách viết tập hợp.
1. TẬP HỢP
Khái niệm tập hợp hợp thường gặp trong toán học và cả trong đời sống
Ví dụ:
- Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn
- Tập hợp các học sinh lớp 6A
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
- Tập hợp các chữ cái a,b,c
2. CÁCH VIẾT-CÁC KÍ HIỆU
Người ta thường dùng các chữ hoa để kí hiệu các tập hợp. Chữ N in đậm đã được sử dụng để kí hiệu cho tập hợp số tự nhiên.
+ Để chỉ ra rằng a là một phần từ của tập hợp A (hay gọi tắt là: tập A), ta kí hiệu a ∈ A (đọc là: a thuộc tập A).
+ Còn nếu b không phải là phần tử của tập hợp A ta kí hiệu b ∉ A (đọc là: b không thuộc tập A).
Chú ý:
+ Các phần tử của tập hợp viết trong dấu ngoặc nhọn “{ }” và cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;” (nếu có phần tử là số) hoặc dấu phẩy “,”.
+ Mỗi phần tử được liệt kê một lần và không quan tâm đến thứ tự của các phần tử trong tập hợp.
Để viêt một tập hợp , ta thường có hai cách
+ Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp
+ Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
Ví dụ 1: Cho tập hợp A = {n ∈ N| n < 9}.
a. Liệt kê các phần tử của tập hợp A.
b. Cho biết các phần tử sau đây có thuộc tập hợp A không ?
1, 6, 9, 29, 5, 10, 8
Lời giải:
a. Ta có: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8}.
b. Ta thấy A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 9, do đó:
1 ∈ A ; 6 ∈ A ; 5 ∈ A ; 8 ∈ A ; 9 ∉ A ; 29 ∉ A, 10 ∉ A
Ví dụ 2: Cho tập hợp B = {2; 4; 6; 8; 10; 12}.
a. Viết lại tập hợp B dưới dạng nêu tính chất của các phần tử.
b. Cho biết các phân tử 1, 6, 9, 14 có thuộc tập hợp B không ?
Lời giải:
a. Ta có nhận xét “ B là tập hợp các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn hoặc bằng 12”. Do đó, ta có thể viết lại tập hợp B như sau: B = { n ∈ N | n là số chẵn, n ≤ 12}
b. Ta thấy ngay: 1 ∉ A, 9 ∉ A, 14 ∉ A, 6 ∈ A.
Ví dụ 3:
Liệt kê các phần tử của tập hợp A.
A = { ab ∈ N | a + b = 5 và a, b ∈ N },
Lời giải:
Ta có thể hiểu:
A là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng các chữ số bằng 5.
A là chữ số hàng chục, b là chữ số hàng đơn vị của số cần tìm.
Nhận xét:
Vì số cần tìm là số có hai chữ số nên chữ số hàng chục a ≠ 0.
Vì a + b = 5 nên a chỉ có thể lấy các giá trị: 1, 2, 3, 4, 5.
Từ đó ta có giá trị tương ứng của b là: 4;3;2;1;0
Vậy A = {14;23;32;41;50}
Ví dụ 4: Cho tập hợp A gồm các số có hai chữ số sao cho tổng các chữ số của số đó bằng 8, B là tập hợp các số có hai chữ số được tạo thành từ hai trong bốn số: 0; 3; 5; 8.
Viết hai tập hợp A và B dưới dạng liệt kê các phần tử theo thứ tự tăng dần.
Lời giải:
Giả sử a là chữ số hàng chục và b là chữ số hàng đơn vị của số cần tìm
Ta có:
Tập hợp A:
Số cần tìm là số có hai chữ số nên chữ số hàng chục a ≠ 0.
Vì a + b = 8 nên a chỉ có thể lấy các giá trị 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Vậy, Tập hợp A = {17 ; 26 ; 35 ; 44 ; 53 ; 62 ; 71 ; 80}.
Tập hợp B:
Số cần tìm là số có hai chữ số nên chữ số hàng chục a ≠ 0.
Số cần tìm được tạo thành từ hai trong bốn số 0 ; 3 ; 5 ; 8
Vậy, Tập hợp B = {30 ; 35 ; 38 ; 50 ; 53 ; 58 ; 80 ; 83 ; 85}.
Câu 1:Cho các cách viết sau: A = {a, b, c, d} ; B = {2; 13; 45} ; C = (1; 2; 3) Có bao nhiêu tập hợp được viết đúng ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Lời giải:
Đáp án: B
A = {a, b, c, d} ; B = {2; 13; 45} ; C = (1; 2; 3)
Cách viết tập A; B đúng
Cách viết tập C sai vì các phần tử của một tập hợp phải được viết trong hai dấu ngoặc { }
Câu 2: Cách viết tập hợp nào sau đâu đúng ?
A. A = [0; 1; 2; 3]
B. A = (0; 1; 2; 3)
C. A = 1; 2; 3
D. A = {0; 1; 2; 3}
Lời giải:
Đáp án: D
A. A = [0; 1; 2; 3] → Sai vì các phần tử phải được viết trong dấu ngoặc { }
B. A = (0; 1; 2; 3) → Sai vì các phần tử phải được viết trong dấu ngoặc { }
C. A = 1; 2; 3 → Sai vì các phần tử phải được viết trong dấu ngoặc { }
D. A = {0; 1; 2; 3} → Đúng
Câu 3: Cho M = {a, 3, b, c} chọn câu sai
A. 3 ∈ M
B. a ∈ M
C. d ∉ M
D. c ∉ M
Lời giải:
Đáp án: D
M = {a, 3, b, c}
A. 3 ∈ M → Đúng
B. a ∈ M → Đúng
C. d ∉ M → Đúng
D. c ∉ M → Sai
Câu 4: Cho B = {2; 3; 4; 5} chọn câu sai
A. 2 ∈ B
B. 5 ∈ B
C. 1 ∉ B
D. 6 ∉ B
Lời giải:
Đáp án: D
A. 2 ∈ B → Đúng
B. 5 ∈ B → Đúng
C. 1 ∉ B → Đúng
D. 6 ∉ B → Sai
Câu 5: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10
A. A = {6; 7; 8; 9}
B. A = {5; 6; 7; 8; 9}
C. A = {6; 7; 8; 9; 10}
D. A = {6; 7; 8}
Lời giải:
Đáp án: A
tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10
A = {6; 7; 8; 9}
Câu 6: Cho tập hợp A = {6; 7; 8; 9; 10}
Viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó. Chọn câu đúng
A = {x ∈ N / 6 ≤ x ≤ 10}
A = {x ∈ N / 6 < x ≤ 10}
A = {x ∈ N / 6 ≤ x < 10}
A = {x ∈ N / 6 ≥ x ≥ 10}
Lời giải:
Đáp án: A
A = {x ∈ N / 6 ≤ x ≤ 10}
Câu 7: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
A = {x ∈ N / 9 < x < 13}
Chọn câu đúng
A. A = {10; 11; 12}
B. A = {9; 10; 11}
C. A = {9; 10; 11; 12; 13}
D. A = {9; 10; 11; 12}
Lời giải:
Đáp án: A
A = {x ∈ N / 9 < x < 13}
A = {10;11;12}
Cho hai tập hợp A = { 1;2;3;4;5} , B = { 2;4;6;8}
(Sử dụng để làm 3 câu dưới đây)
Câu 8: Các phần tử vừa thuộc tập A vừa thuộc tập B là
A. 1;2
B. 2;4
C. 6;8
D. 4;5
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 9: Các phần tử chỉ thuộc tập A mà không thuộc tập B là:
A. 6;8
B. 3;4
C. 1;3;5
D. 2;4
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 10: Các phần tử chỉ thuộc tập B mà không thuộc tập A
A. 1;3
B. 3;4
C. 6;8
D. 4;5
Lời giải:
Đáp án: C
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:
Số phần tử của một tập hợp, tập hợp con cực hay, có lời giải
Dạng bài tập về Phép cộng và phép nhân trên tập hợp số tự nhiên cực hay
Dạng bài tập về Phép trừ và phép chia trên tập hợp số tự nhiên cực hay
Dạng bài tập về Lũy thừa với số mũ tự nhiên cực hay, có lời giải
Dạng bài tập về Nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số cực hay, có lời giải
Dạng bài tập về Thứ tự thực hiện phép tính cực hay, có lời giải
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều